Khám tiền sản cần khám những gì và tại sao?
Hãy suy nghĩ về việc chăm sóc tiền sản như là một biện pháp y tế phòng ngừa dành cho bạn và cho con bạn sau này.
Kiểm tra tiền sử y khoa đầy đủ và kiểm tra thể chất vài tháng đến một năm trước khi bắt đầu cố gắng thụ thai sẽ giúp bạn xác định được những bước cần thiết cần thực hiện để sẵn sàng có em bé cả về mặt thể chất và tinh thần. Những điều này sẽ mang lại cho bạn những nền tảng quan trọng thực sự hữu ích cho suốt quá trình mang thai.
Kiểm tra và tư vấn tiền sản
Điều đầu tiên mà chuyên viên chăm sóc sức khoẻ sẽ làm là hỏi một danh sách dài các câu hỏi về sức khoẻ và lối sống của bạn. (Nếu bạn quen biết với bác sĩ, ông/bà ấy có thể đã biết được nhiều trong số những thông tin này và sẽ yêu cầu bạn điền thông tin vào một bảng câu hỏi).
Bác sĩ sẽ xem xét tất cả các vấn đề hiện tại hoặc quá khứ có thể ảnh hưởng đến khả năng có con hoặc sức khỏe của bạn hoặc sức khỏe của đứa trẻ nếu bạn có thai.
Bác sĩ sau đó sẽ chia sẻ tất cả các mối lo ngại về y tế, giúp bạn tìm ra hướng giải quyết và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Ngoài ra, họ cũng sẽ hỏi về chu kỳ kinh nguyệt của bạn. (Nếu bạn vẫn chưa ghi lịch chu kỳ kinh nguyệt của mình thì đây là thời điểm thích hợp để bắt đầu ghi lại). Bác sĩ sẽ hỏi xem bạn đang dùng phương pháp tránh thai nào. Với những phương pháp nhất định, chẳng hạn như Depo-Provera, có thể mất một thời gian khá dài để khả năng sinh sản của bạn trở lại. Hãy hỏi về cách chuyển đổi phương pháp nếu bạn muốn thụ thai sớm.
Kế đến bác sĩ sẽ hỏi về các xét nghiệm Pap smears và liệu bạn đã từng bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay chưa. Nhiều bệnh lây qua đường tình dục có thể “thầm lặng" - không gây ra bất kỳ triệu chứng nào - nhưng có thể gây ra các vấn đề trong thai kỳ (hoặc các vấn đề về khả năng sinh sản trong trường hợp bệnh viêm vùng chậu).
Nếu bạn không có mối quan hệ một vợ một chồng hoặc nếu bạn hoặc bạn tình của bạn có tiền sử có nhiều bạn tình, điều đặc biệt quan trọng là phải sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ngay bây giờ.
Lịch sử sản khoa
Bác sĩ sẽ hỏi xem trước đây bạn đã từng có thai bao giờ chưa (bao gồm chửa thai ngoài dạ con và phá thai). Tiền sử thai ngoài tử cung có thể khiến khả năng thụ thai của bạn kém hơn. Và nếu có thai sau khi đã từng bị chửa ngoài tử cung thì bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện một xét nghiệm siêu âm ngay từ đầu để chắc chắn bào thai lần này không nằm ngoài tử cung.
Tiền sử sảy thai có nghĩa là bạn nên thực hiện xét nghiệm nhiễm sắc thể hoặc được kiểm tra một số vấn đề sức khỏe.
Bác sĩ cũng sẽ muốn biết liệu bạn đã từng có những biến chứng gì khi mang thai hay chưa, cách bạn sinh con và có bất cứ biến chứng nào sau sinh hay không. Bác sĩ sẽ hỏi xem bạn có bất kỳ vấn đề gì về sức khoẻ tâm thần (như trầm cảm sau sinh) trong hoặc sau khi mang thai hay không.
Cuối cùng họ sẽ hỏi xem bạn có sinh ra một đứa trẻ có bất kỳ vấn đề gì hay không. Nếu con bạn đã có một con bị khuyết tật ống thần kinh, như spina bifida, thì cần uống nhiều axit folic hàng ngày hơn trước và trong quá trình mang thai tiếp theo để giảm nguy cơ tình trạng này lặp lại.
Tiền sử bệnh tật
Bác sĩ sẽ muốn biết bạn có bất cứ bệnh trạng nào có thể làm phức tạp thêm việc mang thai của mình hay không, như bệnh hen suyễn, tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn đông máu, và bệnh tuyến giáp.
Nếu bạn bị bệnh mãn tính, họ có thể giúp bạn kiểm soát nó hoặc giới thiệu đến một chuyên gia về chứng bệnh đó.
Loại hoặc liều thuốc bạn đang dùng để điều trị bệnh mãn tính có thể cần được điều chỉnh trước và trong khi mang thai. (Tuy nhiên, đừng ngưng sử dụng thuốc đã được kê toa trước đó trừ khi được bác sĩ khuyên như thế). Họ cũng sẽ muốn biết bạn đã từng phải phẫu thuật hay phải nhập viện vì bất kỳ lý do nào khác hay gặp vấn đề gây tê hay không.
Thuốc và dị ứng
Bác sĩ sẽ muốn biết bạn có bị dị ứng hay không và loại thuốc nào (theo toa và bán tự do), vitamin, thảo mộc hay các chất bổ sung khác mà bạn đang uống.
Tốt hơn hết là bạn nên lập ra một danh sách hoàn chỉnh về những gì bạn đang uống (bao gồm liều lượng và thời gian). Bạn có thể muốn mang theo loại thuốc đến cuộc hẹn thăm khám với bác sĩ.
Thông tin này giúp bác sĩ đảm bảo rằng bạn không dùng bất cứ thứ gì có thể không an toàn trong khi mang thai và rằng bạn không dùng quá nhiều. (Ví dụ, trong một số vitamin, như vitamin A, có thể nguy hiểm đối với một em bé đang phát triển.)
Nếu bạn chưa dùng axit folic, bác sĩ sẽ tư vấn bắt đầu dùng 400 microgam mỗi ngày (dùng riêng lẻ hoặc axit folic có trong một loại vitamin tổng hợp nào đó), bắt đầu ít nhất một tháng trước khi bạn bắt đầu mang thai. Dùng axit folic trước khi thụ thai có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh của bé, ví dụ như tật nứt đốt sống (spina bifida).
Vì một nửa số phụ nữ mang thai ở Hoa Kỳ không có kế hoạch, nên các chuyên gia khuyên phụ nữ tuổi sinh đẻ phải uống 400 microgram axit folic mỗi ngày.
Lịch sử tiêm chủng
Bị một số bệnh nhất định trong thời kỳ mang thai có thể làm cho con bạn có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng hoặc các biến chứng khác. Mang theo hồ sơ tiêm chủng của bạn đi cùng (nếu có) để bác sĩ biết liệu bạn có cần tiêm bổ sung các vắc xin hay không.
Dưới đây là những mũi chích ngừa được đề nghị:
- Bệnh sởi Đức Rubella. Nếu bạn không có bằng chứng chứng minh miễn dịch đối với bệnh Rubella thì sẽ được kiểm tra miễn dịch. Bạn sẽ cần phải đợi một tháng mới được có thai sau khi tiêm phòng Rubella.
- Thủy đậu. Nếu bạn chưa bị thủy đậu hoặc đã được chủng ngừa, bạn sẽ được kiểm tra miễn dịch. Văcxin thủy đậu yêu cầu phải tiêm hai liều, cách nhau 4 đến 8 tuần. Bạn sẽ cần phải đợi một tháng mới đươc có thai sau khi tiêm phòng thủy đậu.
- Vắcxin Tdap một lần, bao gồm tăng cường khả năng đề kháng với bệnh uốn ván cũng như bệnh ho gà và bạch hầu.
- Vắc-xin cúm (nếu vào mùa cúm).
- Nếu bạn 26 tuổi hoặc chưa được tiêm HPV, bác sĩ của bạn có thể khuyên bạn nên tiêm ngay bây giờ.
- Viêm gan B. Nếu bạn chưa được tiêm chủng ngừa và có nguy cơ mắc bệnh.
Hãy cho bác sĩ biết xem bạn có kế hoạch đi du lịch ra nước ngoài trong tương lai gần hoặc trong thời kỳ mang thai hay không. Bạn có thể sẽ được yêu cầu tiêm vắc xin nếu đi du lịch đến những nơi khác trên thế giới và một số nơi không an toàn khi bạn mang thai.
Tiền sử về vấn đề sức khỏe tinh thần, xã hội
Bác sĩ sẽ muốn biết liệu bạn có tiền sử về các vấn đề sức khoẻ tâm thần, như trầm cảm hay rối loạn ăn uống hay không.
Nếu bạn đang được điều trị bằng loại thuốc nào đó, rất có thể sẽ cần phải chuyển sang một loại thuốc khác. Ngoài ra chỉ riêng việc cố gắng thụ thai và mang thai cũng gây ra những cảm xúc hỗn độn, thăng trầm, do đó sẽ tốt hơn nhiều nếu bác sĩ biết được cảm xúc của bạn.
Họ cũng sẽ hỏi bạn liệu bạn có từng là nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình hoặc hiện tại có các mối quan hệ lạm dụng, ngược đãi hay không. Lạm dụng có thể có nhiều hình thức - có thể là thể chất (đánh, tát, đá), lời nói và tâm lý (liên quan đến các mối đe doạ hoặc liên tục xáo trộn hoặc muốn kiểm soát tất cả mọi thứ), tình dục, hoặc kết hợp những điều trên.
Ngược đãi ảnh hưởng đến hàng triệu phụ nữ ở Hoa Kỳ mỗi năm. Mặc dù tiết lộ những thông tin như vậy có vẻ khó khăn nhưng điều quan trọng là phải trung thực, vì tình trạng lạm dụng thường leo thang trong thời kỳ mang thai. (Hơn nữa, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cặp đôi bị ngược đãi thường trở thành cha mẹ có tính ngược đãi một khi họ có con). Bác sĩ có thể đưa bạn đến những nơi phù hợp với bạn như các dịch vụ tư vấn, dịch vụ pháp lý và xã hội, đường dây nóng bạo lực gia đình, và các nơi ẩn náu an toàn.
Các vấn đề về lối sống
Bác sĩ sẽ xem xét chế độ ăn uống để đảm bảo bạn nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu bạn hiện tại không tập luyện, cô ấy sẽ gợi ý bạn nên bắt đầu tham gia một chương trình tập luyện ngay lập tức. Và nếu bạn thừa cân hoặc thiếu cân, bác sĩ sẽ giúp bạn lên kế hoạch đạt được cân nặng khỏe mạnh trước khi mang thai. Đồng thời khuyên bạn các phòng tránh, như tránh ăn một số loại cá có thể chứa quá nhiều thủy ngân, và cách tránh nhiễm trùng như listeriosis và toxoplasmosis có thể gây ra vấn đề cho em bé đang phát triển. Một số vấn đề khác như, bạn sẽ muốn tránh xa sữa hoặc phô mai không được tiệt trùng sạch sẽ, cũng như cá, thịt, hoặc trứng tươi hoặc chưa được chế biến, và một số đồ ăn vặt.
Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn hạn chế dùng chè, cà phê vì một số nghiên cứu cho thấy quá nhiều caffein có thể gây hại cho sức khoẻ của thai nhi. Cô ấy sẽ hỏi bạn xem bạn có hút thuốc, uống rượu, hay dùng ma túy hay không. Nếu cần giúp đỡ về việc bỏ hút thuốc lá, uống rượu, hoặc bất cứ tình trạng nghiện ngập nào khác, hãy nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khoẻ và yêu cầu thiệu đến một chương trình hoặc cố vấn.
Bác sĩ muốn biết bạn và bạn tình có tiếp xúc với bất kỳ mối nguy hiểm nào từ môi trường ở nhà hoặc nơi làm việc hay không. Vì một số chất độc hại có thể làm cho em bé gặp nguy hiểm. Do đó, nếu có bất kỳ mối quan tâm nào về hiểm họa sức khỏe tại nơi làm việc, hãy chắc chắn thảo luận với nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn.
Cô ấy sẽ hỏi bạn có sử dụng bồn nước nóng và phòng xông hơi hay không vì tăng nhiệt độ cơ thể quá sớm trong thời kỳ mang thai có thể cản trở sự phát triển của em bé. Nó cũng có thể khiến bạn khó có thai hơn.
Bác sĩ có thể đề nghị bạn chú ý đặc biệt tới vệ sinh răng miệng. Nướu có nhiều khả năng bị viêm trong thời kỳ mang thai, vì vậy việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa là đặc biệt quan trọng hiện nay. Và một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị bệnh nướu nghiêm trọng có nguy cơ sinh non cao (và trẻ sinh ra có cân nặng thấp). Nếu bạn cần kiểm tra và vệ sinh, hãy hẹn gặp nha sĩ ngay bây giờ.
Xem xét xét nghiệm sàng lọc di truyền thể mang
Bác sĩ của bạn nên đề nghị bạn thực hiện xét nghiệm sàng lọc thể mang trước khi bắt đầu mang thai để tìm hiểu xem liệu bạn hoặc người bạn đời của bạn có phải là người mang các bệnh di truyền nghiêm trọng như xơ nang, bệnh hồng cầu hình liềm và những bệnh khác. Nếu cả bạn lẫn người bạn đời là người mang bệnh, con của bạn sẽ có 1/4 nguy cơ bị bệnh.
Bạn có thể gặp một cố vấn về di truyền, những người sẽ có thể giúp bạn hiểu thêm về tình trạng này và giúp bạn phân loại các lựa chọn sinh sản của bạn. Đây có thể là điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giúp đảm bảo cho trẻ khỏe mạnh, và tất cả những gì cần đến là nước bọt hoặc mẫu máu của mỗi người. Nó thậm chí còn được chi trả bởi hầu hết các chính sách bảo hiểm y tế.
Thăm khám sức khỏe thể chất và phụ khoa
Bác sĩ có thể thực hiện những kiểm tra sau:
- Kiểm tra tổng quát cơ bản “từ đầu đến chân” bao gồm đo chiều cao, cân nặng và huyết áp - trừ khi bạn đã có một cuộc kiểm tra thể chất gần đây.
- Kiểm tra vùng sinh dục xem có bất kỳ tổn thương đáng ngờ nào có thể cho thấy tình trạng nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác hay không
- Kiểm tra âm đạo để xem có bị nhiễm trùng như bệnh trichomonas hoặc nấm men, nếu bạn có bất kỳ tình trạng chảy máu, ngứa hoặc bỏng rát bất thường nào.
- Đưa một cái banh vào âm đạo để kiểm tra cổ tử cung và âm đạo của bạn.
- Làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung Pap smear (nếu đã hơn một năm kể từ lần cuối bạn thực hiện) để kiểm tra ung thư cổ tử cung hoặc các thay đổi khác của tế bào bất thường và có thể sàng lọc bệnh lậu và chlamydia.
- Khám vùng chậu bằng cách đưa ngón tay vào âm đạo và kiểm tra buồng trứng, tử cung và cổ tử cung xem có khối tụ nào không, có bị đau, hoặc các vấn đề khác hay không.
Xét nghiệm nước tiểu
Bác sĩ của bạn có thể yêu cầu lấy mẫu nước tiểu. Nếu bạn có đường trong nước tiểu, bạn sẽ cần thực hiện thử nghiệm độ dung nạp glucose để kiểm tra bệnh tiểu đường. Đường trong máu không được kiểm soát có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với một đứa trẻ đang phát triển, vì vậy nếu bị mắc bệnh tiểu đường, bạn nên gặp một chuyên gia về tiểu đường trước khi bắt đầu thụ thai.
Nếu bạn có các triệu chứng viêm đường tiết niệu (ví dụ như nóng, đái dắt, hoặc đái buốt), mẫu nước tiểu của bạn sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân.
Xét nghiệm máu
Bác sĩ có thể yêu cầu:
- Lấy một mẫu máu hoàn chỉnh để xét nghiệm xem bạn có cần phải bổ sung sắt hay không. (Mang thai có thể làm thiếu máu do thiếu sắt).
- Xét nghiệm máu nếu không rõ bạn có miễn nhiễm với bệnh Rubella hay thủy đậu hay không
- Xét nghiệm bệnh giang mai
- Xét nghiệm HIV
- Xét nghiệm về chứng mụn rộp sinh dục nếu bạn tình của bạn có tiền sử bệnh mụn rộp nhưng bạn chưa bao giờ có các triệu chứng
- Xét nghiệm về viêm gan B nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh này. (Nếu bạn không có nguy cơ vẫn có thể tiêm chủng ngừa trước khi có thai.). Bạn cũng có thể cân nhắc yêu cầu sàng lọc để biết bạn có kháng thể với cytomegalovirus (CMV) hay không. Hãy đọc bài viết về cách CMV có thể gây nguy hiểm cho thai nhi và cách bạn có thể làm để tránh nhiễm virut trong thời kỳ mang thai nếu bạn chưa bị nhiễm bệnh. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có một đứa trẻ sơ sinh vì bé dễ dàng bị lây nhiễm và truyền sang bạn. Bác sĩ sẽ gọi thông báo kết quả cho bạn về những xét nghiệm này sau vài tuần.
Các thắc mắc của bạn
Buổi kiểm tra tiền sản là thời điểm tốt để hỏi về bất kỳ vấn đề hoặc mối quan tâm nào của bạn
Đừng xấu hổ, cho dù câu hỏi của bạn như nào thì nhà cung cấp dịch vụ y tế cũng sẽ giải quyết các vấn đề này và có thể đưa ra lời khuyên tốt cũng như giới thiệu bạn tới bất kỳ chuyên gia hoặc cố vấn nào cần thiết cho bạn.
Bạn nên biết rằng, cơ hội thụ thai và sinh con khỏe mạnh sẽ lớn hơn nếu bạn gần với mức trọng lượng lý tưởng của mình.
Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.
Dinh dưỡng có tác động trực tiếp lên lực lượng tinh trùng của bạn.
Tại sao sắt lại quan trọng trong thai kỳ? Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt là gì? Cần làm gì khi thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ? Cùng tìm hiểu cụ thể những vấn đề trên trong bài viết dưới đây!
Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường máu cao được chẩn đoán lần đầu trong thai kỳ (trước mang thai không bị bệnh tiểu đường).
- 1 trả lời
- 1286 lượt xem
Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 937 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi có thể tập luyện vào những ngày nhạy, dễ thụ thai nhất không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 912 lượt xem
-Thưa bác sĩ, tôi bị chứng đau nửa đầu. Tôi cần lưu ý những điều gì trước khi chuẩn bị mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 832 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi đang có dự định mang thai. Theo bác sĩ, tôi cần phải lưu ý và tránh những điều gì trước khi có thai ạ? Cảm ơn bác sĩ