Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai
Nội dung chính bài viết:
- Tình trạng thiếu máu ở phụ nữ không phải là bất thường.
- Thiếu máu có nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất, đặc biệt khi mang thai.
- Danh sách các yếu tố ngoài thai kỳ làm tăng thêm nguy cơ thiếu máu của bà bầu.
- Mệt mỏi, chóng mặt, đánh trống ngực, đau đầu thường là các triệu chứng điển hình của thiếu máu do thiếu sắt. Bên cạnh đó còn một số triệu chứng khác bạn có thể lưu tâm.
- Tình trạng thiếu máu trong thai kỳ nên được phát hiện và điều trị kịp thời.
Thiếu máu do thiếu sắt là gì?
Thiếu máu do thiếu sắt (IDA) là một loại rối loạn về máu. Các tế bào hồng cầu trong cơ thể của bạn có chứa hemoglobin, có nhiệm vụ vận chuyển oxy trong cơ thể. Cơ thể bạn cần sắt để tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và duy trì đúng lượng hemoglobin. Nếu cơ thể thiếu lượng sắt thích hợp, bạn có thể bị thiếu máu.
Là phụ nữ, không phải bất thường khi bị thiếu máu, đặc biệt khi bạn đang ở tuổi sinh đẻ. Thiếu sắt là nguyên nhân gây thiếu máu phổ biến nhất trong thai kỳ và chiếm từ 75% đến 95% trong tất cả các trường hợp.
Nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất: Bạn cũng có thể bị thiếu máu do thiếu axit folic hoặc vitamin B12 do mất nhiều máu, hoặc mắc một số bệnh hoặc chứng rối loạn máu di truyền, như bệnh hồng cầu lưỡi liềm hoặc thalassemia.
Phụ nữ có nguy cơ bị thiếu máu không?
Có. Mang thai làm tăng nguy cơ bị thiếu máu. Trong khi mang thai, lượng sắt cần thiết tăng từ 18 mg mỗi ngày lên đến 27 mg mỗi ngày. Bạn cần bổ sung thêm chất sắt để hỗ trợ thêm các tế bào hồng cầu, nhau thai và thai nhi đang phát triển. Ngoài ra, sự bổ sung thêm sắt sẽ chuẩn bị cơ thể bạn sẵn sàng với bất kỳ sự mất máu nào có thể xảy ra khi sinh.
Nhưng có những yếu tố khác ngoài thai kỳ làm tăng thêm nguy cơ của bà bầu, bao gồm:
- Các chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu
- Một chế độ ăn ít các thực phẩm giàu chất sắt
- Chế độ ăn ít các loại thực phẩm giàu vitamin C (giúp hấp thụ sắt)
- Ăn quá nhiều thực phẩm hoặc đồ uống làm giảm hấp thu sắt (như các sản phẩm từ sữa, thực phẩm có chứa đậu nành, cà phê và chè)
- Khoảng cách giữa lần mang thai ngắn
- Mang thai khi dưới 20 tuổi
- Bị bệnh dạ dày hoặc đường ruột ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể
- Có thực hiện quy trình phẫu thuật nối tắt dạ dày, làm thay đổi ruột và sự hấp thu chất dinh dưỡng
- Dùng những loại thuốc ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt của cơ thể từ thực phẩm
- Mất nhiều máu hơn bình thường khi trong lần sinh trước
Các triệu chứng của thiếu máu do thiếu sắt
Bà bầu có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, đặc biệt là nếu tình trạng thiếu máu của bạn là nhẹ. Đôi khi mệt mỏi là triệu chứng duy nhất mà bạn nhận thấy. Và thông thường cảm thấy mệt mỏi là bình thường trong thời kỳ mang thai, vì vậy nhiều phụ nữ không nhận ra rằng việc thiếu sắt làm cho họ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường.
Mệt mỏi và yếu là những triệu chứng phổ biến nhất của thiếu máu trầm trọng. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Khó thở
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Da nhợt nhạt
- Đánh trống ngực
- Tức ngực
- Khó chịu hoặc kém tập trung
- Khó ngừng di chuyển chân trong lúc không hoạt động (hội chứng chân không yên)
- Chứng chuột rút
- Thèm các thứ không phải là đồ ăn hoặc thích nhai hoặc hút nước đá
- Môi, mí mắt trong và bên trong miệng nhợt nhạt
- Móng tay hình muống
- Lưỡi bóng
- Nứt ở các góc miệng
Chẩn đoán bệnh thiếu máu
Trong buổi hẹn khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ đánh giá bệnh sử của bạn, khám sức khoẻ và xét nghiệm xem có thiếu máu không.
Một trong những xét nghiệm máu bạn sẽ được thực hiện là đếm tổng số tế bào máu (CBC). Trong đó, CBC sẽ đo:
- Tỷ lệ hồng cầu trong máu của bạn (hematocrit hoặc Hct)
- Số lượng hemoglobin (Hgb hoặc Hb) trong các tế bào hồng cầu
Kết quả xét nghiệm máu
Trường Cao đẳng Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ CDC cung cấp hướng dẫn chẩn đoán thiếu máu. Trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba, mức Hct dưới 33% và mức Hgb dưới 11 gram (g) hemoglobin mỗi dl (dL) máu cho thấy tình trạng thiếu máu. Trong tam cá nguyệt thứ hai, mức thấp hơn một chút: 32 % Hct và 10,5 g / dl Hgb.
Bác sĩ có thể theo dõi CBC với nhiều xét nghiệm để xác định xem thiếu sắt có phải là nguyên nhân gây thiếu máu hay không. Ngay cả khi bạn không bị thiếu máu khi bắt đầu mang thai, thì việc phát triển tình trạng thiếu máu khi thai kỳ phát triển cũng không có gì bất thường, vì vậy bạn có thể được kiểm tra lại sau.
Thiếu máu ảnh hưởng như nào đến quá trình mang thai?
Bình thường bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi được chẩn đoán thiếu máu, nhưng tình trạng thiếu máu nhẹ được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ không gây ra vấn đề gì trong thời kỳ mang thai. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng thiếu máu trong thai kỳ là một mối lo ngại nếu nó trầm trọng, không được điều trị, hoặc duy trì trong một thời gian dài.
Nếu bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung chất sắt, và bạn uống theo đúng quy định, thì tình trạng sẽ cải thiện. Nếu bị thiếu máu trầm trọng, bạn có thể được điều trị bằng chất bổ sung sắt qua tiêm tĩnh mạch, hoặc thậm chí có thể truyền máu nếu hemoglobin giảm xuống còn 6g/ dl hoặc thấp hơn.
Nếu bạn bị thiếu máu nặng và không được điều trị ban đầu tốt, bác sĩ có thể sẽ giới thiệu bạn đến một bác sĩ chuyên về bệnh máu để xem có vấn đền nào khác đang gây thiếu máu hay không.
Khi bị thiếu sắt, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức trong thời kỳ mang bầu. Dù sao đi nữa thì mang thai có thể cũng sẽ khiến bạn mệt mỏi, do đó hãy chăm sóc thêm cho bạn thân nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hơn.
Em bé có bị ảnh hưởng do thiếu máu không?
Thiếu chất sắt nhẹ sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng nghiên cứu cũng cho thấy thiếu máu do thiếu sắt ở mức độ nhẹ nếu không được điều trị và trở nên trầm trọng hơn trong thai kỳ - đặc biệt là trong hai tháng đầu thai kỳ - có liên quan đến tăng nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân.
Thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng thậm chí có thể làm tăng nguy cơ tử vong vì thai chết lưu và trẻ sơ sinh tử vong.
Bà bầu có thể làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh?
Báo cho bác sĩ biết bạn đã được chẩn đoán bị thiếu máu do thiếu sắt trước khi bạn có thai. Bằng cách đó, bác sĩ có thể kiểm soát tình trạng của bạn và điều trị một cách hiệu quả trước khi mang bầu và trong suốt thai kỳ.
Giống như bất kỳ thai kỳ nào, hãy đến thăm khám đầy đủ, bổ sung vitamin trước khi sinh, và làm theo lời khuyên của bác sĩ. Bác sĩ có thể gợi ý bạn nên bổ sung chất sắt hoặc thay đổi thực phẩm bạn ăn.
Bạn có thể cải thiện tình trạng thiếu máu bằng cách ăn các thực phẩm giàu chất sắt như tôm, thịt bò, gà tây, ăn sáng giàu ngũ cốc, đậu và đậu lăng. Các thực phẩm làm tăng hấp thu sắt cũng có lợi bao gồm nước cam, dâu tây, bông cải xanh, bưởi và ớt.
Tránh ăn quá nhiều thực phẩm hoặc thức uống ngăn cơ thể hấp thụ chất sắt, như các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm từ đậu nành, cà phê và chè. Nếu bạn ăn những thức ăn hoặc thức uống này, cách tốt nhất là nên ăn chúng một giờ trước hoặc hai giờ sau bữa ăn giàu sắt.
Ngoài ra, khi bạn uống viên bổ sung sắt, hãy dùng nó với một bữa ăn nhẹ, vì ăn nhiều thức ăn làm giảm hấp thụ sắt.
Thiếu máu trầm trọng trong 2 tháng đầu của thai kỳ có liên quan đến tăng nguy cơ con sinh ra nhẹ cân...
Không thể phủ nhận rằng tỷ lệ thụ thai của bạn sẽ thấp hơn nhiều so với vài năm trước đây. Các chuyên gia cho biết, sau 45 tuổi hầu như không thể mang thai bằng trứng của chính bạn.
Nhiều người coi những năm 30 là điều kiện hạnh phúc để làm mẹ.
Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.
Câu chuyện thụ thai, mang thai và sinh con của 2 phụ nữ ở độ tuổi 30
- 1 trả lời
- 440 lượt xem
Em có thai được 28 tuần. Lúc trước khi có thai, em không bị thiếu máu. Nhưng từ lúc có thai em bị thiếu máu (hct32 - Mức trung bình là 36). Mặc dù em đã uống thuốc (theo chỉ định của bác sĩ), ăn nhiều trứng gà và các loại thịt (bò, gà, heo, thỏ, ếch, lươn ..... ), nhưng vẫn bị thiếu máu. Mong bs cho em lời khuyên ạ?
- 1 trả lời
- 626 lượt xem
Em năm nay 21 tuổi, đang mang thai bé đầu được gần 7 tuần. Đi siêu âm bs bảo em bị thiếu ối, cho em thuốc canxi, sắt và thuốc nội tiết. Em uống được 1 ngày thì thấy ra chất nhầy màu nâu. Mong được bs tư vấn ạ?
- 1 trả lời
- 509 lượt xem
Em đi khám thai ở Bệnh viện về, kết quả khám chung là bình thường. Nhưng các chỉ số hồng cầu của em thì giảm (MCV 73.3 MCH 23.6 MCHC 32.2). Bác sĩ yêu cầu chồng em làm huyết đồ thì cho chỉ số bình thường (MCV 90.1 MCH 30.2 MCHC 33.5). Vậy, con em khi sinh ra có mắc bệnh thiếu máu không ạ?
- 1 trả lời
- 559 lượt xem
Mang thai 26 tuần. Em bị thiếu máu di truyền, còn chồng em thì bình thường. Gần đây, em hay mệt và khó thở, tối ngủ hay bị tê hết người. Em nghĩ do bị thiếu máu nên có uống bổ sung sắt và canxi mỗi ngày. Liệu tình trạng thiếu máu của em có làm ảnh hưởng đến em bé không, thưa bs?
- 1 trả lời
- 465 lượt xem
Mang thai 15 tuần, em có làm xét nghiệm máu, kết quả xét nghiệm huyết học có các chỉ số khác bình thường. Duy chỉ có một vài chỉ số sau là vượt mức hoặc thấp hơn như: WBC là 13.3, Lym là 22.0, MCV là 94.2. Xét nghiệm HBsAg (MDTĐ) là dương tính (1113.76), Rubella-IgM là âm tính 0.84, Rubella-IgG là dương tính 62.6. Xét nghiệm sinh hóa bình thường. Bs cho hỏi có phải em bị viêm gan và thiếu sắt không và có cách nào chữa không ạ?