1

Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30

Câu chuyện thụ thai, mang thai và sinh con của 2 phụ nữ ở độ tuổi 30
Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30 Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30

Câu chuyện của Stacey: Dễ thụ thai, sinh khó

Stacey Highsmith

Tuổi: 33

Địa chỉ: Denver, Colorado

Con: Charlotte, 10 tháng

Khi Stacey Highsmith và chồng cô, Doug, quyết định rằng họ muốn bắt đầu một gia đình, Stacey đã bỏ thuốc ngừa thai và sớm phát hiện ra cô có thai ở tuổi 32. “Tôi không mong đợi sẽ có thai trong tháng đầu tiên. Tôi đã dùng thuốc ngừa thai trong 15 năm, và tôi luôn nghĩ rằng vì khi tôi trên 30 tuổi và uống thuốc trong thời gian dài, tôi sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để thụ thai”. Tuy nhiên đối với Stacey, việc thụ thai hóa ra lại là một phần dễ dàng. Quá trình mang thai của cô là một câu chuyện khác. Khi được sáu tuần, cô bắt đầu bị buồn nôn và nôn trong 18 tuần tiếp theo.

Thoạt đầu, Stacey đã cho rằng cô bị cúm dạ dày (stomach flu) vì nó gây ra suy nhược. Nó trở nên tồi tệ nhất vào ban đêm, từ 9 giờ sáng đến 3 giờ sáng, cô chia sẻ. Chỉ có một vài thứ Stacey có thể chịu được: bánh mì, gà tây, bánh Pretzels và bánh pudding. Cô không thể chịu đựng được mùi nấu ăn hay thậm chí việc lấy thức ăn, vì vậy chồng cô phải ăn cơm tối trên đường về nhà.

Là một nhà môi giới bất động sản bận rộn, Stacey cố gắng duy trì tốc độ bình thường của cô bất chấp những cơn buồn nôn. Cô nhỡ lại “Tôi đã giữ bánh pretzel và gừng trong xe của tôi. Tôi không thể chịu đựng được việc đi vào một nhà hàng, vì vậy tôi sẽ thả khách hàng của mình ở cửa và đợi họ trong xe”. Vào khoảng cuối tam cá nguyệt thứ hai, Stacey bị cao huyết áp, và vấn đề này vẫn tiếp tục trong suốt phần còn lại của thai kỳ. “Huyết áp của tôi vẫn tiếp tục tăng lên”, cô nói. “Trước tiên tôi chỉ được yêu cầu làm việc chậm lại, sau đó tôi phải ngưng làm việc, và rồi tôi phải nằm trên giường. Tôi đã đến bệnh viện bốn lần để theo dõi. Về cơ bản, tôi đã bị quản thúc tại gia trong ba tuần cuối cùng của thai kỳ. Vào những tuần cuối, nếu tôi đứng dậy để đi tắm, huyết áp của tôi sẽ tăng lên 20 điểm”. Mặc dù phải nằm trên giường, Stacey vẫn tiếp tục làm việc: “Tôi đã cố gắng làm việc trên điện thoại và máy tính”, cô nhớ lại. “Nhưng tôi khó có thể ngồi yên, tôi là người thích hoạt động, và đột nhiên tôi thậm chí không thể đi đến cửa hàng tạp hóa”.

Stacey đã mổ lấy thai 3 tuần trước ngày dự kiến sinh. Mặc dù bé nhỏ, con gái cô, Charlotte, là một đứa trẻ khoẻ mạnh. Huyết áp của Stacey đã giảm khi cô nằm trên bàn mổ để lấy thai và không bao giờ lại bị tăng đột ngột trở lại.

Có lẽ vì chào đời sớm, Charlotte đã gặp khó khăn trong việc chăm sóc. Stacey có rất nhiều sữa - trên thực tế, cô có nhiều sữa đến nỗi nó tràn ra, khiến em bé gặp khó khăn trong việc bú. Trong vài tuần đầu tiên, Charlotte quan tâm đến việc ngủ nhiều hơn ăn. Stacey và Doug đã tham khảo một số chuyên gia tư vấn về cho con bú, nhưng dường như không hữu ích lắm.

Cô chia sẻ: “Tôi thực sự muốn chăm sóc con bé, nhưng thật khó nên tôi đã nghĩ rằng, có lẽ chúng ta nên từ bỏ và cho con bé một cái bình. Tôi không muốn có bất kỳ loại sữa công thức nào trong nhà, bởi vì tôi không muốn bị cám dỗ”.

Cuối cùng, khi Charlotte gần 2 tháng tuổi, việc chăm sóc đã trở nên dễ dàng hơn và Stacey bắt đầu cảm thấy hạnh phúc khi làm mẹ. “Tôi là một trong những người đưa ra quyết định rằng tôi sẽ có con và dĩ nhiên là tôi yêu con bé, nhưng tôi sẽ trở lại làm việc và mọi thứ sẽ tiếp tục như trước đây. Ý tưởng làm việc bán thời gian nghe khá hay. Việc có con bé đã làm dịu linh hồn của tôi”.

Câu chuyện của Lisa: trở thành mẹ theo 2 cách khác nhau

Đối với Lisa, một nhà tư vấn tiếp thị, con đường làm mẹ đã có những bước ngoặt bất ngờ. Lisa và chồng cô, Darrell, bắt đầu cố gắng thụ thai khi cô 31 tuổi. Sau một năm cố gắng, Lisa đã tìm kiếm sự trợ giúp tại một phòng khám đa khoa nổi tiếng ở San Francisco.

Lisa và Darrell đều đã được kiểm tra các vấn đề về khả năng sinh sản, nhưng kết quả là bình thường. Trong vài tháng, Lisa đã được cho dùng thuốc nội tiết vì vậy cô ấy sẽ sản xuất nhiều trứng hơn (phụ nữ thường rụng một quả trứng mỗi tháng) và thực hiện một vài phương pháp thụ tinh nhân tạo, hoặc thụ tinh trong tử cung (IUI) và sau đó là một phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

“Nơi này là một nhà máy lớn”, Lisa nói. “Không ai biết tên tôi, và tôi chưa bao giờ gặp một bác sĩ hai lần, chỉ là phiên điều trị liên tiếp nhau. Không ai nói với chúng tôi về những lựa chọn khác như nhận con nuôi”.

Lisa quyết định thay đổi phòng khám và tìm một bác sĩ mà cô ấy thực sự thích. Ông ấy nhớ tên của cô và gặp cô mỗi khi cô đến khám. Cô đã trải qua thụ tinh trong ống nghiệm IVF, nhưng nó đã không thành công. Sau khi IVF không hiệu quả, Lisa đã không thử nữa. Hai vợ chồng bắt đầu tìm kiếm con nuôi. “Rất nhiều người đàn ông không quan tâm đến việc nhận con nuôi - họ muốn tiếp tục dòng máu của họ - nhưng Darrell không giống như thế. Anh ấy ghét khi nhìn thấy tôi trải qua tất cả các đợt tiêm và các biện pháp điều trị. Anh ấy chỉ muốn làm cha. Không nhất thiết phải là con ruột của anh ấy”.

Đôi vợ chồng tìm được một luật sư và gặp may mắn gần như ngay lập tức: Hai tháng sau họ nhận nuôi một cô bé sơ sinh, Emily. Ngay sau khi nhận con nuôi, Lisa quyết định thử một lần nữa theo như lời bác sĩ của cô đề nghị, nội soi ổ bụng. Phương pháp này sử dụng một máy ảnh nhỏ để kiểm tra tử cung và ống dẫn trứng. Thử nghiệm phát hiện chứng lạc nội mạc tử cung. Bác sĩ đã sử dụng một laser để loại bỏ các mô sẹo. Tháng kế tiếp, Lisa phát hiện ra rằng cô đang mang thai. Mười sáu tháng sau khi nhận nuôi Emily, Lisa và Darrell chào đón Charlie.

Lisa kể: “Tôi đã rất tức giận, và tôi đổ lỗi cho bản thân mình. Tại sao tôi bị khiếm khuyết? Những ngày buồn nhất, khó khăn nhất là khi tôi chờ các cuộc gọi từ phòng khám để nghe kết quả. Và tôi nhận được tin xấu năm lần. Nó thật tàn khốc”.

Lisa nghĩ rằng kinh nghiệm của cô ấy là một bài học. “Có một động lực thúc đẩy mọi người thực hiện những can thiệp tốn kém nhất, trong khi vấn đề đôi khi khá đơn giản. Và tại các phòng khám về sinh sản, không ai chỉ ra rằng còn có nhiều cách khác để xây dựng gia đình. Trong môi trường đó, việc nhận con nuôi giống như một sự thất bại”.

Lisa muốn truyền thông điệp đầy hy vọng này cho những phụ nữ khác có thể đang gặp khó khăn trong việc mang thai: “Bạn có thể có con. Ngay khi chúng tôi đưa Emily về nhà, chúng tôi cảm thấy điều đó là định mệnh. Với một đứa con nuôi, chúng ta sẽ ít tự luyến hơn: Bạn sẽ không phải lúc nào cũng nhìn xem đứa bé giống và không giống bạn ở chỗ nào. Con bé sẽ là một người riêng biệt. Việc có Emily giúp tôi nhìn nhận con trai tôi theo cùng một cách thức. Thay vì tự hỏi “Thằng bé giống tôi ở chỗ nào?” tôi sẽ hỏi “Làm thế nào để nuôi dạy con tốt nhất?”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: câu chuyện, phụ nữ
Tin liên quan
Mang thai ở độ tuổi 40
Mang thai ở độ tuổi 40

Không thể phủ nhận rằng tỷ lệ thụ thai của bạn sẽ thấp hơn nhiều so với vài năm trước đây. Các chuyên gia cho biết, sau 45 tuổi hầu như không thể mang thai bằng trứng của chính bạn.

Mang thai ở độ tuổi 30
Mang thai ở độ tuổi 30

Nhiều người coi những năm 30 là điều kiện hạnh phúc để làm mẹ.

Mang thai ở độ tuổi 20
Mang thai ở độ tuổi 20

Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.

Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên
Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên

Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.

Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?

Bị tiểu đường nhưng không kiểm soát được trước khi thụ thai có thể tạo ra những khác biệt lớn trong kết quả thai kỳ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Người bị chứng đau nửa đầu cần lưu ý những gì trước khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  912 lượt xem

-Thưa bác sĩ, tôi bị chứng đau nửa đầu. Tôi cần lưu ý những điều gì trước khi chuẩn bị mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1050 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không? Cảm ơn bác sĩ!

Bị nhiễm HPV có ảnh hưởng đế cơ hội mang thai hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1113 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị nhiễm HPV. Điều này có ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai của hai vợ chồng tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trà xanh có hỗ trợ mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1018 lượt xem

- Tôi nghe nhiều người nói uống trà xanh hàng ngày có thể giúp phụ nữ dễ mang thai hơn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Có thể mang thai trong suốt thời gian bị kinh nguyệt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1926 lượt xem

- Thưa bác sĩ, liệu tôi có thể mang thai nếu quan hệ trong thời gian đang ra hành kinh không? Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây