Thiếu máu do thiếu sắt: Những điều cần biết trước khi mang thai
Nội dung chính bài viết:
- Sắt là khoáng chất cần thiết để tạo ra hemoglobin. Nhu cầu về sắt tăng đáng kể khi mang thai vì cần cung cấp thêm chất sắt cho nhau thai và sự phát triển của thai nhi.
- Tình trạng thiếu máu nên được kiểm tra bởi bác sĩ để xác định nguyên nhân gây thiếu máu, mức độ thiếu máu và có hướng điều trị kịp thời.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu do thiếu sắt: bị rong kinh, chế độ ăn uống thiếu chất sắt, cơ thể khó hấp thu sắt, uống nhiều trà hoặc cà phê, từng mất nhiều máu khi sinh,…
- Nên uống thực phẩm bổ sung sắt ngay khi phát hiện thiếu máu do thiếu sắt.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt như: thịt bò, tôm, các loại đậu, ngũ cốc,… Vitamin C có trong nước cam, dâu tây,… giúp làm tăng hấp thu sắt.
Tôi bị thiếu máu do thiếu sắt. Tôi có cần gặp bác sĩ trước khi mang thai không?
Có. Nếu bạn bị thiếu máu do thiếu sắt (IDA) và đang có kế hoạch mang thai, hãy đến thăm khám bác sĩ trước. Khám trước sẽ giúp bạn có cơ hội thảo luận về tình trạng của mình và thử máu để xác định mức độ thiếu máu của bạn. (Và nếu không chắc chắn về loại thiếu máu mà bạn đang mắc phải, bác sĩ có thể sẽ phải xem xét lịch sử y tế của bạn để xem liệu tình trạng đó có phải gây ra bởi một bệnh nào khác chứ không phải do thiếu sắt hay không).
Thăm khám bác sĩ trước khi có thai cũng đảm bảo rằng tình trạng thiếu máu của bạn được kiểm soát phù hợp. Trong hầu hết các trường hợp, thiếu máu nhẹ không gây ra vấn đề cho bà bầu nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Nhưng nếu thiếu máu nghiêm trọng, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ huyết học.
Tại sao sắt lại quan trọng trong thai kỳ?
Sắt là khoáng chất cần thiết để tạo ra hemoglobin. Hemoglobin là chất đạm trong hồng cầu vận chuyển oxy tới các tế bào. Nhu cầu về sắt tăng đáng kể khi bạn mang thai vì cần cung cấp thêm chất sắt cho nhau thai và sự phát triển của thai nhi.
Lượng máu của bạn sẽ tăng khoảng 50% trong suốt thời kỳ mang thai – điều này cũng làm tăng nhu cầu về lượng sắt. Điều quan trọng là bác sĩ sẽ biết bạn bị thiếu máu vì có thể bạn cần lượng sắt nhiều hơn mức trung bình ở những thai phụ.
Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt là gì?
Phát triển tình trạng thiếu máu trong thai kỳ không có gì là bất thường vì khi đó cơ thể cần nhiều sắt hơn. Nếu nếu bạn bị thiếu máu trước khi mang bầu thì những lý do phổ biến nhất bao gồm:
- Có chu kỳ hành kinh ra nhiều máu
- Không ăn đủ thực phẩm giàu chất sắt. Chế độ ăn uống được đề nghị (RDA) dành cho phụ nữ Mỹ tuổi từ 19 đến 50 là 18mg sắt mỗi ngày - và khoảng 33mg mỗi ngày nếu bạn ăn chay. Chế độ ăn uống điển hình cung cấp khoảng 15 mg sắt/ngày.
- Không ăn đủ thực phẩm giúp cơ thể hấp thụ sắt
- Ăn quá nhiều thực phẩm ngăn cơ thể hấp thụ nhiều chất sắt như các sản phẩm từ sữa và thực phẩm từ đậu nành
- Uống nhiều cà phê hoặc trà
- Không thể hấp thụ sắt đúng cách. Điều này có thể là do dùng loại thuốc nhất định nào đó hoặc có một bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể, như bệnh celiac hoặc bệnh Crohn.
- Trước đây mất nhiều máu khi sinh
- Khoảng cách giữa các lần mang thai rất ngắn. Nếu bạn đang có kế hoạch có một em bé, hãy chờ đợi ít nhất 18 tháng trước khi tiếp tục thụ thai.
Tôi có nên bổ sung vitamin không?
Có. Trường chuyên khoa Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến cáo tất cả phụ nữ bên bổ sung vitamin dành cho bà bầu khi cố gắng thụ thai và phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt nên bổ sung sắt cùng với uống vitamin bà bầu.
Tôi có thể làm gì khác để chuẩn bị cho thai kỳ?
- Cố gắng ăn nhiều thức ăn có chất sắt, như thịt bò, tôm, đậu, đậu lăng và các loại ngũ cốc ăn sáng giàu chất sắt.
- Ăn các thực phẩm giàu chất sắt cùng lúc với thực phẩm làm tăng hấp thu sắt, như nước cam, dâu tây, bông cải xanh và ớt.
- Cố gắng không ăn những thực phẩm ngăn ngừa hấp thụ sắt vào cùng một thời điểm ăn thực phẩm giàu sắt. Các thủ phạm chính là các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm từ đậu nành, cà phê và chè.
Nhiều bác sĩ coi việc mang bầu là quá nguy hiểm đối với bất kỳ phụ nữ nào mắc lupus ban đỏ hệ thống và họ thường không được khuyến khích sinh con vì mang thai có nguy cơ khiến cho các triệu chứng lupus tồi tệ hơn kèm theo tăng nguy cơ biến chứng.
Với việc chăm sóc tiền sản tốt, hầu hết phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm đều có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh.
Bạn nên biết rằng, cơ hội thụ thai và sinh con khỏe mạnh sẽ lớn hơn nếu bạn gần với mức trọng lượng lý tưởng của mình.
Nếu bạn đang nghĩ đến việc cố gắng mang thai sớm, thì đây là một vài điều bạn cần biết về việc dừng các biện pháp tránh thai.
Bị tiểu đường nhưng không kiểm soát được trước khi thụ thai có thể tạo ra những khác biệt lớn trong kết quả thai kỳ.
- 1 trả lời
- 1341 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1037 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 900 lượt xem
-Thưa bác sĩ, tôi bị chứng đau nửa đầu. Tôi cần lưu ý những điều gì trước khi chuẩn bị mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1155 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 868 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi bị tăng huyết áp. Tôi nên chuẩn bị những gì trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!