Bệnh lupus ban đỏ: Những điều cần biết trước khi mang thai

Nhiều bác sĩ coi việc mang bầu là quá nguy hiểm đối với bất kỳ phụ nữ nào mắc lupus ban đỏ hệ thống và họ thường không được khuyến khích sinh con vì mang thai có nguy cơ khiến cho các triệu chứng lupus tồi tệ hơn kèm theo tăng nguy cơ biến chứng.
Bệnh lupus ban đỏ: Những điều cần biết trước khi mang thai Bệnh lupus ban đỏ: Những điều cần biết trước khi mang thai

Nội dung chính bài viết:

  • Phụ nữ bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống vẫn có thể mang thai an toàn và khỏe mạnh, miễn là có kế hoạch điều trị đúng đắn và được bác sĩ theo dõi sát sao.
  • Các biến chứng thai kỳ phổ biến nhất ở thai phụ bị lupus ban đỏ là: tiền sản giật, sinh non, lưu thai, giới hạn tăng trưởng trong tử cung (IUGR).
  • Mang bầu có thể khiến lupus bùng phát cấp tính và làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
  • Phụ nữ bị bệnh lupus ban đỏ nên kiểm tra sức khỏe trước mang thai, bao gồm: kiểm tra sức khỏe gan, thận, tim, phổi; kiểm tra kháng thể; kiểm tra chức năng tuyến giáp.
  • Bệnh nhân có lupus đang bùng phát, suy thận, tăng huyết áp phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tìm, tiền sản giật, hội chứng HELLP nên đợi 1 thời gian rồi mới mang thai.
  • Bản thân bệnh lupus và một số thuốc điều trị lupus (thuốc NSAIDs) đều ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, cụ thể như sự rụng trứng, do tác động trực tiếp tới thận – nội tiết, thậm chí là giảm ham muốn tình dục.

Phụ nữ bị lupus ban đỏ thì mang thai có an toàn không?

Với việc chăm sóc và lên kế hoạch điều trị đúng đắn, nhiều phụ nữ bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) vẫn có thể có thai an toàn và khỏe mạnh. Bạn có cơ hội có thai tốt nhất khi bệnh lupus đã được kiểm soát ít nhất 6 tháng trước khi thụ thai.

Kiểm soát tốt bệnh lupus ban đỏ có nghĩa là duy trì huyết áp và chức năng thận bình thường, các triệu chứng không xấu đi đột ngột (bùng phát cấp tính). Các triệu trứng bùng phát bệnh có thể bao gồm phát ban, đau khớp, sốt không rõ nguyên nhân và tràn dịch màng tim hoặc màng phổi.

Mang thai vẫn được coi là nguy cơ cao đối với phụ nữ mắc lupus và mặc dù điều này không nhất thiết có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ có vấn đề, nhưng bạn nên xác định là bác sĩ sẽ theo dõi bạn thường xuyên hơn trong thai kỳ. Ngoài ra, bạn cũng có thể được giới thiệu đến một chuyên gia y tế về thai nhi, một nhà cung cấp chuyên về các trường hợp mang thai nguy cơ cao.

Nguy cơ thai kỳ của bà bầu bị lupus là gì?

Điều quan trọng là phải biết những nguy cơ mang thai nếu bạn bị lupus. Các biến chứng thai kỳ phổ biến nhất ở phụ nữ có lupus là:

  • Tiền sản giật
  • Sinh non
  • Giới hạn tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
  • Hỏng thai (thai chết lưu)

Nguy cơ bùng phát lupus cấp tính khi mang thai là gì?

Ngoài tác động có thể có của lupus vào thai kỳ, thì ngược lại mang bầu cũng có thể khiến lupus bùng phát cấp tính và làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Các nghiên cứu ước tính khả năng xảy ra bùng phát trong thai kỳ rất khác nhau: từ 7% đối với những phụ nữ có khả năng kiểm soát tốt bệnh đến gần 70% đối với phụ nữ bị lupus rất nặng.

Phụ nữ có nhiều khả năng bị bùng phát nếu:

  • Lupus đang hoạt động khi bạn thụ thai.
  • Lupus ảnh hưởng đến thận (viêm thận do lupus).
  • Ngừng dùng thuốc điều trị bệnh lupus.

Phụ nữ có nên thăm khám bác sĩ trước khi mang thai không?

Có. Ngoài việc kiểm tra xem liệu bạn có dễ bị bệnh lupus bùng phát cấp tính hay không, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để xác định nguy cơ dẫn đến biến chứng trong thai kỳ. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:

Các xét nghiệm về chức năng của các cơ quan chính. Lupus ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan quan trọng, vì vậy bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra sức khoẻ của thận, gan, tim và phổi. Thận là một mối quan tâm đặc biệt vì bệnh viêm thận do lupus làm tăng khả năng xảy ra các vấn đề khi mang bầu. Chỉ cần mang thai cũng có thể làm giảm chức năng thận, do đó việc bị bệnh lupus kết hợp với mang bầu gây gánh nặng lên cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến thận.

Kiểm tra kháng thể. Các xét nghiệm này kiểm tra các loại kháng thể khác nhau gây ra biến chứng trong thai kỳ. Ví dụ:

  • Các kháng thể kháng phospholipid có thể gây rối loạn đông máu và có thể làm tăng nguy cơ bị mất em bé trong thai kỳ, phát triển chứng tiền sản giật và các biến chứng khác.
  • Kháng nguyên A liên quan đến hội chứng Chống Sjögren's (anti-SSA) và kháng nguyên B liên quan đến hội chứng Chống Sjögren's (anti-SSB) sẽ khiến em bé có nguy cơ phát triển tình trạng nhịp tim chậm bất thường (block tim bẩm sinh) và lupus sơ sinh.

Kiểm tra chức năng tuyến giáp. Thông thường người bệnh lupus cũng bị bệnh tuyến giáp. Bị cả bệnh tuyến giáp lẫn lupus sẽ làm tăng nguy cơ sinh non.

Bác sĩ sẽ hỏi xem bạn có bị biến chứng trong lần mang bầu trước không và bác sĩ cũng muốn biết bạn đã từng bị tiền sản giật hay hội chứng HELLP trong lần trước chưa vì nguy cơ bị tái phát rất cao.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ xem xét các loại thuốc bạn đang dùng và đảm bảo rằng bạn đang dùng thuốc an toàn để kiểm soát lupus. Lo lắng việc uống thuốc có thể ảnh hưởng đến em bé là cảm xúc hết sức tự nhiên, nhưng không uống còn có thể dẫn đến cơn bùng phát bệnh nghiêm trọng rồi ảnh hưởng tồi tệ đến cả bà bầu và thai nhi.

Khi nào thì phụ nữ bị bệnh lupus ban đỏ không nên mang thai?

Mặc dù gần đây đã có những tiến bộ vượt trội trong nghiên cứu y tế và chăm sóc, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả phụ nữ bị lupus đều có thể mang thai an toàn. Nếu lupus của bạn đang bùng phát cấp tính, bác sĩ có thể gợi ý bạn đợi thêm một thời gian rồi mới có thai. Các lý do khác để tránh mang bầu bao gồm các bệnh khác có thể dẫn đến lupus nặng hơn, như:

  • Suy thận
  • Huyết áp cao trong phổi (tăng áp phổi)
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Suy tim
  • Tiền sản giật hoặc hội chứng HELLP ngay giai đoạn đầu của lần mang bầu trước

Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị lupus được biết là có nguy cơ cao trong thời kỳ mang thai. Ví dụ, cyclophosphamide (Cytoxan) không được khuyến cáo dùng trong thai kỳ vì nó có thể gây dị dạng bẩm sinh. (Cyclophosphamide được sử dụng để điều trị bệnh lupus nặng, vì vậy nếu bạn đang dùng thuốc này, có lẽ đây không phải thời điểm tốt để mang thai.)

Nếu được khuyến cáo không nên mang bầu vào thời điểm này, bạn sẽ cần rất nhiều sự hỗ trợ và có thể tư vấn. Cảm giác buồn bã, căng thẳng và đau buồn là những phản ứng bình thường, vì vậy hãy liên hệ với bác sĩ để được giúp đỡ. Yêu cầu họ giới thiệu một chuyên gia về sức khoẻ tâm thần nếu bạn đang phải vật lộn để đương đầu với cảm xúc của mình.

Lupus có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Có thể. Nếu tình trạng bệnh của bạn nhẹ và có kiểm soát, nó sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Nhưng nếu bạn đang có một khoảng thời gian khó thụ thai, có thể điều này có liên quan đến bệnh lupus ban đỏ hệ thống.

Gần một nửa số phụ nữ bị bệnh lupus có rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt khi tình trạng bệnh đang hoạt động tích cực. Ở phụ nữ bị tổn thương thận do viêm thận lupus, hormone có thể gây ra vấn đề sinh sản.

Loại bệnh tự miễn dịch này nhắm vào thận và cũng có thể phá vỡ sự cân bằng của nội tiết (hormone) cần thiết cho sự rụng trứng. Nếu thận hoạt động không tốt, các chu kỳ kinh nguyệt có thể trở nên không đều và ngừng rụng trứng.

Ngoài ra, một số loại thuốc, như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc một liều corticosteroid cao, có liên quan đến vấn đề sinh sản. Nếu bạn quan tâm, hãy trao đổi với bác sĩ để xem liệu bạn có thể chuyển sang dùng thuốc thay thế hay không.

Các kháng thể kháng phospholipid (aPL) mà bạn đã được kiểm tra trong lần khám tiền sản có thể cho thấy vấn đề về khả năng sinh sản. Khoảng từ 1/4 đến một nửa số phụ nữ có thai mắc bệnh lupus có aPL và một phần nhỏ trong số họ mắc một chứng bệnh gọi là hội chứng kháng phospholipid (APS). Trong rối loạn tự miễn dịch, hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể có thể dẫn đến các cục máu đông cũng như các biến chứng thai nghén khác.

APS cũng có thể làm cho khó có thai hơn bằng cách can thiệp vào quá trình thụ tinh và cấy ghép trứng cũng như tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu.

Và không chỉ các khía cạnh y tế khác của bệnh lupus có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn, mà bệnh lupus cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc khiến bạn rơi vào tình trạng trầm cảm, có nghĩa không còn hứng thú với việc sinh hoạt tình dục.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: lupus ban do mang thai
Tin liên quan
Tiều đường thai kỳ: Những điều cần biết trước khi mang thai
Tiều đường thai kỳ: Những điều cần biết trước khi mang thai

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường máu cao được chẩn đoán lần đầu trong thai kỳ (trước mang thai không bị bệnh tiểu đường).

Nhiễm HIV và những điều cần biết trước khi mang thai
Nhiễm HIV và những điều cần biết trước khi mang thai

Số trẻ sơ sinh bị nhiễm từ mẹ sang con đã giảm đáng kể kể từ đầu những năm 1990 nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu, phòng ngừa, sàng lọc và điều trị sớm HIV.

Ăn kiêng trước khi có thai - Những điều cần biết!
Ăn kiêng trước khi có thai - Những điều cần biết!

Bạn nên biết rằng, cơ hội thụ thai và sinh con khỏe mạnh sẽ lớn hơn nếu bạn gần với mức trọng lượng lý tưởng của mình.

Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?

Bị tiểu đường nhưng không kiểm soát được trước khi thụ thai có thể tạo ra những khác biệt lớn trong kết quả thai kỳ.

Những điều cần biết khi dừng các biện pháp tránh thai
Những điều cần biết khi dừng các biện pháp tránh thai

Nếu bạn đang nghĩ đến việc cố gắng mang thai sớm, thì đây là một vài điều bạn cần biết về việc dừng các biện pháp tránh thai.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1371 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1187 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Người bị chứng đau nửa đầu cần lưu ý những gì trước khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  922 lượt xem

-Thưa bác sĩ, tôi bị chứng đau nửa đầu. Tôi cần lưu ý những điều gì trước khi chuẩn bị mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai khi có các bệnh về tử cung có nguy hiểm không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  946 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai. Hiện tôi có các bệnh về tử cung thì việc mang thai có gây nguy hiểm cho tôi và thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị tăng huyết nên chuẩn bị gì trước khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  910 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi bị tăng huyết áp. Tôi nên chuẩn bị những gì trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây