Tiều đường thai kỳ: Những điều cần biết trước khi mang thai
Nội dung chính bài viết:
- Tiểu đường thai kỳ là một trong những biến chứng mang thai phổ biến nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến thai phụ (huyết áp cao, tiền sản giật) và thai nhi (thai nhi to hơn mức trung bình có thể gây ra vấn đề trong khi sinh).
- Tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước sẽ làm tăng nguy cơ tái phát trong lần mang thai sau và nguy cơ tái phát tăng lên với mỗi lần mang thai.
- Một số yếu tố phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ như: di truyền, thừa cân béo phì, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS),…
- Có một chế độ ăn uống phù hợp, tập thể dục đều đặn cũng như duy trì kiểm soát cân nặng sẽ giúp thai phụ có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Tôi đang lên kế hoạch mang thai. Tôi cần biết những gì về tiểu đường thai kỳ?
Tiểu đường thai kỳ (TDTK) là một trong những biến chứng mang thai phổ biến nhất, ảnh hưởng đến từ 5 đến 10% số trường hợp mang bầu. Tốt nhất là phải nhận thức được tình trạng này và hiểu làm thế nào để giảm nguy cơ phát triển nó.
Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường máu cao được chẩn đoán lần đầu trong thai kỳ (trước mang thai không bị bệnh tiểu đường). Giống như bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, tiểu đường thai kỳ làm cho lượng đường trong máu (glucose) trở nên quá cao.
Mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ khiến thai phụ và thai nhi có nguy cơ mắc 1 số biến chứng trong thời gian mang bầu (tiền sản giật, huyết áp cao) và sau đó. Vì bệnh TDTK có thể làm cho thai nhi to hơn nhiều so với mức trung bình nên nó cũng có thể gây ra vấn đề cho cả hai trong khi sinh.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước, liệu có bị lại trong lần tiếp theo không?
Không nhất thiết, nhưng mắc tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước sẽ làm tăng nguy cơ tái phát. Khoảng 30 đến 60% phụ nữ mắc bệnh TDTK phát triển trong lần mang bầu sau đó - và nguy cơ tái phát tăng lên với mỗi lần mang thai. Vào lần mang bầu thứ 3, nguy cơ sẽ là cao nhất.
Các yếu tố khác dẫn đến có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm:
- Có một người họ hàng gần bị tiểu đường
- Thừa cân, đặc biệt nếu chỉ số khối cơ thể của bạn (BMI) là 30 hoặc cao hơn
- Mắc Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Có một tình trạng khiến dễ mắc bệnh tiểu đường hơn, như không dung nạp glucose
- Uống một số loại thuốc như glucocorticoid (đối với bệnh suyễn hoặc bệnh tự miễn dịch), thuốc chẹn beta (đối với tăng huyết áp hoặc nhịp tim nhanh) hoặc thuốc chống loạn thần (đối với các vấn đề về sức khoẻ tâm thần).
- Đã bị bệnh đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó.
- Đã có một đứa con trước đó sinh ra có cân nặng quá khổ (macrosomia).
Tôi có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ, có nên khám bác sĩ trước khi mang thai hay không?
Có. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có nguy cơ bị bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang bầu thì nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thụ thai để chắc chắn bạn vẫn chưa bị tiểu đường và tìm cách giảm nguy cơ mắc bệnh này trong thai kỳ.
Trong quá trình tư vấn tiền sản, bác sĩ có thể cho bạn lời khuyên bao gồm:
- Chế độ ăn phù hợp. Ăn hầu hết các loại ngũ cốc nguyên cám, trái cây và rau củ có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu.
- Duy trì kiểm soát cân nặng. Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, giảm cân trước khi mang thai sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Duy trì cân nặng khỏe mạnh cũng khiến bạn có nhiều khả năng có thai kỳ khỏe mạnh hơn.
- Tập thể dục. Tập thể dục vừa phải, ví dụ như đi bộ nhanh hoặc bơi nửa tiếng (ít nhất 5 lần một tuần), có thể giúp kiểm soát chỉ số đường máu của bạn. Khi kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục cũng có thể giúp bạn giảm cân nếu bạn thừa cân, hoặc giữ cân nặng của bạn trong phạm vi khỏe mạnh.
Mặc dù không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ không bị đái tháo đường thai kỳ, nhưng những thay đổi này và duy trì lối sống lành mạnh sẽ làm giảm nguy cơ của bạn và chuẩn bị cho bạn một cơ thể khỏe mạnh để sẵn sàng cho một thai kỳ.
Số trẻ sơ sinh bị nhiễm từ mẹ sang con đã giảm đáng kể kể từ đầu những năm 1990 nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu, phòng ngừa, sàng lọc và điều trị sớm HIV.
Nhiều bác sĩ coi việc mang bầu là quá nguy hiểm đối với bất kỳ phụ nữ nào mắc lupus ban đỏ hệ thống và họ thường không được khuyến khích sinh con vì mang thai có nguy cơ khiến cho các triệu chứng lupus tồi tệ hơn kèm theo tăng nguy cơ biến chứng.
Với việc chăm sóc tiền sản tốt, hầu hết phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm đều có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh.
Bạn nên biết rằng, cơ hội thụ thai và sinh con khỏe mạnh sẽ lớn hơn nếu bạn gần với mức trọng lượng lý tưởng của mình.
Nếu bạn đang nghĩ đến việc cố gắng mang thai sớm, thì đây là một vài điều bạn cần biết về việc dừng các biện pháp tránh thai.
- 1 trả lời
- 1348 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 907 lượt xem
-Thưa bác sĩ, tôi bị chứng đau nửa đầu. Tôi cần lưu ý những điều gì trước khi chuẩn bị mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1165 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 883 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi bị tăng huyết áp. Tôi nên chuẩn bị những gì trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!
- 1 trả lời
- 830 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi đang có dự định mang thai. Theo bác sĩ, tôi cần phải lưu ý và tránh những điều gì trước khi có thai ạ? Cảm ơn bác sĩ