1

Nhiễm HIV và những điều cần biết trước khi mang thai

Số trẻ sơ sinh bị nhiễm từ mẹ sang con đã giảm đáng kể kể từ đầu những năm 1990 nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu, phòng ngừa, sàng lọc và điều trị sớm HIV.
Nhiễm HIV và những điều cần biết trước khi mang thai Nhiễm HIV và những điều cần biết trước khi mang thai

Nhiễm HIV nếu mang thai thì có an toàn không?

Một phụ nữ bị nhiễm HIV hoàn toàn có thể có con khỏe mạnh. Nếu bạn làm theo lời khuyên của bác sĩ trước khi thụ thai, trong suốt thai kỳ và sau khi sinh, nguy cơ lây truyền HIV sang con của bạn chỉ khoảng 1% hoặc ít hơn.

HIV được truyền qua các chất lỏng trong cơ thể bao gồm máu, dịch âm đạo và sữa mẹ, do đó có thể lây siêu vi khuẩn sang con của bạn trong thời kỳ mang bầu, chuyển dạ và sinh con, hoặc khi cho con bú sữa mẹ. Tuy nhiên, số trẻ sơ sinh bị nhiễm theo cách này đã giảm đáng kể kể từ đầu những năm 1990 nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu, phòng ngừa, sàng lọc và điều trị sớm HIV.

Phụ nữ HIV có cần thăm khám bác sĩ trước khi cố gắng thụ thai không?

Có. Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ y tế trước khi mang thai. Có rất nhiều điều bạn có thể làm để có một thai kỳ khỏe mạnh và giảm nguy cơ lây nhiễm sang người bạn tình và em bé. Dùng thuốc đúng cách trước và trong khi mang bầu sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền virut sang em bé.

Nếu đang thực hiện liệu pháp kháng virus ART (Antiretroviral therapy), bạn có thể cần thay đổi phác đồ thuốc trước khi thụ thai. Không phải tất cả các loại thuốc kháng virus đều an toàn trong thai kỳ, vì vậy hãy lên kế hoạch với bác sĩ của bạn.

Ví dụ, thuốc efavirenz có liên quan đến dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh khi dùng thuốc trong thời kỳ đầu mang thai, vì vậy bác sĩ chỉ nên khuyên dùng nó trong tam cá nguyệt đầu tiên nếu không còn sự thay thế khác. Rất nguy hiểm nếu ngừng uống thuốc đột ngột, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ trước.

Một khi bác sĩ của bạn xem lại phác đồ điều trị ART và cho phép bạn bắt đầu mang thai thì hãy làm theo đúng chế độ. Quên uống thuốc hoặc dùng thuốc không đúng thời điểm sẽ khiến bạn có nguy cơ gia tăng độ nhiễm HIV trong cơ thể hoặc bị biến đổi thành một dòng HIV kháng thuốc rất khó điều trị.

Mục tiêu điều trị trước khi mang bầu là hạ thấp virus xuống mức không thể phát hiện trước khi thụ thai. Điều này được xác định bằng một xét nghiệm máu để đo tải lượng virut trong các bản sao trên mỗi mililiter (bản sao / mL). Nếu tải lượng này dưới một mức nhất định (thường từ 40 đến 75 bản sao/mL), nó được coi là không phát hiện được.

Một khi được điều trị ARV, có thể có một lượng virut không phát hiện được trong vòng sáu tháng.

Ngoài việc dùng thuốc trị HIV, còn phải chuẩn bị gì cho việc mang thai?

Hãy hỏi bác sĩ để giúp bạn cải thiện sức khoẻ trước khi mang bầu:

  • Bổ sung axit folic. Tất cả phụ nữ mang thai cần bổ sung vitamin hàng ngày chứa 400 micrograms (mcg) axit folic, bắt đầu ít nhất một tháng trước khi mang thai. Axit folic giúp ngăn ngừa các khuyết tật của não và xương sống ở trẻ sơ sinh.
  • Tiêm phòng. Tiêm chủng ngay trước khi mang thai rất quan trọng bao gồm tiêm vắcxin viêm gan A, viêm gan B, phế cầu và cúm.
  • Ngừng hút thuốc, uống rượu, hoặc lạm dụng ma túy. Nếu cần, bác sĩ của bạn có thể giúp bạn những việc này.
  • Sinh hoạt tình dục an toàn. Bao cao su có thể ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) và bảo vệ bạn tình khỏi bị HIV.

Phụ nữ HIV có thể có thai mà không khiến bạn tình có nguy cơ nhiễm HIV không?

Có, bạn có thể. Tuy nhiên, phải rất cẩn thận vì có nguy cơ bạn tình của bạn có thể bị nhiễm virus thông qua quan hệ tình dục không được bảo vệ.

Thụ tinh nhân tạo là cách an toàn nhất để thụ thai. Điều này có thể được thực hiện ở nhà với một ống bơm khi bạn rụng trứng, và bạn sẽ cần phải theo dõi chu kỳ của mình để biết thời điểm nhạy dễ thụ thai nhất.

Một số cặp vợ chồng muốn thụ thai tự nhiên. Nếu bạn chọn cách này, giảm thiểu nguy cơ nhiễm HIV bằng cách dùng ART và chờ cho đến khi lượng virus của bạn không thể phát hiện. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị phác đồ ART với bạn tình được gọi là dự phòng trước phơi nhiễm (hoặc PrEP). Sau đó, sẽ định thời gian sinh hoạt tình dục không bảo vệ vào những ngày bạn dễ thụ thai nhất.

Phụ nữ HIV có gặp khó khăn khi thụ thai không?

Không ai biết chắc HIV có gây ra vấn đề sinh sản hay không. Một số nghiên cứu cho thấy một số vấn đề sinh sản ở phụ nữ dương tính với HIV. Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng dương tính với HIV không có bất kỳ sự khác biệt nào.

Có thể là một tình trạng khác liên quan đến HIV gây ra vấn đề sinh đẻ. Ví dụ, nếu bạn nhiễm HIV, bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STIs), đôi khi làm cho việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.

Nếu bạn chưa được kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs khác, hãy yêu cầu bác sĩ thực hiện. Giống như tất cả các bà mẹ tương lai, điều quan trọng là phải tránh STIs trong thời kỳ mang bầu, vì vậy hãy sử dụng bao cao su trong thời gian quan hệ tình dục.

Yêu cầu nhà bác sĩ của bạn giới thiệu bạn đến một chuyên gia về khả năng sinh sản có kinh nghiệm điều trị những người nhiễm HIV nếu bạn đang phải vật lộn để có thai.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: hiv mang thai, hiv
Tin liên quan
Bệnh lupus ban đỏ: Những điều cần biết trước khi mang thai
Bệnh lupus ban đỏ: Những điều cần biết trước khi mang thai

Nhiều bác sĩ coi việc mang bầu là quá nguy hiểm đối với bất kỳ phụ nữ nào mắc lupus ban đỏ hệ thống và họ thường không được khuyến khích sinh con vì mang thai có nguy cơ khiến cho các triệu chứng lupus tồi tệ hơn kèm theo tăng nguy cơ biến chứng.

Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai
Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai

Với việc chăm sóc tiền sản tốt, hầu hết phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm đều có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh.

Ăn kiêng trước khi có thai - Những điều cần biết!
Ăn kiêng trước khi có thai - Những điều cần biết!

Bạn nên biết rằng, cơ hội thụ thai và sinh con khỏe mạnh sẽ lớn hơn nếu bạn gần với mức trọng lượng lý tưởng của mình.

Những điều cần biết khi dừng các biện pháp tránh thai
Những điều cần biết khi dừng các biện pháp tránh thai

Nếu bạn đang nghĩ đến việc cố gắng mang thai sớm, thì đây là một vài điều bạn cần biết về việc dừng các biện pháp tránh thai.

Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?

Bị tiểu đường nhưng không kiểm soát được trước khi thụ thai có thể tạo ra những khác biệt lớn trong kết quả thai kỳ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1343 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Người bị chứng đau nửa đầu cần lưu ý những gì trước khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  900 lượt xem

-Thưa bác sĩ, tôi bị chứng đau nửa đầu. Tôi cần lưu ý những điều gì trước khi chuẩn bị mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1158 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị nhiễm HPV có ảnh hưởng đế cơ hội mang thai hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1099 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị nhiễm HPV. Điều này có ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai của hai vợ chồng tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị tăng huyết nên chuẩn bị gì trước khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  872 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi bị tăng huyết áp. Tôi nên chuẩn bị những gì trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây