Bị tăng huyết nên chuẩn bị gì trước khi mang thai?
Phần lớn phụ nữ bị "cao huyết áp mạn tính” (cao huyết áp vô căn, không phải do bệnh khác gây ra giống như bệnh thận) đều có thai bình thường và trẻ sinh ra khoẻ mạnh. Tuy nhiên, phụ nữ mang bầu bị cao huyết áp mạn tính có nhiều khả năng phải mổ lấy thai hoặc gặp các biến chứng như tiểu đường thai kỳ.
Và tăng huyết áp trước khi mang bầu là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng có khả năng đe dọa mạng sống gọi là chứng tiền sản giật. Các nghiên cứu cho thấy rằng từ 13 đến 40% phụ nữ mang thai bị cao huyết áp mạn tính sẽ bị tiền sản giật. Bệnh tiểu đường, bệnh béo phì, hoặc bệnh thận cũng làm tăng nguy cơ của bạn, cũng như nếu bạn đã có tiền sử bị tiền sản giật.
Rắc rối hơn là, một số loại thuốc dùng để điều trị cao huyết áp (như thuốc ức chế ACE và statin) không an toàn khi mang thai. Trên thực tế, các chuyên gia khuyên bạn không nên dùng bất kỳ loại thuốc chống cao huyết áp nào trong thời kỳ mang thai trừ khi huyết áp của bạn nặng (ở mức độ huyết áp tâm thu cao hơn hoặc bằng160 mmHg hoặc huyết áp tâm trương là 105 mm Hg).
Huyết áp tâm thu là áp lực khi tim đập để bơm máu và huyết áp tâm trương là áp lực giữa lúc tim nghỉ. Hãy trao đổi với bác sĩ về những biện pháp bạn có thế thực hiện trước khi mang thai. Ví dụ, giảm cân nếu bạn thừa cân, bỏ hút thuốc, tập thể dục, ăn uống tốt (và hạn chế lượng muối ăn vào, nếu thích hợp), giảm căng thẳng stress- những việc này có thể giúp giảm chỉ số huyết áp của bạn.
Một khi bạn đang mang thai, bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi huyết áp của bạn. Bạn cũng phải tự theo dõi nó ở nhà. Điều này đặc biệt quan trọng trong nửa sau của thai kỳ, khi nguy cơ tiền sản giật tăng.
Bác sĩ cũng sẽ muốn theo dõi chặt chẽ sự phát triển của bé thông qua siêu âm. (Huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ vì nó có thể làm giảm lượng chất dinh dưỡng chảy qua nhau thai), đồng thời cũng có thể khuyên bạn theo dõi các cử động của bé trong tam cá nguyệt thứ ba.
Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1353 lượt xem
Người bị chứng đau nửa đầu cần lưu ý những gì trước khi mang thai?
-Thưa bác sĩ, tôi bị chứng đau nửa đầu. Tôi cần lưu ý những điều gì trước khi chuẩn bị mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 912 lượt xem
Chuẩn bị mang thai có dùng Avisure Mama được không ạ?
Chuẩn bị mang thai có dùng Avisure Mama được không ạ? Mình mới cưới cuối tháng 6 âm, vợ chồng mình đang thả để có em bé mà không biết có cần uống gì không? Bạn mình nó giới thiệu bầu uống vitamin tổng hợp Avisure Mama mà không biết trước mang thai có nên uống không ạ? Thấy vitamin uống cũng được chứ ạ?
- 0 trả lời
- 1256 lượt xem
Ngừng uống thuốc trầm cảm bao lâu trước khi mang thai
Trước đây em có phải điều trị trầm cảm dạng vừa với 2 loại thuốc là Clealine 50mg và Seropin 100mg. Trong thời gian dùng thuốc em có sử dụng thêm thuốc giải độc gan. Hiện em đã dừng thuốc được nửa tháng ( trong nửa tháng này cách nhau 7 ngày em có dùng 1 nửa viên seropin 100mg và dừng hẳn clealine 50mg) . Vậy bác sĩ cho em Hỏi em cần dừng hẳn thuốc bao lâu trước khi mang thai được ak? Em xin cảm ơn ạ. Rất mong bác sĩ trả lời em sớm ạ!
- 0 trả lời
- 918 lượt xem
Thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1050 lượt xem
Cao huyết áp có thể gây ra một số vấn đề cho phụ nữ mang thai. Chính vì thế, phụ nữ trước khi mang bầu nếu bị huyết áp cao trước đó cần nắm vững những kiến thức dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho hai mẹ con.
Bị tiểu đường nhưng không kiểm soát được trước khi thụ thai có thể tạo ra những khác biệt lớn trong kết quả thai kỳ.
Hầu hết phụ nữ đã được điều trị ung thư và hiện tại không còn bệnh đều có thể tự tin mang thai.
Tại sao sắt lại quan trọng trong thai kỳ? Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt là gì? Cần làm gì khi thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ? Cùng tìm hiểu cụ thể những vấn đề trên trong bài viết dưới đây!
Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường máu cao được chẩn đoán lần đầu trong thai kỳ (trước mang thai không bị bệnh tiểu đường).