Phụ nữ bị huyết áp cao cần chuẩn bị gì trước mang thai
Nội dung chính bài viết:
- Hầu hết các thuốc điều trị huyết áp cao đều không gây dị tật bẩm sinh và được coi là an toàn khi mang thai. Tuy nhiên, một số loại thuốc tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng lên thận của thai nhi hoặc làm giảm dịch ối. Cần tham vấn y khoa để được tư vấn chính xác.
- Kiểm soát huyết áp cao và giảm huyết áp bằng cách thay đổi lối sống: ăn uống lành mạnh, giảm cân trước khi mang thai, hạn chế đồ uống có cồn, tập thể dục đều đặn, giảm lượng muối nạp vào cơ thể.
- Quản lý huyết áp cao không tốt có thể gây ra một số biến chứng trong thai kỳ như: tiền sản giật, sinh con nhẹ cân, bong nhau thai, sinh non.
Phụ nữ cao huyết áp có nên thăm khám bác sĩ trước khi mang thai không?
Có. Thảo luận kế hoạch mang bầu với bác sĩ có trách nhiệm kiểm soát tình trạng huyết áp cao của bạn (cao huyết áp). Bác sĩ sẽ muốn xem lại các loại thuốc huyết áp bạn dùng để theo dõi tình trạng.
Hầu hết các loại thuốc được dùng để điều trị huyết áp cao đều không gây ra dị tật bẩm sinh và được coi là an toàn khi mang thai. Nhưng một số thuốc trị cao huyết áp, như thuốc ức chế men chuyển angiotensin (chất ức chế ACE) và thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARBs) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phát triển của em bé nếu bạn dùng chúng trong khi mang thai. Những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến thận của trẻ sơ sinh hoặc làm giảm dịch ối (thiểu ối).
Huyết áp cao không điều trị cũng không tốt đối với bà bầu và thai nhi, vì vậy hãy hỏi bác sĩ trước khi ngưng dùng thuốc. Bác sĩ có thể giảm liều nếu có thể, hoặc chuyển sang một loại thuốc huyết áp khác nếu có một lựa chọn an toàn hơn.
Bác sĩ cũng sẽ xem lại lịch sử y tế của bạn, kiểm tra xem huyết áp cao của bạn có phải là bệnh nguyên phát không (hay do bệnh lý khác gây ra) và làm xét nghiệm để xem liệu các cơ quan khác (như tim, thận và mắt) có bị ảnh hưởng bởi huyết áp cao hay không.
Những xét nghiệm này cung cấp cho bác sĩ một thông tin cơ bản hữu ích. So sánh kết quả các lần xét nghiệm mà bạn thực hiện trong thai kỳ với những số liệu cơ bản này giúp xác định tất cả những thay đổi về sức khoẻ càng sớm càng tốt.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn thực hiện các bước để cải thiện sức khoẻ trước khi mang bầu. Càng thực hiện để duy trì huyết áp ở mức độ khỏe mạnh thì càng có cơ hội có một thai kỳ khỏe mạnh.
Phụ nữ có thể làm gì để giảm huyết áp trước khi mang thai?
Rất nhiều cách! Và đã đến lúc để làm điều đó. Thay đổi lối sống có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc kiểm soát huyết áp cao trước khi bạn mang thai.
- Ăn uống lành mạnh. Đảm bảo chế độ ăn uống của bạn bao gồm nhiều loại ngũ cốc nguyên cám, hạt, các loại đậu, đậu gà, trái cây và rau tươi, các sản phẩm sữa ít béo, thịt nạc, thịt gia cầm và cá có hàm lượng thủy ngân thấp. Hạn chế thức ăn có đường và muối cũng như thịt đỏ.
- Giảm cân. Nếu thừa cân, thì việc duy trì chỉ số khối cơ thể của bạn (BMI) đến 25 hoặc thấp hơn cũng có thể giúp làm giảm huyết áp. Thậm chí chỉ giảm một lượng nhỏ từ 2,5 đến 5kg cũng tạo ra một sự khác biệt lớn.
- Hạn chế uống rượu. Điều đó có nghĩa là chỉ được phép uống 140ml rượu thường, 42ml rượu mạnh 80% proof, hoặc 340ml bia trước khi mang thai. Vì không thể dự đoán chính xác khi nào bạn thụ thai nên hãy cân nhắc đến việc cai rượu ngay khi bạn ngừng sử dụng biện pháp tránh thai. (Ngừng uống hoàn toàn khi bạn mang thai.)
- Bỏ thuốc lá. Nếu bạn hút thuốc, đây là thời điểm tốt để từ bỏ. Việc cai thuốc sẽ cải thiện sức khoẻ của bạn và bé khi mang thai. Trao đổi với nhà cung cấp về cách bỏ thuốc.
- Luyện tập thể dục đều đặn. Trước tiên hãy kiểm tra với bác sĩ để lên một kế hoạch luyện tập cá nhân. Cho dù mức độ tập luyện thế nào cũng sẽ có thể mang lại tác động tích cực đến sức khỏe của bạn. Chọn bài tập mà bạn thích và cố gắng thực hiện 40 phút hầu hết các ngày trong tuần
Lưu ý: Nếu không tập thể dục thường xuyên, hoặc nếu tim hay các cơ quan khác của bạn bị ảnh hưởng bởi huyết áp cao, hãy kiểm tra với bác sĩ của bạn trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động hiếu khí cường độ cao nào. Ngoài ra, hãy nói chuyện với bác sĩvề việc thay đổi cách thức tập khi bạn đã mang thai.
- Giảm muối. Hấp thụ ít natri trong chế độ ăn uống có thể làm giảm huyết áp của bạn. Hầu hết muối trong chế độ ăn uống của bạn là từ thực phẩm đã được chế biến.
Cao huyết áp có thể gây ra những vấn đề gì trong quá trình mang thai?
Hầu hết phụ nữ bị huyết áp cao có thể có thai bình thường, nhưng tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ mắc biến chứng nhất định. Khả năng xảy ra bất cứ biến chứng nào tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể, như tim hay thận. Huyết áp cao có nhiều khả năng gây các biến chứng, như:
- Tiền sản giật: Biến chứng nghiêm trọng này thường xảy ra muộn trong thai kỳ. Tiền sản giật làm tăng huyết áp và các trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Ngoài việc gây nguy cơ cho sức khỏe của thai phụ, chứng tiền sản giật cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc nhau thai cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho em bé.
- Sinh con nhẹ cân: Huyết áp cao có thể làm cho thai nhi phát triển chậm hơn bình thường (hạn chế tăng trưởng trong tử cung hoặc IUGR).
- Bong nhau thai: Trong trường hợp này, nhau thai sẽ tách ra từ thành tử cung, có thể ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng và oxy của em bé. Triệu chứng cũng bao gồm chảy máu và đau.
- Sinh non: Huyết áp cao làm tăng khả năng sinh con sớm hơn (sinh non).
Tại sao sắt lại quan trọng trong thai kỳ? Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt là gì? Cần làm gì khi thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ? Cùng tìm hiểu cụ thể những vấn đề trên trong bài viết dưới đây!
Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường máu cao được chẩn đoán lần đầu trong thai kỳ (trước mang thai không bị bệnh tiểu đường).
Số trẻ sơ sinh bị nhiễm từ mẹ sang con đã giảm đáng kể kể từ đầu những năm 1990 nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu, phòng ngừa, sàng lọc và điều trị sớm HIV.
Nhiều bác sĩ coi việc mang bầu là quá nguy hiểm đối với bất kỳ phụ nữ nào mắc lupus ban đỏ hệ thống và họ thường không được khuyến khích sinh con vì mang thai có nguy cơ khiến cho các triệu chứng lupus tồi tệ hơn kèm theo tăng nguy cơ biến chứng.
Với việc chăm sóc tiền sản tốt, hầu hết phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm đều có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh.
- 1 trả lời
- 873 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi bị tăng huyết áp. Tôi nên chuẩn bị những gì trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!
- 1 trả lời
- 1343 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 900 lượt xem
-Thưa bác sĩ, tôi bị chứng đau nửa đầu. Tôi cần lưu ý những điều gì trước khi chuẩn bị mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1243 lượt xem
Chuẩn bị mang thai có dùng Avisure Mama được không ạ? Mình mới cưới cuối tháng 6 âm, vợ chồng mình đang thả để có em bé mà không biết có cần uống gì không? Bạn mình nó giới thiệu bầu uống vitamin tổng hợp Avisure Mama mà không biết trước mang thai có nên uống không ạ? Thấy vitamin uống cũng được chứ ạ?
- 0 trả lời
- 910 lượt xem
Trước đây em có phải điều trị trầm cảm dạng vừa với 2 loại thuốc là Clealine 50mg và Seropin 100mg. Trong thời gian dùng thuốc em có sử dụng thêm thuốc giải độc gan. Hiện em đã dừng thuốc được nửa tháng ( trong nửa tháng này cách nhau 7 ngày em có dùng 1 nửa viên seropin 100mg và dừng hẳn clealine 50mg) . Vậy bác sĩ cho em Hỏi em cần dừng hẳn thuốc bao lâu trước khi mang thai được ak? Em xin cảm ơn ạ. Rất mong bác sĩ trả lời em sớm ạ!