Bệnh ung thư của tôi đang thuyên giảm, cần lưu ý gì trước khi mang thai?
Tất nhiên, còn phụ thuộc nhiều vào vị trí bị ung thư và kiểu điều trị bạn đã thực hiện cũng như bất kỳ tác động lâu dài nào. Ví dụ, nếu bạn ngừng kinh nguyệt vì hóa trị, bạn có thể không thể thụ thai nếu không có trứng hiến tặng cũng như công nghệ hỗ trợ sinh sản.
Cả hóa trị liệu và xạ trị đều có làm giảm số lượng trứng trong buồng trứng của phụ nữ, vấn đề không phải là những quả trứng có bị hư hại hay không mà là có còn đủ trứng hay không.
Nếu bạn đang phải đối mặt với việc điều trị ung thư và biết rằng bạn sẽ muốn có thai vào một ngày nào đó, thì có những lựa chọn để duy trì khả năng sinh sản của bạn. Trước khi hóa trị liệu là có thể gửi ngân hàng phôi, đông lạnh và bảo quản trứng.
Nếu bạn đang xạ trị thì có thể xem xét che chắn buồng trứng và tử cung trong quá trình điều trị hoặc để buồng trứng của bạn không bị hư hại.
Khi đã hết bị ung thư và tùy thuộc vào loại ung thư của bạn mà bác sĩ có thể cho biết thời gian bạn nên chờ đợi (thường từ 3 đến 5 năm) trước khi mang thai. Điều này đặc biệt phù hợp với các loại ung thư phụ thuộc vào nội tiết như ung thư vú, vì các thuốc thụ thai cần thiết để giúp bạn mang thai làm tăng mức nội tiết có thể làm tăng nguy cơ ung thư tái phát.
Tuy nhiên khoảng thời gian chờ đợi này chỉ là cân nhắc lý thuyết và không có nghiên cứu nào rõ ràng về chúng.
Bạn có thể đã nghe nói rằng mang thai có thể khiến ung thư phát triển dễ dàng hơn nhưng số liệu thống kê dường như không chứng minh được tình trạng này. Tuy nhiên nếu bạn có thai trong khi tình trạng ung thư đang thuyên giảm, bác sĩ sẽ muốn theo dõi bạn thận trọng.
Nếu bạn bị ung thư hoặc bệnh tái phát trong quá trình mang thai thì sẽ khó khăn trong việc chẩn đoán sớm cũng như đưa ra quyết định về việc có bắt đầu các quy trình điều trị hay không vì việc điều trị có thể khiến con bạn rơi vào tình trạng nguy hiểm hoặc phải chấm dứt thai kỳ để theo đuổi liệu pháp trị liệu tích cực nhất hiện có. (Điều trị ung thư trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và sẩy thai).
Quyết định này là vấn đề rất cá nhân và phức tạp hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể đề cập ở đây. Bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra một quyết định thông minh nếu cần.
Với việc chăm sóc tiền sản tốt, hầu hết phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm đều có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh.
Tại sao sắt lại quan trọng trong thai kỳ? Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt là gì? Cần làm gì khi thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ? Cùng tìm hiểu cụ thể những vấn đề trên trong bài viết dưới đây!
Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường máu cao được chẩn đoán lần đầu trong thai kỳ (trước mang thai không bị bệnh tiểu đường).
Cao huyết áp có thể gây ra một số vấn đề cho phụ nữ mang thai. Chính vì thế, phụ nữ trước khi mang bầu nếu bị huyết áp cao trước đó cần nắm vững những kiến thức dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho hai mẹ con.
Số trẻ sơ sinh bị nhiễm từ mẹ sang con đã giảm đáng kể kể từ đầu những năm 1990 nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu, phòng ngừa, sàng lọc và điều trị sớm HIV.
- 1 trả lời
- 1348 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 900 lượt xem
Thưa bác sĩ, công việc của tôi chiếm khá nhiều thời gian, rất nhiều hôm phải tăng ca. Đợt này tôi đang lên kế hoạch sinh em bé, không biết tôi có nên giảm giờ làm để cố gắng thụ thai không, thưa bác sĩ! Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!
- 1 trả lời
- 968 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi đang mắc chứng trầm cảm. Liệu tôi có mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 906 lượt xem
-Thưa bác sĩ, tôi bị chứng đau nửa đầu. Tôi cần lưu ý những điều gì trước khi chuẩn bị mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 924 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai. Hiện tôi có các bệnh về tử cung thì việc mang thai có gây nguy hiểm cho tôi và thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!