Ăn kiêng trước khi có thai - Những điều cần biết!
Nội dung chính bài viết:
- Thừa cân có thể ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai. Ngay cả khi bạn không thừa cân, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh cũng là điều nên thực hiện.
- Nên chú ý đến thực phẩm bạn tiêu thụ. Hơn nữa, tăng cường tập luyện và đặt ra mục tiêu giảm cân.
Có nên ăn kiêng trước khi có thai không?
Thừa cân có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bất thường, có thể dẫn đến vô sinh. Phụ nữ thừa cân cũng có nhiều khả năng bị biến chứng khi mang thai như cao huyết áp và đái tháo đường cũng như sinh nở khó hơn.
Tốt nhất là duy trì một kế hoạch ăn kiêng lành mạnh, trong đó loại bỏ một số thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm như carbohydrate. Chế độ ăn kiêng low-carb hiệu quả với nhiều người, nhưng các chế độ ăn trong đó cắt giảm các sản phẩm sữa, trái cây và rau cải có thể hạn chế mất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng mà bạn cần để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.
Một chế độ ăn uống tốt hơn sẽ tập trung vào các món lành mạnh như bánh mì nguyên cám, mì ống và gạo nâu. Ngoài ra cũng bao gồm nhiều loại protein nạc (như cá, thịt gà và thịt nạc), cũng như trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa ít chất béo như sữa, sữa chua hoặc pho mát. Toàn bộ ngũ cốc trong chế độ ăn uống của bạn có thể làm cho bạn cảm thấy no, và sẽ uống nhiều nước.
Chế độ ăn phù hợp trước khi mang thai
Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn thiết kế một chế độ ăn uống phù hợp. Dưới đây là một số hướng dẫn cần lưu ý khi bạn cố gắng đạt được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh trước khi mang thai:
- Chú ý đến những gì bạn ăn. Chế độ ăn uống hàng ngày của bạn nên bao gồm: 5 hoặc nhiều hơn 5 phần ngũ cốc/tinh bột (bao gồm ít nhất 3 loại ngũ cốc nguyên cám), 2 chén trái cây và 2,5 chén rau (chắc chắn bao gồm nhiều loại rau khác nhau, chẳng hạn như rau xanh đậm và chứa tinh bột, cam và vitamin C, cũng như đậu khô và đậu), 150 đến 200gr protein nạc từ nhiều nguồn khác nhau (cá, đậu, gia cầm, thịt, thịt lợn, trứng, hạt), 3 hoặc nhiều hơn 3 phần các loại thực phẩm giàu chất béo hoặc sữa (sữa, phó mát, sữa chua), 6 muỗng cà-phê chất béo thực vật được thêm vào từ dầu canola hoặc dầu ô liu, hoặc các sản phẩm làm từ những loại dầu này. (Cố gắng tránh chất béo chuyển vị, chất béo "xấu" tìm thấy trong thực phẩm chiên và thức ăn nhanh.)
- Hoạt động.Tập luyện các cơ, tạo sức mạnh, độ dẻo dai và giúp cơ thể bạn đốt cháy nhiều calo hơn - ngay cả khi ngủ. Tập thể dục cũng thúc đẩy xương chắc khỏe và giúp đảm bảo rằng việc giảm cân không phải là từ việc mất đi các mô cơ. Mục tiêu tập luyện là 60 phút hoạt động từ mức vừa phải đến mạnh mẽ vào hầu hết các ngày trong tuần, ngay cả khi bạn phải chia thời gian đó thành nhiều lần. Chọn những hoạt động mà bạn thích - như đi bộ đường dài, đi xe đạp, bơi lội, làm vườn, khiêu vũ hoặc nâng tạ. Hãy nhớ rằng một khi bạn đã giảm cân rồi thì việc tập thể dục vẫn rất quan trọng để duy trì cân nặng.
- Mục đích là giảm khoảng 0,5 đến 1kg mỗi tuần. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng bạn đang mất đi chất béo. Giảm nhiều hơn một vài cân một tuần có thể có nghĩa là bạn đang mất chất lỏng và đốt cháy cơ bắp thay vì chất béo.
Số trẻ sơ sinh bị nhiễm từ mẹ sang con đã giảm đáng kể kể từ đầu những năm 1990 nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu, phòng ngừa, sàng lọc và điều trị sớm HIV.
Nhiều bác sĩ coi việc mang bầu là quá nguy hiểm đối với bất kỳ phụ nữ nào mắc lupus ban đỏ hệ thống và họ thường không được khuyến khích sinh con vì mang thai có nguy cơ khiến cho các triệu chứng lupus tồi tệ hơn kèm theo tăng nguy cơ biến chứng.
Với việc chăm sóc tiền sản tốt, hầu hết phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm đều có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh.
Nếu bạn đang nghĩ đến việc cố gắng mang thai sớm, thì đây là một vài điều bạn cần biết về việc dừng các biện pháp tránh thai.
Bạn đã quyết định trở thành cha mẹ. Nhưng hãy chờ đợi một giây - hoặc thậm chí một tháng hoặc nhiều hơn. Để mang lại cho mình những cơ hội tốt nhất cho một thai kỳ khỏe mạnh và một đứa trẻ khỏe mạnh, có một số điều quan trọng bạn cần làm trước khi bắt đầu thụ thai.
- 1 trả lời
- 1325 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1143 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 891 lượt xem
-Thưa bác sĩ, tôi bị chứng đau nửa đầu. Tôi cần lưu ý những điều gì trước khi chuẩn bị mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 815 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi đang có dự định mang thai. Theo bác sĩ, tôi cần phải lưu ý và tránh những điều gì trước khi có thai ạ? Cảm ơn bác sĩ
- 1 trả lời
- 918 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi có thể tập luyện vào những ngày nhạy, dễ thụ thai nhất không ạ? Cảm ơn bác sĩ!