17 điều bạn nên làm trước khi cố gắng có thai
Lên kế hoạch đến gặp bác sĩ
Bạn nên gọi cho bác sĩ phụ khoa, bà mụ hoặc bác sĩ gia đình để kiểm tra trước. Bác sĩ sẽ xem lại lịch sử y tế cá nhân và gia đình, sức khoẻ hiện tại của bạn và bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm bổ sung nào bạn đang dùng. Một số loại thuốc và chất bổ sung không an toàn khi mang thai, và một số có thể cần phải được đổi trước khi bạn cố gắng thụ thai vì chúng được lưu trữ trong mỡ của cơ thể và có thể nán lại ở đó.
Bác sĩ có thể sẽ thảo luận về chế độ ăn kiêng, cân nặng, việc tập thể dục và bất kỳ thói quen không lành mạnh nào của bạn (như hút thuốc lá, uống rượu và dùng ma túy); đề xuất một loại vitamin; đảm bảo bạn đã cập nhật về tiêm chủng; kiểm tra khả năng miễn dịch đối với các bệnh ở trẻ em như bệnh thủy đậu và bệnh rubella; và trả lời bất kỳ câu hỏi nào bạn đặt ra. Ngoài ra, bạn có thể được giới thiệu đến một chuyên gia nếu bạn có một số bệnh trạng nhất định, như bệnh hen suyễn, bệnh tiểu đường, hoặc huyết áp cao, cần được kiểm soát trước khi bạn mang thai.
Nếu đã ít nhất một năm kể từ khi kiểm tra sức khoẻ, bạn cũng có thể cần đi khám phụ khoa và xét nghiệm Pap smear, và sẽ được kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu bạn có nguy cơ.
Xem xét xét nghiệm sàng lọc di truyền thể mang
Bạn được thực hiện xét nghiệm sàng lọc di truyền thể mang trước khi bắt đầu mang thai để tìm hiểu xem liệu bạn hoặc bạn đời có phải là người mang các bệnh di truyền nghiêm trọng như xơ nang, bệnh hồng cầu hình liềm và những bệnh khác. Nếu cả bạn lẫn người bạn đời là người mang bệnh, con của bạn sẽ có 25% nguy cơ mắc bệnh.
Bổ sung axit folic (và theo dõi hàm lượng Vitamin A)
Việc bổ sung acid folic rất quan trọng. Bạn nên bổ sung 400 mcg acid folic mỗi ngày trong vòng ít nhất 1 tháng trước khi thụ thai và trong 3 tháng đầu, acid folic giúp giảm 50% -70% nguy cơ khuyết tật ống thần kinh (tật nứt ống thần kinh) (theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC)). Dùng axit folic cũng giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh khác.
Bạn có thể mua các chất bổ sung axit folic tại nhà thuốc, hoặc uống vitamin tổng hợp trước bầu. Kiểm tra nhãn trên vitamin tổng hợp để chắc chắn nó có chứa 400 mcg axit folic bạn cần.
Ngoài ra cũng cần kiểm tra để đảm bảo rằng vitamin tổng hợp không chứa vitamin A vượt quá mức khuyến cáo hàng ngày (770 mcg RAE (2.565 IU)), trừ khi hầu hết các loại thuốc này ở dạng beta-carotene. Uống quá nhiều loại vitamin A khác nhau có thể gây ra các dị tật bẩm sinh.
Bỏ uống rượu, bỏ hút thuốc lá, và không sử dụng ma túy và nhờ giúp đỡ nếu cần
Nếu bạn hút thuốc hoặc sử dụng ma túy thì đây là lúc phải dừng lại. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc hoặc dùng ma túy có thể dẫn đến sảy thai, sinh non và trẻ sinh ra nhẹ cân. Hãy nhớ rằng một số loại thuốc có thể lưu lại trong cơ thể của bạn ngay cả khi các ảnh hưởng đáng chú ý đã giảm.
Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc lá có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn và giảm số lượng tinh trùng của bạn đời. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả hút thuốc thụ động cũng có thể làm giảm khả năng mang thai của bạn.
Uống rượu vừa phải (uống 1 ly một ngày đối với phụ nữ) được xem là tốt khi bạng đang cố gắng thụ thai, nhưng bạn sẽ không muốn uống hoặc bỏ luôn vào thời gian này. Và một khi đang mang thai, các chuyên gia khuyên bạn nên ngừng uống rượu hoàn toàn vì không ai biết chính xác những ảnh hưởng xấu tiềm ẩn đối với trẻ đang phát triển ngay cả khi chỉ uống lượng cồn nhỏ nhất.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Bạn sẽ không cần phải ăn cho 2 người, nhưng bạn nên lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng ngay từ bây giờ để cơ thể chứa đầy các chất dinh dưỡng cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Cố gắng ăn ít nhất 2 cốc trái cây và 2,5 cốc rau mỗi ngày, cũng như nhiều loại ngũ cốc nguyên chất và các loại thực phẩm giàu canxi, sữa, nước cam thêm canxi và sữa chua. Ăn nhiều nguồn protein, như đậu, các loại hạt, các sản phẩm từ đậu nành, thịt gia cầm và thịt.
Kiểm tra lượng caffein uống vào
Mặc dù vẫn chưa có sự đồng thuận chính xác về lượng caffein an toàn trong suốt thai kỳ, nhưng các chuyên gia đồng ý rằng phụ nữ mang thai và những người đang nỗ lực thụ thai nên tránh dùng một lượng lớn cà phê. Một số (không phải tất cả) nghiên cứu cho thấy dùng quá nhiều caffeine có liên quan đến nguy cơ sảy thai.
March of Dimes khuyến cáo phụ nữ mang thai nên hạn chế mức caffein xuống 200 miligam mỗi ngày, khoảng một chén cà phê, tùy thuộc vào lượng pha cà phê. Đó là lượng mục tiêu phù hợp tốt khi bạn bắt đầu cố gắng thụ thai.
Hãy xem bảng thông tin về lượng caffein trong các loại cà phê, đồ uống khác nhau và các loại thức ăn lựa chọn trong những bài báo về việc sử dụng caffein trong thời kỳ mang thai.
Mục tiêu đạt cân nặng khỏe mạnh
Bạn có thể dễ thụ thai hơn nếu có cân nặng khỏe mạnh. Chỉ số khối cơ thể BMI thấp hoặc cao sẽ khiến cho phụ nữ khó có thai.
Phụ nữ có chỉ số BMI cao có nhiều khả năng gặp biến chứng khi mang thai hoặc lúc đẻ trong khi phụ nữ có chỉ số BMI thấp và không đủ cân dễ có khả năng sinh con nhẹ cân. Hãy nói chuyện với bác sĩ về cách tốt nhất để đạt được cân nặng mục tiêu của mình.
Chú ý đến loại cá bạn ăn
Nếu bạn là một người rất thích ăn cá thì hãy xem xét lượng cá ăn vào của mình. Mặc dù cá là nguồn cung cấp axit béo omega-3 tuyệt vời (rất quan trọng đối với sự phát triển của não và mắt), protein, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác, nhưng nó cũng có chứa thủy ngân, có thể gây hại.
Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng phụ nữ mang thai nên ăn cá, và cách tốt nhất là tránh những loại chứa hàm lượng thủy ngân cao và hạn chế ăn tất cả các loại cá. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo rằng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không nên ăn cá mập, cá kiếm, cá thu vua hoặc cá kình, và ăn tối đa 140gr cá ngừ đóng hộp trắng mỗi tuần. Các chuyên gia khác thì đề xuất một danh sách nhiều các loại cá hơn cần tránh. Ngoài ra cũng nên tránh ăn cá đánh bắt ở các vùng nước địa phương trừ khi bạn chắc chắn nó không có chất gây ô nhiễm.
FDA và Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) khuyến cáo phụ nữ mang thai ăn tối đa 12 ounces (hai phần mỗi tuần) cá không chứa hàm lượng thủy ngân cao. Các loại cá tốt bao gồm cá trích, cá hồi vân, cá hồi và cá mòi.
Duy trì tập luyện có kế hoạch
Bắt đầu lên kế hoạch và duy trì tập thể dục ngay bây giờ và bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích khi có được một cơ thể khỏe mạnh để mang thai. Chương trình tập luyện lành mạnh bao gồm 30 phút tập luyện vừa phải, như đi bộ hoặc đạp xe và tập luyện thể lực, hầu hết các ngày trong tuần.
Để tăng tính linh hoạt, hãy thử tập kéo căng hoặc tập yoga và bạn sẽ có một chương trình tập luyện toàn diện. Nếu bạn đang mang thai vẫn hoàn toàn có thể tiếp tục tập thể dục được, tất nhiên là trừ khi bạn có các biến chứng khi mang thai và đã được yêu cầu không tập luyện.
Nếu gần đây bạn không ưu tiên tập luyện, thì bạn cần duy trì một thói quen tập luyện. Hãy bắt đầu bằng một cái gì đó nhẹ nhàng như đi bộ từ 10 đến 20 phút một ngày, lần lượt thêm nhiều hoạt động hơn vào các thói quen hàng ngày như đi cầu thang bộ thay vì thang máy, hoặc đỗ xe hơi cách chỗ làm vài tòa nhà.
Khám sức khỏe răng miệng
Khi dự định mang thai, đừng quên sức khỏe răng miệng của mình. Sự thay đổi nội tiết trong thai kỳ có thể khiến bạn dễ bị bệnh về nướu hơn. Mức progesterone và estrogen cao hơn có thể khiến nướu phản ứng khác với vi khuẩn trong mảng bám, kết quả là nướu sẽ bị sưng, đỏ dẫn đến chảy máu khi đánh răng.
Tin tốt là phụ nữ nếu chăm sóc sức khỏe răng miệng trước khi mang thai sẽ giảm bớt nguy cơ gặp phải các biến chứng của nướu khi mang thai. Hãy thăm khám nha sĩ của bạn để kiểm tra và làm sạch ngay nếu bạn chưa làm thế trong sáu tháng qua.
Xem xét các vấn đề về tài chính
Theo báo cáo năm 2009 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, các gia đình có thu nhập trung bình sẽ chi 286.050 USD để nuôi con từ khi sinh ra đến tuổi 17. Hãy xem xem bạn có thể chi bao nhiêu cho Chi phí Chăm nuôi trẻ của mình.
Sắp tới bạn sẽ còn phải tính đến chi phí mang thai và sinh nở. Nếu không có bảo hiểm, chi phí sinh thường sẽ rơi vào khoảng 9.000 USD và chi phí sinh mổ vào khoảng 15.000 USD. Chi phí chăm sóc tích cực ở trẻ sơ sinh có thể tốn 2.000USD đến 3.000USD một ngày.
Nếu bạn có bảo hiểm y tế, hãy gọi cho công ty và tìm hiểu loại bảo hiểm trước khi sinh mà họ cung cấp. Nếu may mắn chi phí sinh bảo hiểm với chi phí sinh ngoài. Nếu bạn nghĩ đến việc thuê một bác sĩ hoặc nữ hộ sinh cụ thể nào đó, hãy xem liệu chi phí cho cô ấy có nằm trong kế hoạch của bạn không và xem chi phí phải trả đó là bao nhiêu.
Tìm hiểu xem các khoản khấu trừ của bạn được bao nhiêu cho các lần thăm khám khi mang thai và sinh nở, đồng thời hỏi xem bảo hiểm hỗ trợ chi trả những xét nghiệm và quy trình nào. Nếu được khấu trừ cao, hãy dành dụm một ít tiền từ bây giờ để khi sinh bé bạn sẽ không phải khó khắn với các hóa đơn tốn kém.
Nếu không có bảo hiểm y tế, hãy liên hệ với sở y tế địa phương để xem có chương trình và nguồn lực nào sẵn có có thể hỗ trợ phụ nữ mang thai và trẻ em được chăm sóc y tế cũng như các dịch vụ cần thiết khác hay không.
Xem xét sức khỏe tinh thần của bạn
Theo Alice Domar, Giám đốc trung tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần Domar tại Boston IVF, những phụ nữ bị trầm cảm sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề sinh sản nhiều gấp 2 lần so với những người không bị. Cô ấy chỉ ra rằng “Nếu ai đó bị trầm cảm, họ sẽ không thể chăm sóc bản thân mình và càng không thể chăm sóc một đứa trẻ. Theo quan điểm về thuyết tiến hóa thì bạn thật khó có thể mang thai khi đang chán nản”. Domar gợi ý rằng tất cả phụ nữ, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình hoặc cá nhân bị trầm cảm, hãy kiểm tra sức khoẻ tâm thần trước khi có thai. Nếu nhận thấy những dấu hiệu trầm cảm, chẳng hạn như mất hứng thú và thích thú với những thứ mà bạn đã từng tận hưởng, thay đổi về sự thèm ăn hoặc giấc ngủ, mất năng lượng, hoặc cảm giác tuyệt vọng và vô dụng thì hãy yêu cầu bác sĩ giới thiệu đến một nhà trị liệu hoặc chuyên gia tâm thần để được tư vấn.
Hai biện pháp điều trị trầm cảm hiệu quả nhất là liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc, và nhiều bệnh nhân tiến triển tốt nhất khi kết hợp cả hai. Một nhà tâm thần học có thể giúp bạn tìm ra thuốc chống trầm cảm an toàn trong khi bạn đang cố gắng thụ thai và trong thời kỳ mang thai. Bạn cũng có thể muốn thử các kỹ thuật kiểm soát căng thẳng, như tập yoga và thiền định, các nghiên cứu cho rằng những biện pháp này có thể giúp phụ nữ trầm cảm thụ thai.
Tránh để bị nhiễm trùng
Điều quan trọng là tránh bị nhiễm trùng khi bạn đang mang thai, đặc biệt là những người có thể gây hại cho em bé của bạn.
Bạn sẽ muốn tránh xa các loại thực phẩm nhất định, như phô mai mềm chưa được khử trùng và các sản phẩm từ sữa khác, thịt cá hồi lạnh, cá sống và nấu chưa chín. Những loại thực phẩm này có thể chứa các vi khuẩn nguy hiểm gây bệnh listeriosis, một căn bệnh do thực phẩm có thể dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu. Bạn cũng nên tránh nước ép chưa được tiệt khuẩn vì chúng có thể chứa các vi khuẩn như salmonella hoặc E. coli.
Hãy chắc chắn rửa tay thường xuyên khi chuẩn bị bữa ăn và đảm bảo tủ lạnh của bạn được đặt từ 2 đến 4 độ C và tủ đá của bạn ở nhiệt độ dưới 0 độ F (-18 độ C) để giữ thực phẩm khỏi bị hư hỏng
Tốt nhất bạn nên đeo găng tay khi cuốc trong vườn hoặc cát, và nhờ người khác thay hộp đựng rác để tránh nhiễm toxoplasmosis, một loại nhiễm trùng khác có thể gây nguy hiểm cho em bé đang phát triển.
Cuối cùng, đảm bảo tiêm phòng vắc xin cúm để tránh bị bệnh cúm khi mang thai. Tiêm phòng ngay khi vắc xin cho mùa tiếp theo được cung cấp. Cúm khi mang thai có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, như viêm phổi và sinh non.
Giảm thiểu các nguy cơ từ môi trường
Có thể bạn không loại bỏ được hoàn toàn các mối nguy hiểm từ môi trường, nhưng bạn vẫn có thể làm hết sức để tránh được càng nhiều càng tốt cho cuộc sống của mình. Ví dụ một số công việc có thể gây nguy hiểm cho bạn và đứa trẻ chưa sinh ra. Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất hoặc bức xạ, bạn sẽ cần phải thực hiện một số thay đổi trước khi thụ thai.
Ngoài ra, cũng nên nhớ rằng một số sản phẩm làm sạch, thuốc trừ sâu, dung môi và chì trong nước uống từ các đường ống cũ có thể gây nguy hiểm cho trẻ đang phát triển. Hãy trao đổi với bác sĩ về thói quen hàng ngày của bạn, và xem liệu bạn có thể tìm ra cách để tránh hoặc loại bỏ mối nguy hiểm ở nhà và nơi làm việc hay không.
Suy nghĩ về quyết định của bạn
Có con là một cam kết suốt đời. Trước khi cố gắng thụ hãy, hãy xem xem bạn đã sẵn sàng thực hiện trách nhiệm này chưa.
Một số vấn đề quan trọng:
- Bạn đã nghĩ đến việc cân bằng giữa trách nhiệm chăm sóc con và cân bằng giữa công việc và gia đình hay chưa?
- Bạn đã sẵn sàng làm cha mẹ của một đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt khi có con hay chưa?
- Nếu có bạn đời, có phải cả hai bạn cùng đồng lòng đảm nhận vai trò làm cha làm mẹ hay không?
- Nếu bạn và bạn đời có khác biệt về tôn giáo, thì bạn đã thảo luận về việc chuyện này sẽ ảnh hưởng đến cách nuôi dạy con như nào chưa?
Tính toán thời điểm rụng trứng
Một số phụ nữ chỉ đơn giản là ngừng sử dụng biện pháp tránh thai khi sẵn sàng để mang bầu và để tự nhiên quyết định thời điểm họ sẽ thụ thai. Nhưng những người khác thì lại tính toán kỹ lưỡng hơn bằng cách lập biểu đồ thời gian và theo dõi các triệu chứng để cố gắng xác định những ngày rụng trứng dễ thụ thai nhất mỗi tháng.
Hãy sử dụng bảng tính ngày rụng trứng để có ước tính sơ bộ về thời điểm bạn dễ thụ thai nhất. Nếu bạn muốn chính xác hơn, hãy bắt đầu biểu đồ nhiệt độ cơ thể (BBT) và sự thay đổi chất nhầy ở cổ tử cung. Theo dõi những triệu chứng này qua nhiều tháng có thể giúp bạn tìm ra thời điểm bạn sẽ rụng trứng trong mỗi chu kỳ.
Bộ dụng cụ dự báo rụng trứng cũng có thể giúp bạn tìm ra thời điểm rụng trứng bằng cách phát hiện nồng độ nội tiết trong nước tiểu, hoặc sự thay đổi clorua trong nước bọt hoặc trên da. Các bộ dụng cụ này có bán sẵn tại nhà thuốc.
Ngừng các biện pháp tránh thai
Khi muốn mang thai là thời điểm bạn đã sẵn sàng tạm biệt các biện pháp tránh thai. Đối với một số người, việc ngưng sử dụng thuốc tránh thai dễ dàng như việc cất bỏ những chiếc bao cao su hoặc màng chắn âm đạo vào ngăn kéo tủ. Nhưng việc ngưng sử dụng thuốc tránh thai có thể cần lên kế hoạch phức tạp hơn một chút.
Tất cả những gì bạn phải làm là đảo ngược tác dụng của thuốc, màng chắn âm đạo hoặc vòng tránh thai để ngưng sử dụng chúng. Bạn không cần phải đợi đến khi hết chu kỳ hàng tháng mới dừng lại. Bạn sẽ tự làm hết được giai đoạn ngày sau vài ngày loại bỏ.
Đối với nhiều phụ nữ, khả năng sinh đẻ sẽ trở lại ngay sau khi họ ngừng sử dụng những phương pháp này nhưng một số người lại mất đến vài tháng mới bắt đầu rụng trứng trở lại. Khi rụng trứng trở lại bình thường là khi đó bạn biết rằng bạn sẽ có chu kỳ hàng tháng đều đặn.
Một số bác sĩ khuyên bạn sên sử dụng phương pháp “rào chắn” để phòng tránh thai (như dùng bao cao su) và đợi cho đến khi bạn có được các chu kỳ bình thường trước khi cố gắng thụ thai, vì điều này có thể giúp hình thành ngày bắt đầu chu kỳ trở lại chính xác hơn. Nhưng việc bạn thử thụ thai luôn nếu muốn cũng sẽ hoàn toàn an toàn. Và nếu bạn muốn có thai trước kỳ kinh nguyệt trở lại thì đừng lo lắng – bạn có thể có thể thực hiện thử nghiệm dùng sóng âm thanh (sonogram) sớm trước khi mang thai.
Nếu bạn đang sử dụng Depo-Provera, bạn có thể sẽ mất đến một năm sau lần tiêm ngừa thai cuối cùng để bắt đầu rụng trứng, ngay cả khi chu kỳ của bạn trở lại sớm hơn. Hãy tìm hiểu những điều cần biết về việc bỏ các phương pháp ngừa thai khác bao gồm cả IUDs.
Tại sao sắt lại quan trọng trong thai kỳ? Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt là gì? Cần làm gì khi thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ? Cùng tìm hiểu cụ thể những vấn đề trên trong bài viết dưới đây!
Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường máu cao được chẩn đoán lần đầu trong thai kỳ (trước mang thai không bị bệnh tiểu đường).
Số trẻ sơ sinh bị nhiễm từ mẹ sang con đã giảm đáng kể kể từ đầu những năm 1990 nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu, phòng ngừa, sàng lọc và điều trị sớm HIV.
Nhiều bác sĩ coi việc mang bầu là quá nguy hiểm đối với bất kỳ phụ nữ nào mắc lupus ban đỏ hệ thống và họ thường không được khuyến khích sinh con vì mang thai có nguy cơ khiến cho các triệu chứng lupus tồi tệ hơn kèm theo tăng nguy cơ biến chứng.
Với việc chăm sóc tiền sản tốt, hầu hết phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm đều có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh.
- 1 trả lời
- 1332 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1146 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 835 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi có nên ngừng uống rượu trước khi bắt đầu cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 883 lượt xem
Thưa bác sĩ, công việc của tôi chiếm khá nhiều thời gian, rất nhiều hôm phải tăng ca. Đợt này tôi đang lên kế hoạch sinh em bé, không biết tôi có nên giảm giờ làm để cố gắng thụ thai không, thưa bác sĩ! Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!
- 1 trả lời
- 766 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi có thể uống vitamin liều cao khi đang cố gắng thụ thai không? Cảm ơn bác sĩ!