1

Những điều cần biết khi dừng các biện pháp tránh thai

Nếu bạn đang nghĩ đến việc cố gắng mang thai sớm, thì đây là một vài điều bạn cần biết về việc dừng các biện pháp tránh thai.
Những điều cần biết khi dừng các biện pháp tránh thai Những điều cần biết khi dừng các biện pháp tránh thai

(Đọc thêm về quá trình chuẩn bị để có thai bao gồm lý do tại sao bạn cần bổ sung axit folic ít nhất một tháng trước khi bắt đầu thụ thai).

Các biện pháp tránh thai “rào cản”

Các phương pháp rào cản như bao cao su nam, bao cao su nữ, màng chắn âm đạo và mũ chụp cổ tử cung không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn - vì vậy nếu bạn đang sử dụng một trong những phương pháp này và muốn bắt đầu mang thai, thì chỉ cần ngưng sử dụng chúng. Và đừng lo: chất diệt tinh trùng được sử dụng trong các phương pháp rào cản không thể gây hại cho việc mang thai. Ngay cả khi bạn vô tình thụ thai trong khi sử dụng chất diệt tinh trùng, nó sẽ không làm tổn thương em bé.

Tránh thai tự nhiên

Khi sử dụng các phương pháp phòng tránh thai tự nhiên, như xuất tinh ngoài hoặc phương pháp “nhận thức ngày dễ thụ thai” (cửa sổ thụ thai) (bao gồm phương pháp theo dõi lịch, kiểm tra nhiệt độ cơ thể và dịch nhầy cổ tử cung) thì tất cả những gì bạn cần làm để có thai là chỉ việc dừng những hành động này lại.

Nếu bạn đã sử dụng phương pháp tránh "cửa sổ thụ thai" thì có thể bạn đã hiểu biết rõ để bắt đầu thử thụ thai. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn, thì thông tin thu thập được từ biểu đồ chu kỳ có thể giúp ước tính thời điểm thụ thai. Và nếu bạn đã quen với những thay đổi ở chất nhầy cổ tử cung trong thời kỳ rụng trứng thì bạn sẽ có một thông tin tuyệt vời để xác định khi nào bạn sắp rụng trứng.

Uống thuốc tránh thai, miếng dán và đặt vòng âm đạo

Tất cả những gì bạn phải làm để đảo ngược hiệu quả của thuốc, miếng dán hoặc không sử dụng đặt vòng nữa. Bạn không phải chờ đến khi hết chu kỳ mới thực hiện những việc này. Trong nhiều trường hợp, rất có thể bạn sẽ thấy kinh nguyệt của mình sau vài ngày ngưng sử dụng.

Đối với nhiều phụ nữ, khả năng sinh sản sẽ trở lại ngay khi họ ngừng sử dụng các phương pháp này, nhưng một số người có thể mất một tháng để bắt đầu rụng trứng lại. Nếu vòng kinh của bạn đều đặn thì lúc đó bạn có thể biết rằng mình đã rụng trứng trở lại.

Một số bác sĩ khuyên nên sử dụng các phương pháp tránh thai rào cản và chờ đợi cho đến khi bạn có chu kỳ bình thường trước khi thử thụ thai, vì điều này có thể giúp bạn biết được chính xác vòng kinh. Nhưng việc thử thụ thai ngay lập tức cũng hoàn toàn an toàn. Và nếu có thai trước khi kỳ kinh nguyệt trở lại thì bạn cũng đừng lo lắng – bạn có thể thực hiện siêu âm sớm để tính tuổi thai.

Thuốc tránh thai mini-pill

Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin mini-pill chứa một lượng progesterone tổng hợp rất thấp, nhanh chóng được thải trừ khỏi cơ thể bạn. Các tác dụng ngừa thai không kéo dài nhiều hơn 24 giờ sau khi uống thuốc. (Đó là lý do tại sao người dùng mini-pill nên lưu ý cần uống chúng vào các thời điểm gần giống nhau mỗi ngày). Vì vậy bạn nên xem xét khả năng sinh sản của mình một ngày sau khi dừng loại thuốc này.

Thuốc tránh thai dạng tiêm

Thuốc tránh thai dạng tiêm (Depo-Provera) là tiêm progesterone tổng hợp cách nhau 12 tuần. Bạn có thể có lại khả năng sinh sản chỉ 13 tuần sau khi tiêm hoặc có thể mất 1 năm hoặc nhiều hơn để cơ thể bắt đầu rụng trứng. Một nửa số phụ nữ ngừng dùng thuốc này đã thụ thai thành công sau 6 đến 7 tháng, và hơn 90% sẽ mang thai trong vòng 2 năm. Nếu vẫn chưa thấy thụ thai 1 năm sau khi tiêm, bạn nên gặp bác sĩ. Các chuyên gia vẫn chưa biết lý do tại sao phải mất khoảng thời gian lâu hơn nữa mới có lại khả năng sinh sản đối với nhiều phụ nữ, nhưng nó không liên quan đến khoảng thời gian bạn tiêm thuốc này và việc dùng Depo-Provera không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn trong thời gian dài.

Cấy que tránh thai

Que cấy tránh thai progestin (Implanon) là một thanh nhựa dẻo có kích thước bằng một que diêm, được đặt dưới vùng da của cánh tay trên. Tác dụng ngừa thai của nó sẽ hết khi que được lấy ra.

Đặt vòng tránh thai (IUD)

Vòng có thể được lấy ra bất cứ lúc nào trong chu kỳ của bạn, và bạn có thể bắt đầu cố gắng mang thai ngay. Thông thường, khả năng sinh sản của bạn sẽ giống như trước khi đưa vòng vào.

Nếu bạn tình hoặc tôi đã được triệt sản thì sao?

Các kỹ thuật triệt sản như thắt ống dẫn trứng và thắt ống dẫn tinh được coi là các phương pháp kiểm soát sinh đẻ vĩnh viễn, và dành cho những người chắc chắn rằng họ sẽ không muốn có thai hoặc làm bố trong tương lai. Nhưng mọi người đôi khi thay đổi suy nghĩ của họ về những điều như vậy.

Đây là những gì bạn cần biết nếu bạn hoặc bạn tình của bạn đang hy vọng sẽ đảo ngược quy trình triệt sản. Trong cả hai trường hợp, đảo ngược rất tốn kém và phức tạp, không bảo đảm thành công, và không có khả năng được bảo hiểm chi trả.

Cơ hội thụ thai sau khi xử lý dao động từ 31% đến 88%, tùy thuộc vào cách nó đã được thực hiện, và bạn sẽ có nguy cơ bị thai ngoài tử cung cao hơn nếu có thai. Nếu quá trình khử trùng làm hỏng nhiều ống dẫn trứng, có thể không hoàn toàn đảo ngược được.

Quá trình đảo ngược được coi là một quy trình phẫu thuật lớn và đỏi hỏi phải ở lại bệnh viện. Một phương pháp thay thế cho phụ nữ đã thắt ống dẫn trứng là sử dụng công nghệ sinh sản được hỗ trợ như thụ tinh trong ống nghiệm, để có thai.

Triệt sản nam hay thắt ống dẫn tinh cũng khó đảo ngược. Khoảng 30 đến 75% đàn ông đã đảo ngược thắt ống dẫn tinh đã thành công trong việc thụ thai cho phụ nữ. Có nhiều yếu tố liên quan, nhưng thời gian phẫu thuật lâu thì càng ít khả năng đảo ngược sẽ thành công.

Phẫu thuật cắt bỏ nút thắt ống dẫn tinh là một quy trình lớn - bạn sẽ phải nghỉ làm trong một tuần và có thể bị cấm hoạt động thể lực nặng trong một tháng. Nếu nỗ lực đảo ngược thất bại, bạn có thể lấy tinh trùng và thử thụ tinh trong ống nghiệm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: biện pháp
Tin liên quan
Tiều đường thai kỳ: Những điều cần biết trước khi mang thai
Tiều đường thai kỳ: Những điều cần biết trước khi mang thai

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường máu cao được chẩn đoán lần đầu trong thai kỳ (trước mang thai không bị bệnh tiểu đường).

Nhiễm HIV và những điều cần biết trước khi mang thai
Nhiễm HIV và những điều cần biết trước khi mang thai

Số trẻ sơ sinh bị nhiễm từ mẹ sang con đã giảm đáng kể kể từ đầu những năm 1990 nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu, phòng ngừa, sàng lọc và điều trị sớm HIV.

Bệnh lupus ban đỏ: Những điều cần biết trước khi mang thai
Bệnh lupus ban đỏ: Những điều cần biết trước khi mang thai

Nhiều bác sĩ coi việc mang bầu là quá nguy hiểm đối với bất kỳ phụ nữ nào mắc lupus ban đỏ hệ thống và họ thường không được khuyến khích sinh con vì mang thai có nguy cơ khiến cho các triệu chứng lupus tồi tệ hơn kèm theo tăng nguy cơ biến chứng.

Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai
Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai

Với việc chăm sóc tiền sản tốt, hầu hết phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm đều có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh.

17 điều bạn nên làm trước khi cố gắng có thai
17 điều bạn nên làm trước khi cố gắng có thai

Bạn đã quyết định trở thành cha mẹ. Nhưng hãy chờ đợi một giây - hoặc thậm chí một tháng hoặc nhiều hơn. Để mang lại cho mình những cơ hội tốt nhất cho một thai kỳ khỏe mạnh và một đứa trẻ khỏe mạnh, có một số điều quan trọng bạn cần làm trước khi bắt đầu thụ thai.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cần tránh những điều gì khi muốn có thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  697 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi đang có dự định mang thai. Theo bác sĩ, tôi cần phải lưu ý và tránh những điều gì trước khi có thai ạ? Cảm ơn bác sĩ

Dùng thuốc tránh thai kéo dài có ảnh hưởng đến việc thụ thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  797 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi đã dùng thuốc tránh thai trong thời gian khá dài. Điều này có ảnh hưởng đến việc thụ thai của tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1137 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  987 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có thể tập luyện vào những ngày dễ thụ thai nhất không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  792 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi có thể tập luyện vào những ngày nhạy, dễ thụ thai nhất không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây