1

Hội chứng HELLP: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Hội chứng HELLP xảy ra với dưới 1% tổng số trường hợp mang thai. Tuy nhiên, trong số những phụ nữ bị tiền sản giật nặng, khoảng 20% sẽ bị hội chứng HELLP.
Hội chứng HELLP: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị Hội chứng HELLP: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Hội chứng HELLP là gì?

Hội chứng HELLP là một tình trạng hiếm gặp và nghiêm trọng khi mang thai, có ảnh hưởng đến máu và gan. Nó thường được mô tả như là một loại tiền sản giật nghiêm trọng hoặc biến chứng của tiền sản giật. Giống như tiền sản giật, hội chứng HELLP có thể phát triển trong thai kỳ hoặc sau khi sinh.

HELLP là viết tắt của:

  • Hemolysis: Tan máu (các tế bào hồng cầu bị vỡ, phá hủy)
  • Elevated Liver enzymes: Tăng men gan (gan hoạt động không bình thường)
  • Low Platelets: Số lượng tiểu cầu thấp (máu khó đông, khó cầm máu)

Hội chứng HELLP là trường hợp cấp cứu khẩn cấp. Nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa mạng sống của bà bầu và thai nhi.

Đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng HELLP

Hội chứng HELLP xảy ra với dưới 1% tổng số trường hợp mang thai. Tuy nhiên, trong số những phụ nữ bị tiền sản giật nặng, khoảng 20% sẽ bị hội chứng HELLP. Nếu bạn bị HELLP trong lần mang bầu trước, có khả năng bạn sẽ bị tái phát (như chứng tiền sản giật hoặc tăng huyết áp trong thai kỳ) trong lần mang thai sau.

Hội chứng HELLP cũng có thể di truyền trong các gia đình, do đó hãy chắc chắn để cho bác sĩ biết nếu mẹ hoặc em gái bạn bị hội chứng HELLP. Có một người họ hàng gần bị HELLP không nhất thiết là bạn sẽ bị bệnh, nhưng nó có thể khiến bạn có nguy cơ cao hơn.

Triệu chứng của hội chứng HELLP

Hội chứng HELLP thường phát triển trong tam cá nguyệt thứ ba, nhưng có thể xảy ra sớm hơn trong thai kỳ hoặc thậm chí sau khi sinh con. Tình trạng này có thể bao gồm các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác của tiền sản giật, nhưng không phải lúc nào cũng có. Các triệu chứng của HELLP lúc đầu có thể cảm thấy giống như bệnh cúm.

Nếu bị HELLP, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc thường không khỏe. Sau vài ngày, các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau hạ sườn phải hoặc đau quanh vùng dạ dày
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Vàng da, vàng mắt
  • Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu

Gọi ngay bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này.

Chẩn đoán hội chứng HELLP

Hội chứng HELLP có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, do đó bác sĩ sẽ khám sức khoẻ để kiểm tra chỗ sưng ở chân và sự căng tức ở mạn sườn phải – vị trí của gan. Sự căng tức ở khu vực này có thể chỉ ra rằng gan bị to (dấu hiệu bất ổn).

Bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán bao gồm đo huyết áp và xét nghiệm Protein niệu. Huyết áp cao và protein niệu là những dấu hiệu của chứng tiền sản giật, có thể phát triển thành HELLP.

(Nếu bạn bị tiền sản giật, bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu của HELLP vì tình trạng này hầu như luôn luôn xảy ra sau tiền sản giật, ngay cả khi không có các triệu chứng nghiêm trọng khác).

Nhưng ngay cả những phụ nữ không có triệu chứng tiền sản giật vẫn có thể bị chẩn đoán hội chứng HELLP, vì vậy bác sĩ cũng sẽ làm xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng hồng cầu và mức tiểu cầu. Số lượng tế bào máu thấp và mức tiểu cầu thấp là dấu hiệu của HELLP. Xét nghiệm máu cũng có thể cho thấy bằng chứng về tổn thương gan.

Điều trị hội chứng HELLP

Cũng như chứng tiền sản giật, sinh em bé là cách tốt nhất để ngăn ngừa hội chứng HELLP tiến triển. Phụ thuộc vào số tuần thai của bạn, bác sĩ sẽ kích chuyển dạ sớm hoặc mổ đẻ lấy thai.

Nếu các triệu chứng HELLP nhẹ và thai nhi dưới 34 tuần tuổi, bác sĩ sẽ có các hướng điều trị như:

  • Thuốc hạ huyết áp để kiểm soát huyết áp
  • Truyền tiểu cầu nếu số lượng tiểu cầu quá thấp hoặc nếu bạn bị xuất huyết. Số lượng tiểu cầu rất thấp cũng có thể giới hạn các lựa chọn của bạn để giảm đau trong quá trình sinh vì gây tê tuỷ sống hoặc gây tê ngoài màng cứng có nguy cơ nhỏ gây ra chứng xuất huyết tủy sống (máu tụ ở cột sống và gây áp lực lên tủy sống).
  • Thuốc corticosteroid giúp phổi của bé trưởng thành hơn. Điều này cũng có thể làm tăng số lượng tiểu cầu.

Bạn sẽ được giám sát chặt chẽ sau khi sinh con để đảm bảo rằng cơ thể không còn tan huyết quá nhanh (hemolysis), và không có dấu hiệu tổn thương gan nữa. Mức độ thường bắt đầu cải thiện trong vòng 48 giờ sau khi sinh.

Ảnh hưởng của hội chứng HELLP tới thai kỳ và thai nhi

Hội chứng HELLP là một trường hợp y khoa khẩn cấp có thể dẫn đến một số biến chứng đe dọa mạng sống, bao gồm:

  • Suy thận
  • Khó thở
  • Tụ dịch trong phổi
  • Nhiễm trùng máu hoặc chảy máu bất thường
  • Đột quỵ
  • Tụ máu trong gan
  • Các vấn đề về cung cấp máu cho gan hoặc suy gan

Các vấn đề về em bé thường liên quan đến chuyển dạ non và bởi vì nếu bạn phát triển HELLP, em bé có thể cần được sinh ra rất nhanh, bất kể bạn mang thai được bao lâu.

HELLP cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi nếu bào thai tách rời một phần hoặc toàn bộ từ tử cung (bong nhau thai) và em bé không có đủ oxy.

Nguy cơ của biến chứng đối với bạn và con đồng nghĩa rằng nơi tốt nhất để bạn sinh là ở bệnh viện, nơi có thể cung cấp chăm sóc y tế chuyên biệt từ những chuyên gia y khoa chuyên về bà mẹ - thai nhi.

Phòng tránh hội chứng HELLP

Thật không may, không có cách nào để ngăn ngừa hội chứng HELLP. Chăm sóc trước khi sinh tốt và khám thai đầy đủ có lẽ là điều quan trọng nhất bạn có thể làm.

Tại mỗi lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu tiền sản giật, như huyết áp cao và protein trong nước tiểu. Vì chứng tiền sản giật có thể dẫn đến hội chứng HELLP, nên nhận biết được các triệu chứng tiền sản giật cũng quan trọng, do đó bạn có thể điều trị càng sớm càng tốt.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: hội chứng hellp
Tin liên quan
Ăn kiêng trước khi có thai - Những điều cần biết!
Ăn kiêng trước khi có thai - Những điều cần biết!

Bạn nên biết rằng, cơ hội thụ thai và sinh con khỏe mạnh sẽ lớn hơn nếu bạn gần với mức trọng lượng lý tưởng của mình.

Thiếu máu do thiếu sắt: Những điều cần biết trước khi mang thai
Thiếu máu do thiếu sắt: Những điều cần biết trước khi mang thai

Tại sao sắt lại quan trọng trong thai kỳ? Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt là gì? Cần làm gì khi thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ? Cùng tìm hiểu cụ thể những vấn đề trên trong bài viết dưới đây!

Tiều đường thai kỳ: Những điều cần biết trước khi mang thai
Tiều đường thai kỳ: Những điều cần biết trước khi mang thai

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường máu cao được chẩn đoán lần đầu trong thai kỳ (trước mang thai không bị bệnh tiểu đường).

Nhiễm HIV và những điều cần biết trước khi mang thai
Nhiễm HIV và những điều cần biết trước khi mang thai

Số trẻ sơ sinh bị nhiễm từ mẹ sang con đã giảm đáng kể kể từ đầu những năm 1990 nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu, phòng ngừa, sàng lọc và điều trị sớm HIV.

Bệnh lupus ban đỏ: Những điều cần biết trước khi mang thai
Bệnh lupus ban đỏ: Những điều cần biết trước khi mang thai

Nhiều bác sĩ coi việc mang bầu là quá nguy hiểm đối với bất kỳ phụ nữ nào mắc lupus ban đỏ hệ thống và họ thường không được khuyến khích sinh con vì mang thai có nguy cơ khiến cho các triệu chứng lupus tồi tệ hơn kèm theo tăng nguy cơ biến chứng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Đang mắc chứng trầm cảm liệu có mang thai được không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  950 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi đang mắc chứng trầm cảm. Liệu tôi có mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Người bị chứng đau nửa đầu cần lưu ý những gì trước khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  891 lượt xem

-Thưa bác sĩ, tôi bị chứng đau nửa đầu. Tôi cần lưu ý những điều gì trước khi chuẩn bị mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1326 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1144 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Cần tránh những điều gì khi muốn có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  816 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi đang có dự định mang thai. Theo bác sĩ, tôi cần phải lưu ý và tránh những điều gì trước khi có thai ạ? Cảm ơn bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây