1

Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai

Điều trị sớm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong khi mang thai sẽ bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn, giảm thiểu một số nguy cơ trong thai kỳ.
Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai

Nội dung chính bài viết:

  • Cách điều trị thiếu máu hiệu quả nhất trong thời kỳ mang thai là dùng thực phẩm chức năng bổ sung sắt kết hợp bổ sung viên vitamin tổng hợp cho bà bầu.
  • Bổ sung chất sắt theo đúng hướng dẫn sẽ đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, các thực phẩm bổ sung chất sắt thường có nhược điểm là gây táo bón, hoặc đầy bụng, buồn nôn.
  • Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày, lên kế hoạch tập luyện sẽ giúp khắc phục tác dụng phụ của viên sắt. Nếu tác dụng phụ không giảm nhiều, bác sĩ sẽ kê thuốc cho bạn.
  • Sắt được hấp thu tốt nhất trong môi trường acid và bị giảm hấp thu bởi một số loại thuốc (levothyroxine), thực phẩm (cà phê, trà, trứng, sữa, đậu nành…).

Thuốc nào được dùng điều trị thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai?

Nếu thiếu máu do thiếu sắt có nghĩa là cơ thể bạn có ít lượng sắt cần thiết để xây dựng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Cách điều trị thiếu máu hiệu quả nhất trong thời kỳ mang thai là dùng chất bổ sung chất sắt kết hợp với việc bổ sung vitamin cho bà bầu.

Việc xác định đúng liều cần dùng có thể mất một chút thử nghiệm và có thể có sai sót, hãy trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ y tế để cân bằng giữa hiệu quả với các phản ứng phụ khó chịu. Bạn có thể phải uống vitamin cho bà bầu và chất bổ sung sắt vào những thời điểm khác nhau.

Bổ sung viên sắt có an toàn khi mang thai không?

Có, chất bổ sung sắt hoàn toàn an toàn trong thai kỳ. Và nếu uống đúng theo chỉ định thì sẽ nhận thấy được những cải thiện đáng kể từ chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Vẫn duy trì uống bổ sung vitamin bà bầu vì bạn vẫn cần nó để bổ sung các khoáng chất quan trọng khác và cũng vẫn duy trì bổ sung sắt trong chế độ ăn uống thai kỳ.

Lưu ý: Viên sắt cho người lớn có thể gây nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ em có thể bị bệnh nặng, hoặc thậm chí tử vong, do vô tình uống viên thuốc sắt. Giữ các viên sắt của bạn an toàn ra ngoài tầm với của trẻ em.

Tác dụng phụ của viên thuốc sắt cho bà bầu?

Điều đầu tiên bạn có thể nhận thấy khi bắt đầu sử dụng viên sắt là phân sẽ biến thành màu đen, hoặc gần như màu đen, vì cơ thể không hấp thụ hoàn toàn chất này. Mặc dù có vẻ lạ, nhưng cũng không có gì phải lo lắng, đây chỉ là phản ứng bình thường đối với lượng sắt dư thừa trong cơ thể.

Phổ biến nhất là tác dụng phụ đường tiêu hóa. Bạn có thể cảm thấy bị đầy bụng hoặc buồn nôn, hoặc đau dạ dày.

Táo bón và không thể đi đại tiện cũng là một tác dụng phụ phổ biến khác của quá trình mang thai và việc bổ sung sắt có thể khiến tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn đang bị táo bón, hãy uống nhiều chất lỏng, ăn ít nhất 25 gram chất xơ mỗi ngày và vào nhà vệ sinh bất cứ khi nào cảm thấy muốn đi.

Trao đổi với bác sĩ để đưa ra một kế hoạch tập thể dục và thử uống nước quả mật khô để dễ đi đại tiện. Bác sĩ có thể cũng sẽ kê thuốc làm mềm phân cho bạn.

Cách đối phó với tác dụng phụ của viên thuốc sắt và cách uống hiệu quả nhất

Uống viên sắt như nào và vào thời điểm nào sẽ tạo nên một khác biệt to lớn? Ví dụ nếu bạn cảm thấy buồn nôn sau khi uống, hãy thử uống nó với kèm trong một bữa ăn nhẹ hoặc một ít nước trái cây. Đừng uống sắt trong bữa ăn chính - quá nhiều thực phẩm sẽ ngăn ngừa sự hấp thụ sắt.

Sắt được hấp thụ tốt nhất với axit. Hãy bổ sung nước cam ép để cơ thể bạn có thể có được lợi ích tối đa.

Thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn hấp thụ chất sắt. Ví dụ, ợ nóng là một bệnh phổ biến khác trong thời kỳ mang thai và nhóm thuốc trung hòa acid điều trị chứng ợ nóng có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt. Nếu bạn cần uống thuốc trung hòa acid, tốt nhất nên bổ sung sắt ít nhất hai giờ trước hoặc hai giờ sau khi dùng thuốc.

Sắt cũng có thể ngăn hấp thu một số loại thuốc nhất định, như levothyroxine, được dùng cho các bệnh lý tuyến giáp. Nếu bạn uống sắt và levothyroxine, hãy uống những loại thuốc này cách nhau 4 giờ đồng hồ. Kiểm tra xem có cần điều chỉnh thời gian uống các loại thuốc khác hay không.

Một số thực phẩm và đồ uống thậm chí có thể ngăn cơ thể hấp thụ sắt. Bao gồm:

  • Cà phê và trà
  • Trứng
  • Các sản phẩm sữa
  • Đậu nành, các loại hạt và các loại thực phẩm có hàm lượng phytates cao (dạng lưu trữ của phốt pho)

Để có kết quả tốt nhất, hãy uống viên thuốc sắt một giờ trước hoặc hai giờ sau khi ăn các loại thực phẩm và đồ uống này. Tương tự có thể áp dụng cho viên bổ sung canxi.

Có vẻ như có quá nhiều điều phải nhớ, nhưng nó trở thành điều hiển nhiên thứ hai khi bạn coi chúng như một thói quen. Và đừng bỏ cuộc nếu bạn đang gặp những phản ứng phụ khó chịu khi uống bổ sung sắt. Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng một loại viên sắt khác hoặc gợi ý chia liều thành những lượng nhỏ hơn để dùng trong các khoảng thời gian trong ngày.

Có lựa chọn thay thế nào cho các viên sắt không?

Hãy trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn của mình. Nếu không thể chịu đựng được việc uống sắt dạng viên, hãy yêu cầu dạng chất lỏng. (Có thể bạn sẽ muốn sử dụng ống hút để uống cho khỏi hại răng).

Nếu thiếu máu do thiếu sắt trầm trọng, không đáp ứng tốt với viên thuốc sắt, bạn có thể cần phải tiêm tĩnh mạch. Bác sĩ có thể làm điều này hoặc họ sẽ giới thiệu bạn đến bác sĩ huyết học.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai
Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Là phụ nữ, không phải bất thường khi bị thiếu máu, đặc biệt khi bạn đang ở tuổi sinh đẻ.

Kiểm soát thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai
Kiểm soát thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Tùy thuộc vào cơ thể và nhu cầu của bạn, lượng sắt cần bổ sung sẽ là 60 - 120mg sắt mỗi ngày. Nếu đang mang thai, bạn cần uống thêm vitamin tổng hợp dành cho bà bầu, có chứa khoảng 30mg sắt.

Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai
Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai

Huyết áp mạn tính có thể dao động từ mức nhẹ đến nặng. Nó cũng phụ thuộc vào việc bạn có bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào khác hay không...

Cách kiểm soát HIV trong thời kỳ mang thai
Cách kiểm soát HIV trong thời kỳ mang thai

Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để xác định lượng virus (lượng virus trong máu) và số lượng tế bào CD4 (số lượng tế bào miễn dịch CD4 bạn có).

Chứng lo âu trong thời kỳ mang thai
Chứng lo âu trong thời kỳ mang thai

Sự lo lắng trở thành vấn đề khi cảm xúc mạnh mẽ đến nỗi không biến mất hoặc bắt đầu can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu những suy nghĩ của bạn ngăn cản bạn làm những việc mà bạn thường làm, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc chứng rối loạn lo âu.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phải làm sao khi bị cám dỗ bởi các loại thuốc ngủ trong thời kỳ mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  957 lượt xem

- Thưa bác sĩ, từ khi mang thai, mỗi khi đi ngủ tôi lại có cảm giác vô cùng khó chịu. Lúc ấy, tôi chỉ muốn uống thuốc ngủ có được một giấc ngủ thật ngon. Bác sĩ bảo tôi phải làm thế nào bây giờ?

Có nên uống thuốc giảm cân trong thời kỳ mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4137 lượt xem

- Bác sĩ ơi, uống thuốc giảm cân trong thời kỳ mang thai có an toàn không ạ? Theo bác sĩ tôi có nên uống thuốc giảm cân trong thời kỳ mang thai không?

Đặt thuốc viêm âm đạo trong thời kỳ đầu mang thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  631 lượt xem

Mua que về thử, thấy lên 2 vạch, em đi khám, bs cho siêu âm đầu dò, nội soi cổ tử cung rồi bảo em bị viêm lộ tuyến nhẹ, viêm âm đạo. Bs cho em toa thuốc về uống và đặt. Hiện em đã uống 07 ngày thuốc Pricefil (Cefprozil) 500mg và đặt 10 ngày thuốc Cloginelle - Ngay trong thời kỳ đầu mang thai, em đã đặt thuốc và uống như vậy, có sao không ạ?

Vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có sao không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1010 lượt xem

- Bác sĩ ơi, vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có phải là hiện tượng bình thường không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé! Cảm ơn bác sĩ!

Chương trình luyện tập có thể tiếp tục trong thời kỳ mang thai là gì?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  829 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có thể tiếp tục chương trình luyện tập của mình với những môn thể thao nào trong thời kỳ mang thai? Bác sĩ hãy cho tôi một số gợi ý nhé, cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây