1

Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai

Huyết áp mạn tính có thể dao động từ mức nhẹ đến nặng. Nó cũng phụ thuộc vào việc bạn có bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào khác hay không...
Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai

Nội dung chính bài viết:

  • Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp mạn tính trong thai kỳ sẽ được chỉ định dùng thuốc hoặc giảm liều hoặc chuyển loại thuốc, ngừng thuốc tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.
  • Tham gia đầy đủ các lần hẹn thăm khám để kiểm tra sức khỏe của bà bầu và thai nhi.
  • Một số dấu hiệu cảnh báo chứng tiền sản giật trên nền cao huyết áp mạn tính: nhức đầu trầm trọng dai dẳng, sưng phù nề đột ngột, tăng cân đột ngột,...
  • Có nhiều biện pháp giúp bà bầu kiểm soát huyết áp khi mang thai: ăn uống lành mạnh, cân nặng phù hợp, không hút thuốc lá, tập thể dục nếu có thể…

Tôi bị huyết áp cao. Điều gì sẽ xảy ra trong lần khám thai đầu tiên?

Trong lần khám thai đầu tiên, hãy chuẩn bị thảo luận về tình trạng của bạn với bác sĩ những vấn đề bao gồm:

  • Thời điểm bắt đầu thụ thai
  • Những xét nghiệm hoặc quy trình nào bạn đã được thực hiện
  • Bạn đã có các biến chứng như các vấn đề về mắt, tim hoặc thận hay chưa
  • Bạn đang dùng loại thuốc nào hoặc trước đây đã dùng loại thuốc nào

Bạn cũng có thể mang các hồ sơ y khoa đi cùng với bạn. Bằng cách này bác sĩ có thể xem lại các chỉ số huyết áp của bạn qua thời gian cũng như có kết quả xét nghiệm và các đánh giá khác.

Nếu bạn không có xét nghiệm máu và nước tiểu (liên quan đến huyết áp) được thực hiện gần đây, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu làm xét nghiệm mới. Điều này sẽ cung cấp cho bác sĩ một bộ các xét nghiệm cơ bản hoàn chỉnh, sẽ rất hữu ích khi nhận thấy bất kỳ thay đổi nào khi quá trình mang thai tiến triển.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và cách điều trị trước đó của bạn, bác sĩ của bạn có thể cho làm siêu âm tim hoặc điện tâm đồ (EKG) để kiểm tra tim của bạn.

Bạn cũng sẽ được kiểm tra mắt. Huyết áp mãn tính có thể làm hỏng võng mạc (lớp màng nhạy cảm ánh sáng ở phía sau mắt).

Nếu đây là lần đầu tiên được chẩn đoán là mắc bệnh cao huyết áp, bạn hoàn toàn có thể điều trị, bao gồm thực hiện các xét nghiệm để loại trừ các vấn đề sức khỏe khác có thể gây ra huyết áp cao như bệnh thận, bệnh tiểu đường hoặc tiền sản giật.

Bác sĩ sẽ giải thích những nguy cơ liên quan đến chứng cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang bầu và khuyên bạn nên theo dõi các dấu hiệu tiền sản giật.

Phương pháp điều trị cao huyết áp trong thai kỳ?

Điều đó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Huyết áp mạn tính có thể dao động từ mức nhẹ đến nặng. Nó cũng phụ thuộc vào việc bạn có bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào khác hay không.

Nếu bạn đang dùng thuốc, bác sĩ có thể giảm liều, chuyển loại thuốc khác hoặc loại bỏ hoàn toàn.

Cao huyết áp mức độ nhẹ

Huyết áp cao nhẹ là một hoặc cả hai chỉ số ở mức cao

  • Huyết áp tâm thu (chỉ số trên) từ 140 đến 159 milimet thủy ngân (mmHg)
  • Huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) từ 90 đến 109 mmHg

Huyết áp có xu hướng giảm trong 3 tháng đầu của thai kỳ ở tất cả phụ nữ và trở lại mức bình thường trong tam cá nguyệt thứ 3. Tùy vào mức độ huyết áp giảm xuống, và liệu bạn có bất kỳ biến chứng nào khác (bệnh tiểu đường hay bệnh thận), mà bác sĩ có thể khuyên bạn ngừng dùng thuốc giảm huyết áp hoặc giảm liều. Ngừng thuốc tạm thời không gây ra vấn đề gì nếu bệnh trạng của bạn ở mức nhẹ.

Nếu bạn hiện không dùng thuốc huyết áp, bác sĩ có thể sẽ không khuyên bạn bắt đầu dùng ngay. Nhưng họ sẽ theo dõi bạn chặt chẽ, và nếu huyết áp của bạn bắt đầu ở mức quá cao, bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên bắt đầu hoặc tiếp tục dùng thuốc, ngay cả khi huyết áp chỉ ở mức nhẹ. Đây thường là trường hợp nếu tình trạng huyết áp cao của bạn có liên quan đến một số bệnh khác, như bệnh tim hoặc thận.

Cao huyết áp mức độ nặng

Huyết áp cao nghiêm trọng là một hoặc cả hai chỉ số ở mức cao

  • Huyết áp tâm thu từ 160 mmHg trở lên
  • Huyết áp tâm trương từ 110 mmHg trở lên

Nếu bị huyết áp cao nặng trước khi mang bầu, bạn sẽ cần phải tiếp tục dùng thuốc huyết áp trong thời gian mang thai. Nếu huyết áp vẫn còn quá cao, bạn sẽ cần điều chỉnh thuốc để đưa chỉ số huyết áp xuống thấp hơn.

Bác sĩ có thể chuyển loại thuốc thông thường sang loại thuốc an toàn hơn cho thai nhi. Một số thuốc giảm huyết áp, như thuốc ức chế men chuyển ACE, có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nếu dùng cho bà bầu. Tuy nhiên, điều quan trọng là tiếp tục uống thuốc vì huyết áp cao không kiểm soát được có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng cho bạn và thai nhi.

Bạn có thể được đặt ra chỉ số huyết sáp mục tiêu, có thể là trong khoảng giữa 120/80 và 160/105 mmHg. Nếu huyết áp không được kiểm soát, hoặc nếu bác sĩ nghi ngờ bạn đang phát triển các biến chứng, như tiền sản giật, bác sĩ có thể đưa bạn đến bệnh viện để điều trị hoặc thực hiện xét nghiệm bổ sung.

Bác sĩ sẽ theo dõi bà bầu và thai nhi như nào?

Bà bầu sẽ thăm khám thường xuyên hơn và được thực hiện các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để theo dõi tình trạng của 2 mẹ con. Cho dù huyết áp cao ở mức nhẹ hay nghiêm trọng, thì điều quan trọng là phải đến đầy đủ các cuộc hẹn thăm khám. Điều này cho phép bác sĩ phát hiện bất kỳ vấn đề gì về phát triển, như huyết áp tăng, dấu hiệu tiền sản giật, hoặc nhận thấy thai nhi không phát triển tốt.

Ngoài siêu âm thông thường trong tam cá nguyệt thứ hai, bạn cũng sẽ được siêu âm thường xuyên hơn trong tam cá nguyệt thứ ba để theo dõi sự phát triển của em bé và mức nước ối.

Một khi thai nhi bắt đầu cử động thường xuyên, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đếm số lần đá của thai nhi để theo dõi các cử động của bé. Báo cho bác sĩ luôn nếu bạn nhận thấy em bé ít hoạt động hơn bình thường.

Bác sĩ cũng có thể kiểm tra và xem chỉ số huyết áp bạn đo được tại nhà. Bác sĩ sẽ chỉ cho bạn số lần cần đo mỗi ngày và yêu cầu được xem kết quả trong lần thăm khám kế tiếp. Họ sẽ cho bạn biết khi nào cần gọi đến phòng khám hoặc bệnh viện nếu huyết áp vượt qua một mức độ nhất định.

Nếu huyết áp cao trở nên trầm trọng, bà bầu có dấu hiệu phát triển chứng tiền sản giật, hoặc bác sĩ lo ngại về tình trạng phát triển của thai nhi, bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm bổ sung để kiểm tra bé. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Kiểm tra sức khỏe thai nhi không kích thích (không có tác động gây kích thích thai): Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ theo dõi nhịp tim của bé, đầu tiên là khi bé đang nghỉ ngơi và sau đó là khi bé cử động. Điều này giúp bác sĩ thấy được con bạn đang làm gì.
  • Trắc sinh đồ vật lý thai nhi: Bằng cách siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra mức nước ối cũng như sự cử động của cơ thể bé, cơ bắp, vận động hô hấp và nhịp tim.
  • Siêu âm Doppler: Đây là quy trình quét dây rốn để kiểm tra tình trạng máu chảy đến thai.

Điều gì xảy ra nếu huyết áp của bà bầu quá cao?

Điều đó phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn. Bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc và theo dõi bà bầu như một bệnh nhân ngoại trú, hoặc họ có thể yêu cầu bạn nhập viện cho đến khi huyết áp được kiểm soát.

Nếu bác sĩ lo ngại bạn đang phát triển chứng tiền sản giật cùng với huyết áp cao (tiền sản giật thêm vào) thì bạn sẽ được theo dõi tại bệnh viện. Bạn có thể phải ở lại đó cho đến khi sinh. Tùy vào tình trạng của bạn và tình trạng sức khoẻ của em bé, mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn nên sinh sớm, ngay cả khi điều đó có nghĩa là em bé của bạn sẽ sinh non.

Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể gặp các triệu chứng tiền sản giật ở bất kỳ thời điểm nào, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo bao gồm:

  • Nhức đầu trầm trọng không hết
  • Sưng phù nề đột ngột (đôi khi phù nề là bình thường trong thai kỳ.)
  • Tăng cân đột ngột
  • Tầm nhìn thay đổi, bao gồm hoa mắt, mờ mắt, nhìn thấy nhiều điểm, nhạy cảm với ánh sáng, hoặc mất thị lực tạm thời
  • Đau đớn hay đau ở vùng bụng trên
  • Buồn nôn và nôn trong nửa sau thai kỳ
  • Khó thở

Bà bầu có thể làm gì để có một thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh?

Có rất nhiều cách bà bầu có thể làm để kiểm soát huyết áp trong khi mang thai:

  • Tăng cân lành mạnh. Mặc dù thông thường kiểm soát huyết áp cao bằng cách giảm cân sẽ được cho là khôn ngoan nhưng điều này không được khuyến khích trong thời kỳ mang thai. Nhưng tăng một lượng cân nặng vừa phải, phù hợp trong thai kỳ có thể giúp duy trì kiểm soát huyết áp.
  • Ăn uống phù hợp. Ăn uống lành mạnh, cân bằng với nhiều ngũ cốc nguyên cám, các sản phẩm sữa ít chất béo, cá có hàm lượng thủy ngân thấp, thịt nạc, và các sản phẩm tươi.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu. Hút thuốc lá làm tăng huyết áp, cả hai đều không được khuyến khích trong thời kỳ mang thai.
  • Nói lời “tạm biệt” với việc chỉ nằm nghỉ ngơi trên giường. Trước đây, phụ nữ mang thai bị cao huyết áp thường được khuyên nghỉ ngơi trên giường, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy rằng nằm trên giường nghỉ có thể cải thiện đáng kể kết quả cho phụ nữ hoặc trẻ sơ sinh.
  • Tập thể dục nếu có thể. Trao đổi với bác sĩ về việc tập thể dục và loại hình nào bạn có thể tập một cách an toàn. Nếu huyết áp được kiểm soát tốt, bạn không có biến chứng, và thường xuyên tập thể dục, bạn có thể sẽ vẫn tiếp tục duy trì được các thói quen thông thường. Nếu bác sĩ đề nghị tránh tập luyện vì nó có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu chảy vào nhau thai, hãy thử một hoạt động tác động thấp như đi bộ hay bơi lội.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nuốt tinh dịch trong thời kỳ mang thai có an toàn không?
Nuốt tinh dịch trong thời kỳ mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tôi nuốt tinh dịch trong khi đang mang thai có bị làm sao không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Huyết áp cao mạn tính khi mang thai
Huyết áp cao mạn tính khi mang thai

Hầu hết phụ nữ bị huyết áp cao có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên việc bị cao huyết áp trong thời kỳ mang thai sẽ khiến bà bầu và bé dễ mắc những biến chứng nhất định.

Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai
Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai

Điều trị sớm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong khi mang thai sẽ bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn, giảm thiểu một số nguy cơ trong thai kỳ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có sao không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  872 lượt xem

- Bác sĩ ơi, vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có phải là hiện tượng bình thường không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé! Cảm ơn bác sĩ!

Phải làm sao khi bị cám dỗ bởi các loại thuốc ngủ trong thời kỳ mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  824 lượt xem

- Thưa bác sĩ, từ khi mang thai, mỗi khi đi ngủ tôi lại có cảm giác vô cùng khó chịu. Lúc ấy, tôi chỉ muốn uống thuốc ngủ có được một giấc ngủ thật ngon. Bác sĩ bảo tôi phải làm thế nào bây giờ?

Có nên uống thuốc giảm cân trong thời kỳ mang thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3949 lượt xem

- Bác sĩ ơi, uống thuốc giảm cân trong thời kỳ mang thai có an toàn không ạ? Theo bác sĩ tôi có nên uống thuốc giảm cân trong thời kỳ mang thai không?

Làm gì để kiểm soát hen suyễn và dị ứng khi mang thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  585 lượt xem

- Bác sĩ có thể cho tôi biết cách để kiểm soát hen suyễn và dị ứng khi đang mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Chương trình luyện tập có thể tiếp tục trong thời kỳ mang thai là gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  686 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có thể tiếp tục chương trình luyện tập của mình với những môn thể thao nào trong thời kỳ mang thai? Bác sĩ hãy cho tôi một số gợi ý nhé, cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây