Cách kiểm soát HIV trong thời kỳ mang thai
Phụ nữ dương tính với HIV cần khám chuyên gia khi mang thai không?
Có. Điều quan trọng là tìm một chuyên gia có kinh nghiệm về chăm sóc phụ nữ có thai bị nhiễm HIV. Cũng có các phòng khám đặc biệt dành cho phụ nữ nhiễm HIV, nơi bạn có thể tìm thấy một nhóm bác sĩ, nữ hộ sinh và các nhà cung cấp khác để chăm sóc cho bạn.
Điều gì sẽ xảy ra trong lần khám thai đầu tiên?
Bác sĩ sẽ muốn tìm hiểu thêm về lịch sử y tế của bạn và cách điều trị HIV trong quá khứ mà bạn đã từng thực hiện. Họ cũng muốn có một bức tranh rõ ràng về tình trạng sức khoẻ của bạn ngay bây giờ. Thông tin này sẽ giúp bạn nhận được sự chăm sóc mà bạn cần.
Cùng với các quy trình xét nghiệm và kiểm tra định kỳ trong cuộc hẹn khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ cần làm thêm một số quy trình khác.
Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để xác định lượng virus (lượng virus trong máu) và số lượng tế bào CD4 (số lượng tế bào miễn dịch CD4 bạn có). Nếu bạn đang điều trị HIV, bạn sẽ quen với các xét nghiệm này. Chúng cho biết hệ thống miễn dịch của bà bầu khỏe mạnh như nào và liệu các loại thuốc đang dùng có hiệu quả không.
Số lượng tế bào CD4 cũng cho biết bạn có cần kháng sinh để phòng ngừa bệnh viêm phổi hay các bệnh nhiễm trùng khác hay không.
Bác sĩ có thể làm xét nghiệm để xem bạn có những loại thuốc điều trị HIV nào bị kháng không, kiểm tra bệnh thiếu máu, và xem gan và thận của bạn hoạt động tốt như nào.
Bạn có thể có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STIs), do đó bác sĩ có thể sẽ kiểm tra những bệnh này. Bạn cũng có thể được kiểm tra bệnh nhiễm toxoplasmosis, viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, và lao phổi.
Bác sĩ sẽ xem xét lại việc tiêm vắc xin chủng ngừa của bạn để đảm bảo bạn đã được chủng ngừa đầy đủ và bổ sung bất kỳ cái nào cần, đặc biệt là viêm gan A, viêm gan B, cúm và phế cầu. Bác sĩ cũng có thể đề nghị bà bầy chủng ngừa Tdap, để bảo vệ khỏi ba căn bệnh nghiêm trọng: Bạch cầu, ho gà, uốn ván.
Được tiêm chủng bằng Tdap trong thời kỳ mang thai có nghĩa là con của bạn sẽ nhận được các kháng thể mà bạn tạo ra và được bảo vệ chống lại các bệnh này cho đến khi bé đủ tuổi để được tiêm vắcxin.
Cuối cùng, bác sĩ sẽ giúp bạn phối hợp mọi sự chăm sóc và hỗ trợ khác mà bạn cần để giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Điều này có thể bao gồm giúp bỏ thuốc lá hoặc giải quyết vấn đề lạm dụng chất gây nghiện. Bác sĩ cũng có thể giúp bạn có được các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần nếu bạn đang phải vật lộn với chứng trầm cảm hoặc lo âu.
Phương pháp điều trị HIV khi mang thai
Các chuyên gia khuyến cáo rằng tất cả những người nhiễm HIV đều nên được điều trị kháng retrovirus (ART). Điều này đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai.
ART hoạt động bằng cách ức chế virut HIV, bảo vệ hệ miễn dịch để giữ bạn khỏe mạnh. Nó làm giảm nguy cơ thai nhi bị nhiễm HIV bằng cách giảm lượng virut mà em bé bị phơi nhiễm trong thời gian mang thai và chuyển dạ. Một số thuốc ART đi qua hàng rào nhau thai, vì vậy chúng cung cấp bảo vệ trực tiếp cho thai nhi.
Liệu trình điều trị chính xác của bạn phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm, tình trạng bệnh lý, thời gian mang bầu, và liệu bạn đã dùng thuốc kháng retrovirus ART hay chưa. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về bất kỳ tác động tiềm ẩn nào mà thuốc có thể gây ra cho em bé.
Nếu bạn đã từng điều trị ARV khi biết mình đang mang thai, đừng ngưng dùng thuốc. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ của mình để đảm bảo thuốc bạn đang sử dụng là thuốc tốt nhất trong thời kỳ mang bầu. Bác sĩ cũng sẽ xem lại liều lượng của bạn vì có thể cần phải thay đổi khi bạn mang thai.
Nếu bạn đang uống thuốc nhưng bị nôn ói do ốm nghén trong tam cá nguyệt thứ nhất (không giữ được thuốc trong bụng), bác sĩ có thể kê cho bạn một loại thuốc chống nôn. Nếu điều đó không giúp ích gì, việc điều trị HIV của bạn có thể bị dừng tạm thời. Việc uống thuốc thất thường có thể góp phần khiến các dòng virus kháng thuốc, vì vậy bạn cần phải điều trị lại ART ngay khi có thể.
Tuân thủ chế độ điều trị ARV càng chặt chẽ càng tốt là chìa khóa để giữ cho tải lượng virus của bà bầu ở mức thấp. Nếu gặp khó khăn khi tuân thủ chế độ thuốc chính xác vào bất kỳ lúc nào trong thai kỳ, hãy nhớ nói cho bác sĩ biết ngay. Bạn cũng cần tiếp tục dùng thuốc như bình thường trong khi chuyển dạ.
Bà bầu sẽ được chăm sóc như nào lúc đẻ?
Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để đo tải lượng virus và số lượng tế bào CD4 để đảm bảo quy trình điều trị đang hoạt động tốt. Bạn cũng sẽ được xét nghiệm để xem liệu bạn có phản ứng xấu với thuốc của mình hay không. Điều này có thể bao gồm kiểm tra lượng đường máu, mức độ sắt, hoặc chức năng thận và gan
Phần lớn, bà bầu sẽ được chăm sóc trước khi sinh như những phụ nữ không nhiễm HIV. Tuy nhiên, chọc ối có thể là một thử nghiệm gây vấn đề.
Đây là một xét nghiệm xâm lấn, đôi khi được thực hiện để chẩn đoán bất thường về nhiễm sắc thể. Trong quy trình này, kim tiêm sẽ được chèn vào qua thành bụng để lấy một lượng nhỏ dịch từ túi ối bao quanh em bé.
Không có báo cáo nào về việc trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV sau khi chọc ối ở phụ nữ điều trị ARV. Nhưng nếu tải lượng virus của bạn cao, bác sĩ có thể nói rằng, nguy cơ em bé nhiễm bệnh sẽ cao hơn.
Phụ nữ mang thai có thể làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh?
Ngoài việc đến đầy đủ các cuộc thăm khám trước sinh và tuân thủ chặt chẽ chế độ thuốc được kê cho bạn, thì điều quan trọng là phải chăm sóc bản thân theo những cách khác. Giống như tất cả phụ nữ mang thai, ăn uống lành mạnh, tập thể dục, và nói không với rượu, thuốc bất hợp pháp và hút thuốc sẽ giúp bạn có một kỳ khỏe mạnh.
Có rất nhiều khó khăn trong thời kỳ mang bầu, đặc biệt nếu bạn nhiễm HIV. Nhưng cũng có rất nhiều sự hỗ trợ từ nhiều phía. Có nhiều cách để xây dựng mạng lưới hỗ trợ của riêng bạn. Nhưng nếu không thể nhận được sự trợ giúp mà bạn cần từ bạn bè và gia đình, hãy hỏi bác sĩ của bạn về các nhóm địa phương hoặc tìm kiếm trực tuyến. Nói chuyện với những người khác đã trải qua một trải nghiệm tương tự và hiểu cảm giác của bạn như thế nào có thể mang lại sự hỗ trợ thiết thực nhất cho bạn.
Trong thời gian mang thai, tình trạng căng thẳng, mệt mỏi dường như vô cùng phổ biến đối với các bà bầu. 5 biện pháp dưới đây sẽ giúp các bà bầu phần nào giảm được căng thẳng, stress!
Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.
Điều trị sớm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong khi mang thai sẽ bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn, giảm thiểu một số nguy cơ trong thai kỳ.
Tùy thuộc vào cơ thể và nhu cầu của bạn, lượng sắt cần bổ sung sẽ là 60 - 120mg sắt mỗi ngày. Nếu đang mang thai, bạn cần uống thêm vitamin tổng hợp dành cho bà bầu, có chứa khoảng 30mg sắt.
Sự lo lắng trở thành vấn đề khi cảm xúc mạnh mẽ đến nỗi không biến mất hoặc bắt đầu can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu những suy nghĩ của bạn ngăn cản bạn làm những việc mà bạn thường làm, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc chứng rối loạn lo âu.
- 1 trả lời
- 1035 lượt xem
- Bác sĩ ơi, vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có phải là hiện tượng bình thường không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé! Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 992 lượt xem
- Thưa bác sĩ, từ khi mang thai, mỗi khi đi ngủ tôi lại có cảm giác vô cùng khó chịu. Lúc ấy, tôi chỉ muốn uống thuốc ngủ có được một giấc ngủ thật ngon. Bác sĩ bảo tôi phải làm thế nào bây giờ?
- 1 trả lời
- 4167 lượt xem
- Bác sĩ ơi, uống thuốc giảm cân trong thời kỳ mang thai có an toàn không ạ? Theo bác sĩ tôi có nên uống thuốc giảm cân trong thời kỳ mang thai không?
- 1 trả lời
- 717 lượt xem
- Bác sĩ có thể cho tôi biết cách để kiểm soát hen suyễn và dị ứng khi đang mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 850 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi có thể tiếp tục chương trình luyện tập của mình với những môn thể thao nào trong thời kỳ mang thai? Bác sĩ hãy cho tôi một số gợi ý nhé, cảm ơn bác sĩ!