1

Kiểm soát thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Tùy thuộc vào cơ thể và nhu cầu của bạn, lượng sắt cần bổ sung sẽ là 60 - 120mg sắt mỗi ngày. Nếu đang mang thai, bạn cần uống thêm vitamin tổng hợp dành cho bà bầu, có chứa khoảng 30mg sắt.
Kiểm soát thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai Kiểm soát thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Nội dung chính bài viết:

  • Triệu chứng của thiếu máu do thiếu sắt khá giống với các triệu chứng mang thai, do đó cần xét nghiệm máu để xác định chính xác.
  • Trường hợp thiếu máu và lượng sắt không cải thiện, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán nguyên nhân gây thiếu máu.
  • Việc bổ sung các viên sắt hoặc ống sắt nước là cần thiết để điều trị thiếu máu do thiếu sắt.
  • Khoảng 2 tuần sau khi bắt đầu dùng viên sắt, nồng độ Hemoglobin bắt đầu tăng lên.
  • Các chế phẩm bổ sung sắt thường tồn tại một số tác dụng phụ: táo bón, đầy bụng, buồn nôn. Bài viết chỉ ra một số mẹo để khắc phục tình trạng này.

Làm thế nào để bà bầu biết mình bị thiếu máu do thiếu sắt?

Nếu bị thiếu máu do thiếu sắt, bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, đặc biệt nếu bị thiếu máu nhẹ. Hoặc bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu và chóng mặt. Tuy nhiên đây là những triệu chứng thông thường bạn có thể gặp phải trong thời kỳ mang bầu, vì vậy bạn có thể không biết mình bị thiếu máu do thiếu sắt cho đến khi thử máu.

Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng chung trong thai kỳ nên bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu trong lần hẹn khám đầu tiên. Thậm chí, ngay cả khi mới cấn bầu bạn không bị thiếu máu thì tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cũng rất phổ biến trong 1 vài tháng tới, khi thai nhi dần phát triển to lên. Do đó có thể bạn sẽ cần thực hiện một xét nghiệm máu khác vào tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

Bệnh thiếu máu do thiếu sắt được chẩn đoán như thế nào?

Các xét nghiệm máu khác nhau sẽ xác định xem bà bầu có bị thiếu máu do thiếu sắt hay không. Bác sĩ sẽ xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) để xem bạn có bị thiếu máu hay không. Xét nghiệm này đo các chỉ số khác nhau của máu trong đó nồng độ hematocrit (Hct) và hemoglobin (HGB- Hb) sẽ là những chỉ số quan trọng nhất để chẩn đoán thiếu máu.

CBC test

  • Hemoglobin (HGB) là một protein giàu chất sắt tìm thấy trong hồng cầu. Hemoglobin vận chuyển oxy đi khắp cơ thể bạn. HGB cho biết lượng huyết sắc tố và bác sĩ sẽ đo lượng HBG có trong máu của bạn.
  • Hematocrit (HCT) là tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần.

Nồng độ hemoglobin hoặc hematocrit thấp là những dấu hiệu của thiếu máu.

Nếu HGB có dưới 11 (g/dL) và mức Hct dưới 33% trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bạn sẽ được chẩn đoán bị thiếu máu. (Các mức này cũng áp dụng cho tam cá nguyệt thứ ba.)

Mức hemoglobin và hematocrit bình thường giảm xuống trong 3 tháng cuối thai kỳ. Ở giai đoạn này, lượng máu trong cơ thể tăng lên đáng kể, lượng huyết tương cũng tăng nhanh hơn số lượng và kích cỡ của hồng cầu. Trong tam cá nguyệt thứ hai, bạn sẽ được chẩn đoán bị thiếu máu nếu có mức Hgb dưới 10,5 g/dL và mức Hct 32%.

Một số bệnh lý có thể gây thiếu máu nhưng thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất. Vì vậy, bác sĩ có thể sẽ điều trị cho bạn tình trạng thiếu máu do thiếu sắt mà không đề nghị thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào nữa để xác nhận chẩn đoán này.

Nếu bà bầu bị thiếu máu và lượng sắt không cải thiện thì sẽ ra sao?

Nếu lượng sắt của bạn không cải thiện sau khi điều trị, hoặc bác sĩ không chắc chắn rằng thiếu máu của bạn là do thiếu sắt hay do một bệnh lý nào khác, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm bổ sung để xác nhận chẩn đoán. Dưới đây có thể là một trong những xét nghiệm cần thực hiện thêm:

Kiểm tra ferritin huyết thanh

Đây là một loại xét nghiệm máu khác. Ferritin là một protein chứa sắt trong tế bào. Lượng ferritin trong máu cũng cho thấy có bao nhiêu chất sắt.  Đây được xem là xét nghiệm chính xác và nhạy nhất để đo IDA.

Đếm tế bào Reticulocyte

Reticulocytes là các tế bào hồng cầu chưa chín. Số lượng reticulocyte cho thấy cơ thể có đang tạo đủ hồng cầu mới hay không.

Xem phết máu ngoại biên

Trong xét nghiệm này, kích thước và hình dạng của hồng cầu được kiểm tra dưới kính hiển vi. Nếu bạn bị IDA, các tế bào máu trông sẽ nhỏ hơn và nhợt nhạt hơn bình thường.

Xét nghiệm sắt huyết thanh

Xét nghiệm này đo lượng sắt trong máu.

Xét nghiệm mức Transferrin

Transferrin mang sắt trong máu. Mức transferrin, còn được gọi là tổng công suất liên kết sắt (TIBC), đo lượng transferrin trong máu không mang sắt.

Phương pháp điều trị thiếu máu do thiếu sắt

Mặc dù chất sắt có nhiều trong thực phẩm nhưng một chế độ ăn giàu chất sắt không thể điều trị thiếu máu. Vì vậy, bác sĩ sẽ kê đơn các viên bổ sung sắt.

Tùy thuộc vào cơ thể và nhu cầu của bạn, lượng sắt cần bổ sung sẽ là 60 - 120mg sắt mỗi ngày. Nếu đang mang thai, bạn cần uống thêm vitamin tổng hợp dành cho bà bầu, có chứa khoảng 30mg sắt.

Liều lượng này được tính theo liều lượng của nguyên tố sắt nguyên chất. Một số nhãn thay vì ghi như vậy thì họ ghi lượng sắt có trong các hợp chất. Dưới đây là lượng nguyên tố sắt trong các hợp chất:

  • Sắt sulfat: 325 mg có khoảng 65 mg sắt nguyên tố. (Ferrous sulfate là chất bổ sung sắt được sử dụng phổ biến nhất)
  • Sắt Gluconat: 300 mg có khoảng 34 mg sắt nguyên tố.
  • Sắt Fumarate: 325 mg có khoảng 106 mg sắt nguyên tố.

Đọc kỹhướng dẫn sử dụng và gọi điện thoại tới nhà phân phối sản phẩm để được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào.

Làm thế nào để bà bầu có thể hấp thu được hết lượng sắt bổ sung?

Bổ sung các chế phẩm sắt trước bữa ăn 1 tiếng hoặc sau khi ăn 2 tiếng sẽ giúp bạn hấp thu tối đa lượng sắt bạn nạp vào cơ thể.

Mất bao lâu để lượng sắt trong cơ thể tăng lên?

Đối với hầu hết phụ nữ, viên sắt là phương thức điều trị thiếu máu hiệu quả nhất. Trong vòng 2 tuần sau khi bắt đầu dùng viên sắt, nồng độ hemoglobin sẽ bắt đầu tăng, mặc dù có thể là một hoặc hai tháng sau bạn mới kiểm tra lại.

Nếu nồng độ sắt trong cơ thể không cải thiện, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu của bạn để tìm nguyên nhân gây thiếu máu khác ngoài thiếu sắt.

Nếu xét nghiệm kiểm tra bổ sung loại bỏ nguyên nhân gây thiếu máu khác và xác nhận là do thiếu sắt, thì bác sĩ có thể đề nghị sử dụng sắt dạng tiêm. Đây là chất sắt được tiêm tĩnh mạch, trong bệnh viện hoặc tại phòng khám của bác sĩ.

Một điểm quan trọng cần lưu ý về viên sắt: Chúng được sử dụng an toàn khi mang thai, nhưng hãy cất giữ trong hộp đựng và tránh xa tầm tay trẻ em.

Tác dụng phụ của viên sắt là gì?

Các chế phẩm bổ sung sắt thường có những tác dụng phụ. Táo bón là một vấn đề thường gặp, ngoài ra có thể kèm theo cảm giác đầy bụng, buồn nôn và đôi khi tức bụng.

tao bon do uong sat

Nếu bị buồn nôn, bạn có thể giảm tác dụng phụ này bằng cách điều chỉnh lại giờ uống sắt. Uống sau bữa ăn vài tiếng sẽ phù hợp hơn khi uống trước ăn sáng (dạ dày rỗng). Hoặc bạn có thể uống vào giờ đi ngủ để cố gắng ngủ cho qua cơn buồn nôn tệ hại.

Bạn cũng có thể sẽ nhận ra rằng phân của mình thay đổi màu sắc và trở nên đen hơn bình thường, điều này hoàn toàn bình thường khi bổ sung sắt.

Mặc dù các tác dụng phụ gây khó chịu cho bạn nhưng hãy cố gắng tiếp tục uống bổ sung sắt và không được dừng lại.

Dưới đây là một số mẹo giúp giảm tác dụng phụ của viên sắt:

  • Chia thành nhiều liều nhỏ, uống nhiều lần trong ngày.
  • Thay đổi sang chế phẩm khác cũng bổ sung sắt, dễ uống hơn.
  • Chuyển sang dạng sắt sulfat lỏng thay vì viên nén. Chế phẩm dạng lỏng giúp bạn chia liều dễ hơn và cũng ít tác dụng phụ hơn. Nhược điểm là chúng có lượng sắt thấp hơn so với viên sắt điển hình nên cơ thể sẽ cần nhiều thời gian hơn để bù đủ lượng sắt còn thiếu.

Bà bầu có cần gặp bác sĩ thường xuyên hơn không?

Thiếu máu nhẹ ở thai kỳ là bình thường, vì vậy bạn chỉ cần bổ sung sắt theo hướng dẫn là đủ. Thông thường, bạn sẽ được xét nghiệm máu trong tam cá nguyệt thứ hai hay thứ ba để xem liệu mọi thứ đã được cải thiện hay chưa.

Nếu thiếu máu trầm trọng, bạn cần phải xét nghiệm máu nhiều hơn - định kỳ mỗi tháng để bác sĩ theo dõi sát sao tình trạng của bạn hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần được chăm sóc thêm. Ví dụ như bác sĩ sản khoa sẽ giới thiệu bạn đến bác sĩ huyết học để được tư vấn, điều trị. Bạn cũng có thể cần bổ sung sắt qua đường tiêm tĩnh mạch.

Bạn có thể được truyền máu nếu tình trạng thiếu máu nghiêm trọng đến nỗi bạn sẽ gặp các biến chứng có thể gây nguy hiểm cho bạn hoặc thai nhi. Tuy nhiên, rất hiếm khi cần truyền máu trong thai kỳ. Hầu hết phụ nữ đều điều trị thành công với viên sắt hoặc truyền sắt qua tĩnh mạch.

Thay đổi chế độ ăn có hữu ích không?

Có. Sắt từ thực phẩm giàu sắt được hấp thụ rất tốt bởi cơ thể. Có chế độ ăn uống giàu chất sắt sẽ giúp bảo vệ chống thiếu máu do thiếu sắt.

che do thuc an

Một số thực phẩm lành mạnh giàu sắt bao gồm:

  • Thịt đỏ
  • Các loại ngũ cốc ăn sáng giàu chất sắt
  • Đậu
  • Đậu lăng
  • Tôm
  • Thịt đậm màu

Cơ thể hấp thụ sắt từ các nguồn động vật (sắt heme) dễ dàng hơn nhiều so với sắt từ các nguồn không phải động vật (sắt nonheme).

Khi bạn uống viên sắt hoặc ăn thực phẩm giàu chất sắt thì ăn uống một thứ gì đó giàu vitamin C có thể giúp cơ thể hấp thụ được nhiều chất sắt nonhem. Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm một ly nước cam hoặc cà chua, dâu tây, ớt chuông thái lát, hoặc bưởi.

Canxi, được tìm thấy trong sữa, phô mai và sữa chua, là một thành phần quan trọng của chế độ ăn cho thai kỳ khỏe mạnh nhưng sẽ cản trở cơ thể hấp thụ sắt. Không uống sữa trong bữa ăn hoặc khi bạn bổ sung sắt. Ngoài ra, không thêm phô mai vào công thức nấu ăn giàu chất sắt. Tương tự như vậy đối với trà và cà phê, các thực phẩm này cũng can thiệp vào sự hấp thu sắt.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai
Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai

Huyết áp mạn tính có thể dao động từ mức nhẹ đến nặng. Nó cũng phụ thuộc vào việc bạn có bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào khác hay không...

Cách kiểm soát HIV trong thời kỳ mang thai
Cách kiểm soát HIV trong thời kỳ mang thai

Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để xác định lượng virus (lượng virus trong máu) và số lượng tế bào CD4 (số lượng tế bào miễn dịch CD4 bạn có).

Kiểm soát bệnh lupus khi mang thai
Kiểm soát bệnh lupus khi mang thai

Hãy xác định là phụ nữ bị lupus ban đỏ hệ thống sẽ cần thăm khám với bác sĩ thường xuyên hơn trong thai kỳ.

Kiểm soát căng thẳng và lo lắng trong thời kỳ mang thai
Kiểm soát căng thẳng và lo lắng trong thời kỳ mang thai

Nếu tình trạng lo lắng vẫn còn tồi tệ sau khi bạn đã chia sẻ những lo lắng của mình và kiểm tra sức khoẻ của con bạn, việc tư vấn chuyên nghiệp có thể giúp bạn tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề.

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ
Kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Chìa khóa để kiểm soát tình trạng là theo dõi mức đường trong máu của bạn. Điều này giúp kiểm soát bệnh và đảm bảo rằng kế hoạch điều trị đang hiệu quả.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Làm gì để kiểm soát hen suyễn và dị ứng khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  710 lượt xem

- Bác sĩ có thể cho tôi biết cách để kiểm soát hen suyễn và dị ứng khi đang mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tình trạng thiếu máu khi mang thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  450 lượt xem

Em có thai được 28 tuần. Lúc trước khi có thai, em không bị thiếu máu. Nhưng từ lúc có thai em bị thiếu máu (hct32 - Mức trung bình là 36). Mặc dù em đã uống thuốc (theo chỉ định của bác sĩ), ăn nhiều trứng gà và các loại thịt (bò, gà, heo, thỏ, ếch, lươn ..... ), nhưng vẫn bị thiếu máu. Mong bs cho em lời khuyên ạ?

Mang thai 7 tuần, bác sĩ siêu âm bảo bị thiếu ối?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  635 lượt xem

Em năm nay 21 tuổi, đang mang thai bé đầu được gần 7 tuần. Đi siêu âm bs bảo em bị thiếu ối, cho em thuốc canxi, sắt và thuốc nội tiết. Em uống được 1 ngày thì thấy ra chất nhầy màu nâu. Mong được bs tư vấn ạ?

Liệu thai nhi có mắc bệnh thiếu máu không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  522 lượt xem

Em đi khám thai ở Bệnh viện về, kết quả khám chung là bình thường. Nhưng các chỉ số hồng cầu của em thì giảm (MCV 73.3 MCH 23.6 MCHC 32.2). Bác sĩ yêu cầu chồng em làm huyết đồ thì cho chỉ số bình thường (MCV 90.1 MCH 30.2 MCHC 33.5). Vậy, con em khi sinh ra có mắc bệnh thiếu máu không ạ?

Mẹ bầu thiếu máu có ảnh hưởng đến thai nhi?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  570 lượt xem

Mang thai 26 tuần. Em bị thiếu máu di truyền, còn chồng em thì bình thường. Gần đây, em hay mệt và khó thở, tối ngủ hay bị tê hết người. Em nghĩ do bị thiếu máu nên có uống bổ sung sắt và canxi mỗi ngày. Liệu tình trạng thiếu máu của em có làm ảnh hưởng đến em bé không, thưa bs?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây