Kiểm soát tiểu đường thai kỳ
Nội dung chính bài viết:
- Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên có tần suất thăm khám bác sĩ nhiều hơn bình thường, ít nhất 2 tuần 1 lần hoặc 1 tuần 1 lần. Việc này giúp đánh giá sức khỏe của người mẹ và theo dõi sự phát triển của thai nhi được tốt hơn.
- Phần lớn (khoảng 85%) bà bầu bị tiểu đường thai kỳ không cần dùng thuốc điều trị. Họ có thể kiểm soát tốt căn bệnh này bằng cách thay đổi lối sống, tập luyện, chế độ ăn uống.
- Một số bà bầu dùng thuốc điều trị phải đối mặt với nguy cơ hạ đường huyết. Mẹo nhỏ là luôn mang theo viên glucoza hoặc kẹo ngọt để “cấp cứu” trong những trường hợp này.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần thăm khám bác sĩ thường xuyên hơn không?
Một khi đã biết mình bị bệnh đái tháo đường thai kỳ, có thể bạn sẽ cần thăm khám bác sĩ ít nhất hai tuần một lần. Nếu có tiêm insulin hoặc một loại thuốc khác, có thể bạn sẽ cần phải đi khám bác sĩ mỗi tuần một lần.
Trong tam cá nguyệt thứ ba, bạn cần thực hiện một hoặc nhiều quy trình kiểm tra, siêu âm để xem thai nhi đang phát triển như nào. Nếu có dùng thuốc để kiểm soát bệnh tiểu đường, bạn cũng có thể cần kiểm tra tình trạng thai nhi một hoặc hai lần một tuần. Đây là một bài kiểm tra an toàn để đo các cử động và nhịp tim của bé.
Điều quan trọng là phải thăm khám thai đầy đủ, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ cần theo dõi bạn và em bé thường xuyên và có thể điều chỉnh kế hoạch điều trị dựa trên kết quả các xét nghiệm.
Phụ nữ mang thai cần làm gì nếu bị tiểu đường thai kỳ?
Chìa khóa để kiểm soát tình trạng là theo dõi mức đường trong máu của bạn. Điều này giúp kiểm soát bệnh và đảm bảo rằng kế hoạch điều trị đang hiệu quả.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách đo chỉ số đường huyết tại nhà bằng cách sử dụng máy đo đường huyết, bạn sẽ trích máu từ đầu ngón tay mình. Mặc dù một số phụ nữ cảm thấy khó chịu lúc đầu, nhưng thường thì không đau.
Bác sĩ sẽ cho bạn biết số lần cần kiểm tra đường huyết. Thông thường, bạn cần phải kiểm tra vào buổi sáng trước khi ăn uống bất cứ thứ gì và sau đó kiểm tra lại vào một hoặc hai giờ sau mỗi bữa ăn.
Nếu gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, bạn có thể cần phải kiểm tra thường xuyên hơn. Nếu chỉ số đường huyết ở mức bình thường trong hầu hết cả ngày, bạn có thể xét nghiệm ít hơn.
Bác sĩ cũng sẽ đề nghị thay đổi lối sống để giúp bạn kiểm soát tiểu đường thai kỳ. Mức đường trong máu sẽ hiển thị nếu những thay đổi này hiệu quả.
Bà bầu cần thay đổi lối sống như nào?
Để kiểm soát lượng đường trong máu, hãy chắc chắn:
- Ăn uống phù hợp. Một chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa để kiểm soát bệnh. Lên kế hoạch ăn ba bữa ăn cỡ trung mỗi ngày, với 2 đến 3 món ăn vặt nhẹ ở giữa. Chọn các loại ngũ cốc nguyên cám, protein nạc và rau củ sẽ thay thế cho các thực phẩm chế biến sẵn hoặc chứa đường. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn với một chuyên gia dinh dưỡng, những người có thể giúp bạn lên một thực đơn lành mạnh dễ dàng làm theo.
- Luyện tập thể dục đều đặn. Bạn cần được tư vấn tập thể dục vừa phải để giúp điều chỉnh đường máu. Cố gắng tập thể dục khoảng 30 phút, ít nhất 5 lần một tuần. Bạn có thể đi bộ nhanh, bơi, hoặc thử tham gia một lớp yoga cho bà bầu. Tuy nhiên phải nhớ luôn kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục mới nào đó.
Bà bầu nên làm gì nếu chỉ số đường huyết cao?
Một số yếu tố góp phần làm tăng lượng đường trong máu (tăng đường huyết), bao gồm số lượng và loại đồ ăn bạn nạp vào cơ thể. Nếu đang dùng thuốc, thời điểm khi dùng thuốc cũng có thể có ảnh hưởng. Thông thường chỉ số đường huyết cao không gây ra triệu chứng, nhưng một số người lại nhận thấy khát nước nhiều hoặc muốn đi tiểu nhiều.
Một phần quan trọng trong việc kiểm soát là biết được thời điểm nào đường huyết cao và tại sao nó lại xảy ra. Sau đó, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để lên kế hoạch ăn và khi nào nên dùng thuốc cho phù hợp với nhu cầu cá nhân của bạn. Dưới đây là một số bước đơn giản để kiểm soát tình trạng:
- Theo dõi chỉ số đường huyết
- Ghi lại thông tin về những gì bạn ăn, thời điểm uống thuốc, và khoảng thời gian tập luyện. Viết ra tất cả những điều này cùng với kết quả xét nghiệm máu sẽ cho phép bạn và bác sĩ xem nguyên nhân làm tăng lượng đường máu. Bạn có thể lưu ý lại các thực phẩm nhất định hay những thực phẩm khi kết hợp lại làm tăng lượng đường máu
- Thảo luận về nhật ký ghi lại với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để bạn có thể thay đổi lối sống nhằm giúp tiếp tục kiểm soát đường máu.
Phụ nữ mang thai nên làm gì nếu bị hạ đường huyết?
Đường máu thấp được gọi là hạ đường huyết. Những người tiêm insulin hoặc dùng những thuốc khác làm giảm lượng đường máu có nguy cơ bị hạ đường huyết. Điều quan trọng là phải nhanh chóng điều trị tình trạng này.
Các triệu chứng bao gồm:
- Đói
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Vã mồ hôi
- Hồi hộp
- Loạn nhịp tim
Bác sĩ có thể khuyên bạn nên mang theo người viên glucoza hoặc kẹo trong trường hợp lượng đường trong máu giảm quá thấp. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có hai hoặc nhiều hơn 2 lần bị hạ đường huyết trong một tuần.
Bà bầu có cần dùng thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ không?
Có thể. Nhưng hầu hết phụ nữ - khoảng 85%- đều thấy rằng họ có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường thai kỳ bằng chế độ ăn kiêng và tập luyện.
Nếu lượng đường trong máu cao dù đã thay đổi lối sống, bác sĩ sẽ kê toa thuốc uống hoặc tiêm insulin. Insulin không thể dùng dạng viên, vì vậy nhà cung cấp sẽ hướng dẫn bạn cách tiêm. Bạn sẽ cần phải tự tiêm cho mình mỗi ngày tối đa 3 lần.
Điều trị bằng tiêm insulin nhằm giảm lượng đường máu của bạn, nó sẽ giúp duy trì chỉ số đường huyết như một người phụ nữ không bị bệnh tiểu đường thai kỳ. Insulin an toàn trong quá trình mang thai.
Nếu bạn dùng insulin hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác, hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ về cách làm và thời điểm cần tiêm. Thăm khám thai đầy đủ vì thuốc của bạn có thể cần điều chỉnh.
Dùng thuốc không có nghĩa là có thể ăn những gì bạn thích. Bạn vẫn cần tuân thủ theo chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và tập luyện thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng cần phải kiểm tra lượng đường trong máu theo khuyến cáo của bác sĩ.
Biện pháp để tuân thủ đúng kế hoạch ăn uống, tập luyện
Khi bị chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể bạn sẽ cảm thấy căng thẳng. Lo lắng về việc điều trị bệnh là điều hết sức tự nhiên, đặc biệt là nếu bạn đã cảm thấy mệt mỏi hoặc quá tải.
Mới đầu, thực đơn bữa ăn của bạn sẽ có vẻ nhàm chán hoặc ít, và bạn có thể cảm thấy bực bội vì phải thực hiện những thay đổi này. Bạn cũng có thể khó có động lực để tập luyện. Nhưng hãy nhớ rằng bằng cách tuân thủ kế hoạch điều trị của mình, có nghĩa là bạn đang làm hết sức để đảm bảo thai kỳ của mình thành công và có kết quả tốt cho bạn và con. Hãy nhớ rằng bệnh lý thai kỳ này không kéo dài mãi mãi mà sẽ biến mất ngay sau khi con chào đời. Tuy nhiên, về sau này vẫn có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường túyp 2. Vì vậy việc thay đổi lối sống khi mang bầu có thể giúp bạn duy trì sức khoẻ lâu dài.
Dưới đây là một số ý tưởng khác để giúp bạn theo đuổi kế hoạch của mình:
- Thực hiện cùng vợ/chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình của bạn. Có thể dễ dàng thay đổi đồ ăn khi bạn thực hiện cùng một người khác. Yêu cầu bạn đời hoặc một thành viên khác trong gia đình tham gia vào chế độ ăn cắt giảm lượng đường và ăn những bữa ăn lành mạnh, cân bằng.
- Chọn một bài tập mà bạn thích. Tìm một loại bài tập thể dục mà bạn luôn muốn thử, hoặc ít nhất là một kiểu bài tập không quá nhẹ nhàng như dọn việc vặt. Bạn có thể đăng ký tham gia một lớp tập yoga cho bà bầu hoặc lớp Pilates, hoặc đi bộ cùng bạn bè. Cuối cùng bạn có thể tận hưởng khả năng hoạt động tích cực của bản thân cũng như những năng lượng vô giá mà việc tập luyện mang lại.
- Hãy tìm những cách khác để xử lý tình trạng của chính mình. Nếu bạn thèm ăn kẹo, bánh hoặc nước ngọt, hãy tìm các giải pháp thay thế. Ví dụ, matxa khi mang thai hoặc dành một ngày ra ngoài với bạn bè cũng có thể tạo động lực và tránh cảm giác bí bách.
- Hãy yêu cầu giúp đỡ. Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang gặp khó khăn khi tuân theo kế hoạch điều trị. Bác sĩ có thể hỗ trợ và tư vấn, hoặc giới thiệu một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp đỡ nếu việc lựa chọn thực phẩm có vẻ không gây được hứng thú cho bạn.
Cần nhớ rằng những thay đổi bạn đang được yêu cầu thực hiện về lâu dài sẽ tốt cho sức khoẻ nói chung của bạn cũng như giúp bạn kiểm soát tình trạng của mình ngay bây giờ.
Chỉ số đường huyết cao trong suốt thai kỳ và quá trình chuyển dạ làm tăng nguy cơ em bé bị hạ đường huyết sau khi sinh và trẻ sinh ra quá to.
Đôi khi bệnh tiểu đường thai kỳ không biến mất sau khi sinh. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải lưu ý đến chế độ ăn kiêng như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết cụ thể sau đây!
Tiêm insulin nhằm giảm lượng đường trong máu của bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ bằng mức nồng độ đường máu của người phụ nữ bình thường. 1
Kích thước của em bé là yếu tố chính để bác sĩ xác định xem bạn có thể đẻ thường không hay cần mổ đẻ.
- 1 trả lời
- 717 lượt xem
- Bác sĩ có thể cho tôi biết cách để kiểm soát hen suyễn và dị ứng khi đang mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1703 lượt xem
Vào tuần thứ 29, em đi khám thai thì bác sĩ bảo em bị tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ hẹn 2 tuần sau tái khám sẽ làm xét nghiệm máu để xem định lượng HbA1c và định lượng Glucose sau ăn 2 giờ là thế nào? Vậy, trước khi làm hai xét nghiệm này em có cần nhịn đói không hay vẫn ăn bình thường
- 1 trả lời
- 673 lượt xem
Đi tầm soát tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 27 bằng test dung nạp 75g đường, em thấy có kết quả: Glucose lúc đói: 94,61 mg/dl; sau 1 giờ: 162, 64mg/dl; sau 2 giờ: 143,43 mg/dl. Có đúng là em bị tiểu đường thai kỳ không? Vậy, em phải lưu ý những gì?
- 1 trả lời
- 708 lượt xem
Mang thai 28 tuần, bs bảo em bị tiểu đường. Em đi xét nghiệm thì có kết quả: Đường huyết lúc đói: 5,4mmol/L. Sau uống 1 giờ: 11,5mmol/L. Sau uống 2 giờ: 9,6mmol/L. Em phải có chế độ ăn tiết chế thế nào để kiểm soát được đường huyết ạ?
- 1 trả lời
- 733 lượt xem
Em đang có một bé gái 6 tuổi, hiện đã qua 2 lần sinh mổ. Bé thứ 2 được 25 tuần thì em bị tiểu đường, phải chích insulin sáng chiều và đến tuần 36 thì bé mất. Em có tiền sử bị tiểu đường như vậy, lần này nếu mang thai liệu có bị tiểu đường và sinh mổ lần nữa có sao không?