Tiểu đường thai kỳ: Các mẹo giúp kiểm tra lượng glucose hàng ngày

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ phải làm thế nào? Kiểm tra lượng đường trong máu như thế nào? Cùng tìm hiểu những kiến thức vô cùng bổ ích xung quanh những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!
Tiểu đường thai kỳ: Các mẹo giúp kiểm tra lượng glucose hàng ngày Tiểu đường thai kỳ: Các mẹo giúp kiểm tra lượng glucose hàng ngày

Nội dung chính bài viết:

  • Bị tiểu đường thai kỳ có nghĩa là lượng đường trong máu quá cao, được phát hiện lần đầu tiên khi mang thai (trước đó không bị). Bệnh có thể dễ dàng kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống cân bằng và tập luyện đều đặn.
  • Bà bầu có thể tự kiểm tra đường máu tại nhà bằng cách chích máu và sử dụng bộ dụng cụ thử đường máu tại nhà.
  • Một số mẹo chích lấy máu đỡ đau.

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ phải làm thế nào?

Nếu bác sĩ đã chẩn đoán bạn bị bệnh đái tháo đường thai kỳ, bạn sẽ phải trải qua một số xét nghiệm để kiểm tra lượng đường trong máu (hoặc lượng glucose trong máu). Bị bệnh tiểu đường thai kỳ có nghĩa là lượng đường trong máu quá cao.

Bệnh tiểu đường thai kỳ (cùng với cao huyết áp) là một trong những bệnh phổ biến nhất trong thời kỳ mang bầu. Mặc dù ý nghĩ về bệnh đái tháo đường lúc mang thai có thể khiến bạn rất lo sợ, nhưng trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể dễ dàng điều trị.

Đầu tiên, bác sĩ có thể sẽ cố gắng kiểm soát bệnh tiểu đường bằng một chế độ ăn đặc biệt. Bạn sẽ phải tránh một số loại thực phẩm nhất định có thể khiến lượng đường trong máu tăng quá cao. Bạn cũng cần ăn ít thực phẩm nhất định, theo dõi thời gian giữa các bữa ăn và thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu.

Nếu không thể kiểm soát nồng độ glucose trong chế độ này, bác sĩ có thể kê thuốc tiêm insulin hoặc một số loại thuốc uống khác.

Kiểm tra lượng đường trong máu

Nếu cần phải kiểm tra lượng đường máu ở nhà, bạn có thể tự làm bằng cách sử dụng bộ dụng cụ thử đường máu tại nhà. Một số loại có bán sẵn, nhưng tất cả các bộ dụng cụ đều có một thiết bị để vẽ mức máu, thiết bị đo kỹ thuật số và một dải thử nghiệm. Để lấy một mẫu máu nhỏ, bạn sẽ chích ngón tay bằng một lưỡi chích được thiết kế chỉ để xâm nhập vào da đủ để rút ra một giọt máu. Quá trình này có thể gây khó chịu với một số người, đặc biệt là những người phải thử từ 3 đến 6 lần một ngày.

Sau khi lấy máu, bạn sẽ đưa một lượng nhỏ máu vào dải thử nghiệm và đặt dải đó vào thiết bị đo. Đồng hồ sẽ hiển thị mức đường huyết trong khoảng 30 giây.

Trong hầu hết các trường hợp, lượng đường trong máu phải được đo sau mỗi bữa ăn, nhưng bác sĩ có thể cũng yêu cầu bạn thực hiện kiểm tra trước khi ăn.

Làm thế nào để lấy máu đỡ đau hơn?

Một số người thấy việc lấy máu là lúc khó chịu nhất. May mắn là có rất nhiều cách để giảm sự khó chịu:

  • Để bắt đầu, có thể điều chỉnh dụng cụ lấy máu theo các cài đặt độ sâu khác nhau, do đó bạn có thể chọn mức phù hợp nhất cho mình. 
  • Tăng lưu lượng máu đến các ngón tay bằng cách rửa tay bằng nước ấm trước khi dùng dụng cụ lấy máu. 
  • Rửa sạch tay bằng xà bông và nước. Đừng sử dụng cồn để lau ngón tay trước khi lấy máu, vì nó có thể thay đổi kết quả và bạn có thể cần thử lại.
  • Không chạm vào đồ ăn hoặc đồ uống sau khi rửa tay. Dấu vết của những chất trên ngón tay cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả, có thể khiến bạn phải thử lại.
  • Đặt lưỡi dao lấy máu ở bên rìa đầu ngón tay nơi có ít các điểm kết thúc dây thần kinh hơn. Lớp thịt ở đầu ngón tay sẽ có xu hướng nhạy cảm hơn.
  • Sau khi chích lấy máu, hãy matxa nhẹ nhàng, cẩn thận ngón tay và đẩy máu về phía vết rạch nhỏ đó cho đến khi nhỏ ra được một giọt. Cho giọt máu rơi trên dải đo.

Nếu bạn cần thử nhiều lần một ngày thì hãy thay đổi ngón tay lấy máu mỗi lần thực hiện để các ngón tay được nghỉ ngơi, hồi phục.

Các thiết bị lấy máu khác

Nếu bạn phải lấy máu từ 3 lần trở lên mỗi ngày trong khoảng thời gian vài tháng và các gợi ý ở trên có vẻ không ổn lắm thì có nhiều thiết bị khác có thể hỗ trợ. Hãy kiểm tra với bác sĩ xem liệu có bất kỳ phương pháp nào trong số những phương pháp dưới đây phù hợp với bạn hay không.

Một trong những thiết bị phổ biến nhất giống như một chiếc đồng hồ theo dõi lượng đường máu qua da của bạn. Bạn chỉ cần chích máu một ngày một lần để đọc định lượng đường máu.

Một cách khác để lấy mẫu máu là sử dụng một thiết bị laser nhỏ tạo ra một chùm ánh sáng xuyên qua da. Phương pháp này giúp giảm đau và khó chịu.

Ngoài ra cũng có các thiết bị khác cùng lúc có thể lấy máu và đo lượng đường máu, cũng như các thiết bị khác có thể được sử dụng trên cánh tay, hoặc trên các bộ phận ít nhạy cảm hơn đầu ngón tay như bắp đùi. Ít nhất, theo lý thuyết những vị trí này chỉ nhạy cảm khi tác dụng lực hút.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Chỉ số đường huyết cao trong suốt thai kỳ và quá trình chuyển dạ làm tăng nguy cơ em bé bị hạ đường huyết sau khi sinh và trẻ sinh ra quá to.

Tiểu đường thai kỳ: Những hệ lụy lâu dài
Tiểu đường thai kỳ: Những hệ lụy lâu dài

Đôi khi bệnh tiểu đường thai kỳ không biến mất sau khi sinh. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải lưu ý đến chế độ ăn kiêng như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết cụ thể sau đây!

Thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ
Thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ

Tiêm insulin nhằm giảm lượng đường trong máu của bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ bằng mức nồng độ đường máu của người phụ nữ bình thường. 1

Bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ
Bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ

Kích thước của em bé là yếu tố chính để bác sĩ xác định xem bạn có thể đẻ thường không hay cần mổ đẻ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Làm xét nghiệm tiểu đường thai kì có cần nhịn ăn?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1718 lượt xem

Vào tuần thứ 29, em đi khám thai thì bác sĩ bảo em bị tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ hẹn 2 tuần sau tái khám sẽ làm xét nghiệm máu để xem định lượng HbA1c và định lượng Glucose sau ăn 2 giờ là thế nào? Vậy, trước khi làm hai xét nghiệm này em có cần nhịn đói không hay vẫn ăn bình thường

Cần lưu ý gì khi bị tiểu đường thai kì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  686 lượt xem

Đi tầm soát tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 27 bằng test dung nạp 75g đường, em thấy có kết quả: Glucose lúc đói: 94,61 mg/dl; sau 1 giờ: 162, 64mg/dl; sau 2 giờ: 143,43 mg/dl. Có đúng là em bị tiểu đường thai kỳ không? Vậy, em phải lưu ý những gì?

Tiểu đường thai kì cần chế độ ăn thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  722 lượt xem

Mang thai 28 tuần, bs bảo em bị tiểu đường. Em đi xét nghiệm thì có kết quả: Đường huyết lúc đói: 5,4mmol/L. Sau uống 1 giờ: 11,5mmol/L. Sau uống 2 giờ: 9,6mmol/L. Em phải có chế độ ăn tiết chế thế nào để kiểm soát được đường huyết ạ?

Tiểu đường thai kỳ có lặp lại khi mẹ mang bầu lần tiếp theo?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  754 lượt xem

Em đang có một bé gái 6 tuổi, hiện đã qua 2 lần sinh mổ. Bé thứ 2 được 25 tuần thì em bị tiểu đường, phải chích insulin sáng chiều và đến tuần 36 thì bé mất. Em có tiền sử bị tiểu đường như vậy, lần này nếu mang thai liệu có bị tiểu đường và sinh mổ lần nữa có sao không?

Lần đầu bị tiểu đường thai kỳ, lần sau có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1187 lượt xem

Lúc mang thai bé đầu lòng (nay đã 5 tuổi), em bị tiểu đường thai kỳ. Sau khi sanh 1-2 năm, em đi kiểm tra lại đường huyết thì bình thường. Giờ, em vừa đi khám tiền sản, đường lúc đói là 5.8 và HbA1c là 5.0. Với mức đường như trên, em có thể mang thai được không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây