1

Tiểu đường thai kỳ: Những hệ lụy lâu dài

Đôi khi bệnh tiểu đường thai kỳ không biến mất sau khi sinh. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tiểu đường thai kỳ: Những hệ lụy lâu dài Tiểu đường thai kỳ: Những hệ lụy lâu dài

Nội dung chính bài viết:

  • Phụ nữ có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ tái phát bệnh này trong các lần mang thai tiếp theo và có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 trong suốt cuộc đời.
  • Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ phát triển các bệnh chuyển hóa (tim mạch, cao huyết áp, đường máu cao,…) cao hơn phụ nữ không bị tiểu đường thai kỳ.
  • Sau khi sinh, nên kiểm tra đường huyết thường xuyên trong 1-3 năm để đảm bảo bạn không bị tiểu đường.
  • Sau khi sinh, phụ nữ từng bị TĐTK nên có chế độ ăn uống cân bằng, đủ dinh dưỡng, tập luyện đều đặn để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến sức khoẻ phụ nữ về lâu dài không?

Có thể. Mặc dù hầu hết phụ nữ hoàn toàn khỏi tiểu đường thai kỳ (TDTK), nhưng tình trạng này vẫn khiến bạn có nguy cơ mắc phải trong các lần mang thai trong tương lai và phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong cuộc đời.

Tiểu đường thai kỳ có lẽ sẽ biến mất ngay sau khi sinh con. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm tra lượng đường trong máu trong vài ngày đầu sau khi sinh con để biết rõ tình trạng.

Bác sĩ cũng có thể kiểm tra chỉ số đường huyết 6-8 tuần sau đó để đảm bảo bạn không bị bệnh tiểu đường nữa. Nếu kết quả bình thường và cảm thấy khoẻ mạnh, bạn sẽ kiểm tra lượng đường trong máu của bạn mỗi lần từ 1 đến 3 năm.

Đôi khi bệnh TDTK không biến mất sau khi sinh. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường týp 2. Tuy nhiên, tình trạng này không phải lúc nào cũng là do đái tháo đường trong thai kỳ. Nghiên cứu cho thấy một số phụ nữ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ đã bị đái tháo đường týp 2 trước khi mang bầu nhưng chỉ là họ không biết điều đó.

Phụ nữ bị TDTK cũng có nguy cơ phát triển các bệnh khác trong tương lai cao hơn, như hội chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hoá là một nhóm các vấn đề về sức khoẻ mà có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm cao huyết áp, chỉ số đường huyết cao và béo phì bụng.

Tiểu đường thai kỳ có khiến phụ nữ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh tiểu đường trong tương lai không?

Có. Có đến một nửa số phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ phát bệnh tiểu đường tuýp 2 trong cuộc đời. Bạn sẽ dễ bị bệnh tiểu đường nếu:

  • Có chỉ số đường huyết cao đòi hỏi phải điều trị bằng thuốc.
  • Bạn thừa cân trước khi mang thai, với chỉ số BMI trên 25.
  • Bạn bị béo phì, với chỉ số BMI trên 30.

Tin vui là bạn có thể thực hiện một số bước đơn giản để giảm nguy cơ của mình.

Phụ nữ có thể làm gì để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai?

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu:

  • Duy trì chỉ số BMI trong khoảng khỏe mạnh (dưới 25, nếu có thể). Bạn sẽ dễ bị bệnh tiểu đường hơn nếu thừa cân. Nếu béo phì (có nghĩa là chỉ số BMI từ 30 trở lên), nguy cơ của bạn thậm chí còn cao hơn.
  • Ăn uống chế độ lành mạnh, cân bằng.
  • Luyện tập thể dục đều đặn.
  • Không hút thuốc.
  • Cho con bú sữa mẹ. Việc cho con bú dường như làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 trong hai năm sau sinh. Cho con bú càng lâu, nguy cơ của bạn càng thấp.
  • Thăm khám bác sĩ để kiểm tra định kỳ.

Ăn kiêng sau khi sinh bé có thể là một thử thách khó khăn, đặc biệt nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc quá tải. Nhưng hãy cố gắng tránh thức ăn và đồ uống chứa đường và làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng, như soda và bánh ngọt.

Thực phẩm chứa đường có thể nhanh chóng mang lại năng lượng cho bạn nhưng có thể khiến bạn cảm thấy mất nước trong thời gian dài. Tiếp tục ăn uống lành mạnh, cân bằng chế độ ăn uống - bao gồm trái cây và rau củ, đậu và đậu lăng, ngũ cốc nguyên cám, và các protein nạc - có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn để chăm sóc em bé.

Không cần phải nghiêm khắc với chế độ ăn uống như trong thời kỳ mang thai, nhưng hãy cố gắng lên kế hoạch thực đơn bữa ăn của mình xung quanh ý tưởng duy trì ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, tập thể dục cũng là điều quan trọng.

Mục tiêu là tập được 30 phút vừa phải mỗi ngày, ít nhất 5 ngày một tuần. Hãy thử chạy bộ, bơi lội, hoặc thậm chí chỉ đi bộ nhanh xung quanh công viên đồng thời đẩy bé trong xe.

Cách giảm thiểu nguy cơ cho em bé?

Tiếc là, trẻ sơ sinh của phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn trong cuộc đời. Chúng cũng có nhiều khả năng trở nên thừa cân hoặc béo phì ở thời thơ ấu. Nhưng bạn có thể làm nhiều điều để làm giảm nguy cơ của bé, như:

  • Cho con bú sữa mẹ. Sữa mẹ có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu của trẻ sơ sinh. Nó cũng cung cấp hỗn hợp hoàn hảo các chất dinh dưỡng, kháng thể, và chất béo để giữ cho em bé khỏe mạnh và phát triển ở tốc độ thích hợp. Trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn trong cuộc đời và ít bị thừa cân hoặc béo phì khi chúng lớn lên.
  • Duy trì cân nặng bé ở mức khỏe mạnh. Bệnh đái tháo đường phổ biến hơn ở trẻ em bị thừa cân hoặc béo phì. Một khi bé đang dặm, hãy cố gắng hết sức cung cấp một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh.
  • Cho trẻ đến thăm khám đầy đủ. Điều này giúp bác sĩ theo dõi xem em bé đã phát triển thế nào và xét nghiệm đường huyết nếu cần.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng thế nào đến các lần mang thai tiếp theo?

Một khi đã bị bệnh đái tháo đường thai kỳ, bạn có nhiều khả năng phát triển nó trong các lần mang thai sau này. Từ 30 đến 60% phụ nữ mắc bệnh này lúc mang thai sẽ bị lại trong lần mang bầu kế tiếp. Thực hiện theo những lời khuyên để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ - một động lực khác để nỗ lực.

Khi bạn mang thai một lần nữa, bác sĩ có thể đề nghị bạn theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên trong suốt thai kỳ để kiểm tra xem nó không quá cao hay không. Bác sĩ cũng có thể sàng lọc bệnh TDTK của bạn sớm hơn bình thường.

Nếu xét nghiệm của bạn có kết quả âm tính, có thể bạn sẽ được thực hiện một xét nghiệm khác về bệnh tiểu đường thai kỳ trước khi kết thúc thai kỳ, thường là khi bạn đang mang bầu khoảng tuần thứ 28. Nếu bạn phát triển bệnh TDTK một lần nữa, bạn sẽ biết sớm và có thể bắt đầu kiểm soát nó càng sớm càng tốt.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tieu duong thai ky
Tin liên quan
Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải lưu ý đến chế độ ăn kiêng như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết cụ thể sau đây!

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ
Kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Chìa khóa để kiểm soát tình trạng là theo dõi mức đường trong máu của bạn. Điều này giúp kiểm soát bệnh và đảm bảo rằng kế hoạch điều trị đang hiệu quả.

Thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ
Thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ

Tiêm insulin nhằm giảm lượng đường trong máu của bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ bằng mức nồng độ đường máu của người phụ nữ bình thường. 1

Bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ
Bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ

Kích thước của em bé là yếu tố chính để bác sĩ xác định xem bạn có thể đẻ thường không hay cần mổ đẻ.

Chia sẻ của bà bầu: Đối phó với tiểu đường thai kỳ
Chia sẻ của bà bầu: Đối phó với tiểu đường thai kỳ

Đối phó với bệnh tiểu đường thai kỳ có thể khó khăn, nhưng bạn không đơn độc. Đọc tiếp để biết một số lời khuyên và những lời sáng suốt từ những người sắp làm mẹ khác dưới đây.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Làm xét nghiệm tiểu đường thai kì có cần nhịn ăn?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1682 lượt xem

Vào tuần thứ 29, em đi khám thai thì bác sĩ bảo em bị tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ hẹn 2 tuần sau tái khám sẽ làm xét nghiệm máu để xem định lượng HbA1c và định lượng Glucose sau ăn 2 giờ là thế nào? Vậy, trước khi làm hai xét nghiệm này em có cần nhịn đói không hay vẫn ăn bình thường

Cần lưu ý gì khi bị tiểu đường thai kì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  656 lượt xem

Đi tầm soát tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 27 bằng test dung nạp 75g đường, em thấy có kết quả: Glucose lúc đói: 94,61 mg/dl; sau 1 giờ: 162, 64mg/dl; sau 2 giờ: 143,43 mg/dl. Có đúng là em bị tiểu đường thai kỳ không? Vậy, em phải lưu ý những gì?

Tiểu đường thai kì cần chế độ ăn thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  689 lượt xem

Mang thai 28 tuần, bs bảo em bị tiểu đường. Em đi xét nghiệm thì có kết quả: Đường huyết lúc đói: 5,4mmol/L. Sau uống 1 giờ: 11,5mmol/L. Sau uống 2 giờ: 9,6mmol/L. Em phải có chế độ ăn tiết chế thế nào để kiểm soát được đường huyết ạ?

Tiểu đường thai kỳ có lặp lại khi mẹ mang bầu lần tiếp theo?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  706 lượt xem

Em đang có một bé gái 6 tuổi, hiện đã qua 2 lần sinh mổ. Bé thứ 2 được 25 tuần thì em bị tiểu đường, phải chích insulin sáng chiều và đến tuần 36 thì bé mất. Em có tiền sử bị tiểu đường như vậy, lần này nếu mang thai liệu có bị tiểu đường và sinh mổ lần nữa có sao không?

Lần đầu bị tiểu đường thai kỳ, lần sau có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1127 lượt xem

Lúc mang thai bé đầu lòng (nay đã 5 tuổi), em bị tiểu đường thai kỳ. Sau khi sanh 1-2 năm, em đi kiểm tra lại đường huyết thì bình thường. Giờ, em vừa đi khám tiền sản, đường lúc đói là 5.8 và HbA1c là 5.0. Với mức đường như trên, em có thể mang thai được không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây