1

Chia sẻ của bà bầu: Đối phó với tiểu đường thai kỳ

Đối phó với bệnh tiểu đường thai kỳ có thể khó khăn, nhưng bạn không đơn độc. Đọc tiếp để biết một số lời khuyên và những lời sáng suốt từ những người sắp làm mẹ khác dưới đây.
Chia sẻ của bà bầu: Đối phó với tiểu đường thai kỳ Chia sẻ của bà bầu: Đối phó với tiểu đường thai kỳ

Nội dung chính bài viết:

  • Có rất nhiều bà bầu mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, tuy nhiên họ không hề bi quan. Dưới đây là mẹo mà những bà bầu ấy đã sử dụng để chủ động bảo vệ sức khỏe của 2 mẹ con; từ việc lựa chọn thực phẩm thay thế cho tới việc củng cố tinh thần lạc quan. Rất đáng để cho bạn tham khảo nếu bạn đang trong trường hợp này.

Đếm ngược

“Sau khi tôi được chẩn đoán trong tam cá nguyệt thứ hai, tôi đã thực hiện một lịch đếm ngược đến ngày dự sinh của tôi. Việc này nhắc nhở tôi rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn và tôi đang làm những gì tốt nhất cho con tôi”. - Joanna

Sự thay đổi thông minh

“Tôi cảm thấy nản lòng khi nghĩ về những gì tôi không thể ăn được, vì vậy tôi nghĩ về việc hoán đổi, tôi đổi bánh tortilla trắng thành bánh mì nguyên cám và dùng bí spaghetti squash thay vì mì ống”. - Helen

“Đối với món ăn nhẹ với carb thấp, tôi đổi khoai tây chiên thành bí ngô (zucchini) hoặc dưa chuột chiên (cucumber chip). Về việc chế biến, tôi sử dụng việt quất và dâu tây hoặc một thanh protein bơ đậu phộng. Khi quá thèm đồ ngọt, tôi nhai một viên kẹo cao su không đường hoặc ăn chocolate đen”. - Jenny

“Thay vì uống cà phê đá xay thông thường, tôi đã chuyển sang dùng Americano với xirô hazelnut không đường hoặc latte. Sữa đánh (steamed milk) có vị ngọt ngào với tôi lúc này khi tôi đã giảm bớt lượng đường!”- Heather

“Tôi đã luôn thích uống nước đá, và việc được cung cấp nước đã hữu ích cho lượng đường trong máu của tôi, nhưng tôi không thể chịu đựng nó trong khi mang thai. Tôi thấy rằng việc uống nước nóng – như trà không có túi trà – khiến việc uống nước trở nên dễ dàng hơn. Uống nước ở nhiệt độ phòng cũng khá tốt.”

“Thức uống có gas có mùi vị là thức uống yêu thích của tôi, nhưng tôi luôn luôn tìm kiếm các nhãn hiệu không thêm đường hoặc chất tạo ngọt - chỉ có trái cây. Nếu tôi không thể tìm thấy, tôi mua nước có gas đều đặn và thêm một chút nước trái cây không đường, cùng với đá.” - Terri

“Tôi phát hiện ra rằng uống nước bình thường khi thức dậy vào ban đêm làm cho tôi buồn nôn, vì vậy tôi đã uống một ly sữa hạnh nhân không đường.” - Becca

Dùng ít đường

“Điều quan trọng đối với tôi là cảm thấy mình không tước đoạt chính bản thân mình, vì vậy tôi tìm kiếm công thức làm bánh pho mát, bánh mousse và brownie không đường trên mạng Internet. Đôi khi tôi thậm chí không sử dụng đến chất làm ngọt nhân tạo.” - Melissa

“Tôi ăn chuối và sữa chua vào buổi tối miễn là lượng đường trong máu của tôi đã ổn định cả ngày và tôi bám lấy kế hoạch ăn uống của mình, tôi cảm thấy đó giống như một phần thưởng mà tôi đã có được.” - Liza

“Hạt chia là một thành phần tuyệt vời để làm bánh muffin và bánh mì lành mạnh. Hạt chia có chỉ số glycemic thấp, vì vậy nó không làm tăng lượng đường trong máu”. - Sara

“Tôi dùng các món ăn vặt khác nhau, nhưng tôi luôn đảm bảo kết hợp protein với carb. Vì vậy tôi đã ăn hạt điều, pho mát sợi, yogurt đông lạnh, táo, đậu phộng và chocolate đen”. - Tasha

Mẹo theo dõi

“Tôi viết ra tất cả những gì tôi ăn trong cùng một cuốn sổ ghi chép, nơi tôi ghi lại chỉ số lượng đường huyết của tôi. Sau đó, tôi có thể dễ dàng nhận ra thực phẩm nào tốt và không. Hiện tại, yến mạch, đồ ăn Trung Quốc và bánh tortilla không phù hợp với tôi.” - Mallory

“Bởi vì tôi thường ăn ở nơi làm việc hoặc khi đang di chuyển, tôi đã tải một ứng dụng xuống điện thoại để ghi lại những gì tôi đã ăn và khi nào. Tôi cũng có thể xem nó trên mạng Internet. Sau đó, tôi chuyển tất cả vào một sổ tay khi về nhà”. - Stacey

Nói chuyện với bác sĩ của bạn

“Hãy nói chuyện với người chăm sóc của bạn trước khi bạn lo lắng quá mức. Suy nghĩ về việc được khuyên giải khiến tôi hoảng sợ, vì vậy tôi tránh hỏi bác sĩ của tôi về điều đó. Khi cuối cùng cũng phải nói chuyện với bác sĩ, ông ấy nói rằng ông không mong đợi khuyên giải tôi cho đến khi tôi được 41 tuần. Điều đó thực sự khiến tôi nhẹ nhõm!” - Jill

Hãy di chuyển

“Tôi đã được chẩn đoán vào mùa đông và tôi cảm thấy thật khó để có thể tập thể dục ngoài trời .Thay vào đó, tôi đã chạy lên và xuống cầu thang năm lần và thực hiện chống đẩy tại quầy bếp của tôi sau bữa ăn. Việc này đã rất có ích với chỉ số đường huyết của tôi và tôi nhận thấy một sự khác biệt trong mức năng lượng của tôi sau đó.” - Lorna

“Đi bộ khoảng 10 phút sau khi ăn thực sự giúp giảm lượng đường trong máu của tôi. Tôi đã thực hiện việc đó sau mọi bữa ăn, trừ khi đi ngủ.” - Jamie

Hãy lạc quan lên

“Tôi đã rất sốc và nản lòng khi bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Tôi đã có một thân hình ổn, ăn uống rất tốt và có một thai kỳ hoàn hảo vào lần mang thai trước. Tôi cảm thấy như mình đã làm sai điều gì đó. Nhưng tôi đã học cách chấp nhận chẩn đoán và cảm thấy ít căng thẳng hơn. Tôi không thể kiểm soát tất cả mọi thứ, vì vậy tôi cố gắng tích cực: Bây giờ tôi biết, tôi có thể nỗ lực để quản lý tình trạng của tôi.” - Elizabeth

“Mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn sẽ có một thai kỳ phức tạp. Tôi được chẩn đoán khi được 28 tuần, và tôi nghĩ rằng tôi phải uống thuốc và sẽ được nối với rất nhiều máy khi sinh. Nhưng tôi đã có thể kiểm soát lượng đường trong máu của tôi qua chế độ ăn kiêng và bằng cách đi dạo trong 20 - 30 phút sau bữa ăn. Tôi đã sinh thường và có được một cô con gái khỏe mạnh. Bệnh tiểu đường của tôi đã biến mất và tôi cũng giảm cân khá nhanh sau sinh.” – Grace

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tieu duong thai ky
Tin liên quan
Tiểu đường thai kỳ: Những hệ lụy lâu dài
Tiểu đường thai kỳ: Những hệ lụy lâu dài

Đôi khi bệnh tiểu đường thai kỳ không biến mất sau khi sinh. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải lưu ý đến chế độ ăn kiêng như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết cụ thể sau đây!

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ
Kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Chìa khóa để kiểm soát tình trạng là theo dõi mức đường trong máu của bạn. Điều này giúp kiểm soát bệnh và đảm bảo rằng kế hoạch điều trị đang hiệu quả.

Thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ
Thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ

Tiêm insulin nhằm giảm lượng đường trong máu của bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ bằng mức nồng độ đường máu của người phụ nữ bình thường. 1

Bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ
Bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ

Kích thước của em bé là yếu tố chính để bác sĩ xác định xem bạn có thể đẻ thường không hay cần mổ đẻ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Làm xét nghiệm tiểu đường thai kì có cần nhịn ăn?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1703 lượt xem

Vào tuần thứ 29, em đi khám thai thì bác sĩ bảo em bị tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ hẹn 2 tuần sau tái khám sẽ làm xét nghiệm máu để xem định lượng HbA1c và định lượng Glucose sau ăn 2 giờ là thế nào? Vậy, trước khi làm hai xét nghiệm này em có cần nhịn đói không hay vẫn ăn bình thường

Cần lưu ý gì khi bị tiểu đường thai kì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  674 lượt xem

Đi tầm soát tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 27 bằng test dung nạp 75g đường, em thấy có kết quả: Glucose lúc đói: 94,61 mg/dl; sau 1 giờ: 162, 64mg/dl; sau 2 giờ: 143,43 mg/dl. Có đúng là em bị tiểu đường thai kỳ không? Vậy, em phải lưu ý những gì?

Tiểu đường thai kì cần chế độ ăn thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  708 lượt xem

Mang thai 28 tuần, bs bảo em bị tiểu đường. Em đi xét nghiệm thì có kết quả: Đường huyết lúc đói: 5,4mmol/L. Sau uống 1 giờ: 11,5mmol/L. Sau uống 2 giờ: 9,6mmol/L. Em phải có chế độ ăn tiết chế thế nào để kiểm soát được đường huyết ạ?

Tiểu đường thai kỳ có lặp lại khi mẹ mang bầu lần tiếp theo?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  733 lượt xem

Em đang có một bé gái 6 tuổi, hiện đã qua 2 lần sinh mổ. Bé thứ 2 được 25 tuần thì em bị tiểu đường, phải chích insulin sáng chiều và đến tuần 36 thì bé mất. Em có tiền sử bị tiểu đường như vậy, lần này nếu mang thai liệu có bị tiểu đường và sinh mổ lần nữa có sao không?

Lần đầu bị tiểu đường thai kỳ, lần sau có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1158 lượt xem

Lúc mang thai bé đầu lòng (nay đã 5 tuổi), em bị tiểu đường thai kỳ. Sau khi sanh 1-2 năm, em đi kiểm tra lại đường huyết thì bình thường. Giờ, em vừa đi khám tiền sản, đường lúc đói là 5.8 và HbA1c là 5.0. Với mức đường như trên, em có thể mang thai được không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây