Mang thai khi mắc bệnh tiểu đường có an toàn không?
Hiểu về bệnh tiểu đường trước khi mang thai
Khác với tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường xảy ra trong thời gian mang thai), tiểu đường trước khi mang thai (pregestational diabetes) là những trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2 từ trước khi có thai. Bệnh tiểu đường trước khi mang thai được phân chia thành 9 loại tùy theo độ tuổi tại thời điểm chẩn đoán và các biến chứng của bệnh.
Dựa trên loại tiểu đường cụ thể, bác sĩ sẽ đanh giá được mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Ví dụ, nếu bệnh tiểu đường xảy ra trong độ tuổi từ 10 đến 19 thì sẽ được coi là loại C (class C). Những trường hợp mắc bệnh tiểu đường từ 10 đến 19 năm và không có biến chứng về mạch máu cũng được xếp vào loại C.
Những phụ nữ bị tiểu đường sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng thai kỳ cao hơn so với những người không bị tiểu đường nên cần được theo dõi sát sao hơn trong suốt thời gian mang thai để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường
Các triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường gồm có:
- Khát nước hoặc đói, thèm ăn liên tục
- Đi tiểu nhiều lần
- Sụt cân bất thường
- Mệt mỏi
Mang thai cũng có một số dấu hiệu tương tự như đi tiểu nhiều lần và mệt mỏi. Điều quan trọng là phải theo dõi chặt chẽ mức đường huyết để có thể xác định nguyên nhân gây ra những triệu chứng này.
Các triệu chứng gặp phải sẽ tùy thuộc vào mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường và thời điểm trong thai kỳ.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường
Tuyến tụy sản xuất ra insulin. Insulin là hormone giúp cơ thể:
- sử dụng glucose và các chất dinh dưỡng khác từ thực phẩm
- dự trữ chất béo
- tổng hợp protein trong cơ
Khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả, lượng đường trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, hoạt động của cơ thể.
Bệnh tiểu đường được chia thành tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2.
Tiểu đường type 1
Bệnh tiểu đường type 1 là một bệnh tự miễn, xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào của tuyến tụy và khiến cho tuyến tụy không thể sản xuất insulin. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra điều này.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 sẽ tăng cao nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Bệnh tiểu đường type 1 thường xảy ra từ khi còn nhỏ.
Tiểu đường type 2
Bệnh tiểu đường type 2 phổ biến hơn tiểu đường type 1, bắt đầu sự kháng insulin – tình trạng mà cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả hoặc tuyến tụy không còn sản xuất đủ insulin hoặc cả hai.
Những người thừa cân hoặc có tiền sử gia đình bị tiểu đường type 2 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Chế độ ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Chẩn đoán bệnh tiểu đường
Xét nghiệm máu là cách duy nhất để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể phải làm xét nghiệm đường huyết lúc đói hoặc xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên.
Những trường hợp mà khi mang thai mới bị tiểu đường được gọi là tiểu đường thai kỳ. Tất cả phụ nữ mang thai đều được xét nghiệm máu tầm soát bệnh tiểu đường.
Phân loại tiểu đường trước khi mang thai và tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường trước khi mang thai được chia thành 9 loại trong khi bệnh tiểu đường thai kỳ được chia thành 2 loại.
Các loại tiểu đường trước khi mang thai
Dưới đây là 9 loại bệnh tiểu đường trước khi mang thai:
- Tiểu đường loại A: khởi phát ở bất kỳ độ tuổi nào. Nhiều trường hợp chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống là đủ để kiểm soát loại bệnh tiểu đường này.
- Tiểu đường loại B: là những trường hợp bị bệnh tiểu đường sau 20 tuổi, mắc bệnh tiểu đường dưới 10 năm và không có biến chứng mạch máu.
- Tiểu đường loại C: là những trường hợp bị bệnh tiểu đường trong độ tuổi từ 10 đến 19 hoặc mắc bệnh từ 10 đến 19 năm và không có biến chứng về mạch máu.
- Tiểu đường loại D: là những trường hợp bị bệnh tiểu đường trước 10 tuổi, đã mắc bệnh tiểu đường trên 20 năm và có biến chứng về mạch máu.
- Tiểu đường loại F: là những trường hợp bị bệnh thận đái tháo đường.
- Tiểu đường loại R: là những trường hợp bị bệnh võng mạc đái tháo đường.
- Tiểu đường loại RF: là những trường hợp bị cả bệnh thận và bệnh võng mạc đái tháo đường.
- Tiểu đường loại T: những trường hợp bệnh nhân nữ đã phải trải qua phẫu thuật ghép thận.
- Tiểu đường loại H: bệnh tiểu đường đi kèm bệnh động mạch vành hoặc một bệnh tim mạch khác.
Các loại tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường xảy ra trong thời gian mang thai ở những phụ nữ không bị tiểu đường từ trước.
Bệnh tiểu đường thai kỳ có 2 loại là A1 và A2. Có thể kiểm soát tiểu đường thai kỳ loại A1 bằng chế độ ăn uống ình. Những trường hợp bị tiểu đường thai kỳ loại A2 cần điều trị bằng insulin hoặc thuốc đường uống.
Bệnh tiểu đường thai kỳ đa phần khỏi sau khi sinh nhưng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 sau này.
Theo dõi và điều trị bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai
Khi mang thai, người bệnh sẽ phải theo dõi và kiểm soát bệnh tiểu đường chặt chẽ hơn so với trước đây. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai sẽ phải khám thai thường xuyên hơn.
Khi có thai, phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần thực hiện những điều sau đây để theo dõi và điều trị bệnh:
- Báo cho bác sĩ khi mang thai để điều chỉnh thuốc vì một số loại thuốc điều trị tiểu đường không an toàn cho phụ nữ có thai.
- Nếu phải dùng insulin thì vẫn tiếp tục khi mang thai nhưng có thể phải điều chỉnh liều.
- Đo đường huyết thường xuyên tại nhà và định kỳ đến bệnh viện làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong các buổi khám thai, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm để đánh giá nhịp tim, chuyển động của thai nhi và lượng nước ối.
Bệnh tiểu đường có thể làm chậm quá trình phát triển phổi của thai nhi. Do đó, bác sĩ sẽ tiến hành chọc ối để kiểm tra phổi của bé. Dựa trên tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như sức khỏe và cân nặng của thai nhi mà bác sĩ sẽ chỉ định sinh thường hoặc sinh mổ.
Mức đường huyết sẽ được theo dõi sát sao trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Liều dùng insulin có thể sẽ thay đổi sau khi sinh.
Các biến chứng thai kỳ do bệnh tiểu đường
Nhiều phụ nữ mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng thai kỳ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Điều quan trọng là phải nhận thức được những biến chứng này để biết cách phòng ngừa.
Các biến chứng tiểu đường ảnh hưởng đến người mẹ gồm có:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang và âm đạo
- Cao huyết áp hay tiền sản giật, tình trạng này có thể gây rối loạn chức năng thận và gan
- Các vấn đề về mắt do bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn
- Các vấn đề về thận do bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn
- Sinh khó
- Phải sinh mổ
Mức đường huyết cao, đặc biệt là trong ba tháng đầu, có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Các biến chứng tiểu đường ảnh hưởng đến thai nhi gồm có:
- Sảy thai
- Sinh non
- Cân nặng khi sinh quá lớn
- Đường huyết thấp khi sinh ra
- Vàng da kéo dài
- Suy hô hấp
- Dị tật bẩm sinh, gồm có các dị tật về tim, mạch máu, não, cột sống, thận và đường tiêu hóa
- Thai chết lưu
Làm thế nào để có thai kỳ khỏe mạnh khi mắc bị tiểu đường?
Đối với những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, việc theo dõi sức khỏe sẽ càng trở nên quan trọng hơn khi quyết định mang thai. Nên lên kế hoạch càng sớm càng tốt và làm theo những lời khuyên dưới đây để có thai kỳ khỏe mạnh.
Trao đổi với bác sĩ
- Đến gặp cả bác sĩ chuyên khoa nội tiết và bác sĩ sản phụ khoa để kiểm tra mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường và xem tình trạng sức khỏe có đủ điều kiện mang thai hay không. Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường trong vài tháng trước khi mang thai có thể làm giảm rủi ro cho cả người mẹ và thai nhi.
- Nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang dùng. Nếu đang mang thai thì cần cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc và thực phẩm chức năng đã dùng kể từ đầu thai kỳ.
- Axit folic giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Hãy hỏi bác sĩ xem có nên uống bổ sung axit folic hoặc các loại vitamin khác hay không.
- Uống vitamin tổng hợp dành cho bà bầu nếu cần thiết.
- Hỏi bác sĩ về phạm vi đường huyết cần duy trì.
- Đi khám ngay khi nghĩ rằng mình đã có thai và tái khám định kỳ đầy đủ theo lịch hẹn.
- Đi khám ngay lập tức khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
Thực hiện lối sống lành mạnh
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất gồm có nhiều loại rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây. Chọn các sản phẩm từ sữa tách béo. Bổ sung protein từ các loại thực phẩm như đậu, cá và thịt nạc. Ngoài ra cần kiểm soát khẩu phần ăn.
- Tập thể dục mỗi ngày. Hỏi bác sĩ về những bài tập an toàn cho phụ nữ có thai.
- Ngủ đủ giấc mỗi ngày.
- Chuẩn bị
- Đeo vòng tay y tế ghi tình trạng bệnh và thông tin liên lạc để người khác có thể giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp
- Hướng dẫn những người xung quanh cách can thiệp trong trường hợp khẩn cấp
Chúng ta đều biết rằng người mắc bệnh tiểu đường phải hạn chế tiêu thụ đường. Do đó, nhiều người đã phải sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo để tạo vị ngọt cho đồ ăn, thức uống thay cho đường. Một trong những loại chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng khá phổ biến là aspartame.
Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát mức đường huyết, những người mắc bệnh tiểu đường còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, chẳng hạn như hạn chế đồ ăn thức uống có đường và ăn các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, việc lựa chọn đúng loại chất béo trong chế độ ăn cũng rất quan trọng.
Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.
Nếu bạn nhận thấy tần suất đi tiểu đột nhiên tăng so với bình thường thì hãy cẩn thận vì rất có thể đó là dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, còn có rất nhiều nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần và trong đó có một số nguyên nhân vô hại. Điều quan trọng là phải hiểu tác động của bệnh tiểu đường đến chức năng bàng quang, cũng như là các dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường.
Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.
- 0 trả lời
- 108 lượt xem
Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi