Tiểu đường thai kỳ có lặp lại khi mẹ mang bầu lần tiếp theo?
Bạn đã mổ lấy thai hai lần, nếu mang thai tiếp theo sẽ tăng nguy cơ nhau bám bất thường như nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, nứt vỡ tử cung... Do thai kì có nguy cơ cao như vậy nên khi có thai lại, bạn nên đến thăm khám ở Bệnh viện tuyến trên để bs phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng nếu có. Ở lần mang bầu thứ 2, bạn đã có tiền căn tiểu đường và điều trị insulin nên lần thứ 3 này, nguy cơ tiểu đường của bạn dễ bị lặp lại hơn so với những mẹ bầu không có tiền sử bệnh lí này.
Khi mang bầu lần 3, đến Bv tuyến trên, bạn sẽ được sàng lọc, làm nghiệm pháp dung nạp sớm nhằm phát hiện sớm xem có bị tiểu đường không. Để tránh rủi ro đáng tiếc như thai lưu 36 tuần lần trước, các bs sẽ sớm đề ra hướng điều trị tích cực và phù hợp cho bạn. Tóm lại, để chuẩn bị tốt cho thai kì lần này, bạn có thể chích ngừa trước khi mang thai, bổ sung sắt, acid folic và những chất dinh dưỡng cần thiết. Nhưng trên tất cả, bạn phải giữ cho mình một tinh thần thoải mái, lạc quan đó nha.
Khám thai tiếp ở Bv Phụ sản TW, phải mang theo những gì?
Em có thai 24 tuần (song thai). Bình thường, em khám và chích ngừa tại phòng khám tư nhân ở gần nhà. Giờ, em muốn đăng kí khám thai tiếp theo tại Bv Phụ sản TW có được không? Đi khám cần mang theo những gì ạ?
- 1 trả lời
- 630 lượt xem
Có phải phụ nữ mang thai sẽ đi tiểu nhiều hơn?
- Bác sĩ ơi, phụ nữ mang thai sẽ đi tiểu nhiều hơn, đúng không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi nhé, cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 805 lượt xem
Chương trình luyện tập có thể tiếp tục trong thời kỳ mang thai là gì?
- Bác sĩ ơi, tôi có thể tiếp tục chương trình luyện tập của mình với những môn thể thao nào trong thời kỳ mang thai? Bác sĩ hãy cho tôi một số gợi ý nhé, cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 849 lượt xem
Làm xét nghiệm tiểu đường thai kì có cần nhịn ăn?
Vào tuần thứ 29, em đi khám thai thì bác sĩ bảo em bị tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ hẹn 2 tuần sau tái khám sẽ làm xét nghiệm máu để xem định lượng HbA1c và định lượng Glucose sau ăn 2 giờ là thế nào? Vậy, trước khi làm hai xét nghiệm này em có cần nhịn đói không hay vẫn ăn bình thường
- 1 trả lời
- 1703 lượt xem
24 tuổi, vừa bị thai lưu 8 tuần, phải chuẩn bị gì cho lần mang thai tiếp?
Năm nay em 24 tuổi, đã kết hôn được hơn 1 năm và vừa bị thai lưu 8 tuần. Vậy, bao giờ thì em có thể đến Bệnh viện để khám ở Khoa hiếm muộn hay Khoa nào để nghe bs tư vấn và làm xét nghiệm cần thiết cho lần mang thai tới ạ?
- 1 trả lời
- 762 lượt xem
Những phụ nữ bị tiểu đường sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng thai kỳ cao hơn so với những người không bị tiểu đường nên cần được theo dõi sát sao hơn trong suốt thời gian mang thai để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.
Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và bé trong khi mang thai và khi sinh nở.
Chỉ số đường huyết cao trong suốt thai kỳ và quá trình chuyển dạ làm tăng nguy cơ em bé bị hạ đường huyết sau khi sinh và trẻ sinh ra quá to.