1

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Bệnh lây truyền qua đường tình dục và ảnh hưởng đến quá trình mang thai?

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) -là bệnh do vi khuẩn hoặc virut mà bạn có thể bị nhiễm từ quan hệ sinh dục, quan hệ từ miệng hoặc hậu môn với một bạn tình bị nhiễm bệnh. STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Tuy nhiên quan hệ không phải là cách duy nhất mà một số trong những nhiễm trùng này được truyền đi. Ví dụ, bạn cũng có thể bị nhiễm virut viêm gan B - có thể sống sót bên ngoài cơ thể trong ít nhất một tuần - kể từ khi tiếp xúc với kim bị nhiễm bệnh hoặc dụng cụ sắc bén khác, tiếp xúc với máu hoặc các vết loét sâu của người bị bệnh, hoặc thậm chí bằng cách dùng chung đồ gia dụng như bàn chải đánh răng hoặc dao cạo.

Một số bệnh nhiễm trùng có thể truyền cho thai nhi qua nhau thai hoặc truyền qua đường sinh khi chuyển dạ hoặc vỡ ối. Nhiễm trùng sơ sinh có thể rất nghiêm trọng (thậm chí đe doạ đến mạng sống), và một số có thể dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ và phát triển không thể phục hồi về lâu dài. Hơn nữa, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục làm tăng nguy cơ sẩy thai, vỡ ối sớm, sinh non, nhiễm trùng tử cung, thai chết lưu.

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất bao gồm:

Làm thế nào bà bầu biết mình có bị bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Vì việc phát hiện và điều trị STIs trong quá trình mang thai là rất quan trọng nên bác sĩ sẽ kiểm tra nhiều loại nhiễm trùng này trong lần khám đầu tiên của bạn trước khi sinh. (Hãy chắc chắn để cho bác sĩ biết về bất kỳ STIs bạn đã gặp phải trong quá khứ, hoặc nếu bạn hoặc bạn đời của bạn có nhiều hơn một bạn tình hoặc đã từng dùng chung kim - như sử dụng ma túy hoặc xăm mình). Nếu có nguy cơ cao, bạn sẽ được kiểm tra lại trong tam cá nguyệt thứ ba - hoặc sớm hơn, nếu bạn hoặc bạn tình của bạn phát triển bất kỳ triệu chứng bệnh tình dục nào.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) khuyến cáo, tất cả phụ nữ mang thai nên được sàng lọc HIV, HBV, giang mai và chlamydia. Ngay cả khi bạn không có mối nguy cơ cao nào từ bây giờ, thì một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể ẩn nấp trong cơ thể trong nhiều năm mà không hề có triệu chứng, vì vậy bạn muốn chắc chắn rằng bạn hoặc bạn tình của mình đã không hề mắc bệnh trong quá khứ. CDC cũng khuyến cáo phụ nữ nên được sàng lọc bệnh lậu và viêm gan C nếu họ có các yếu tố nguy cơ.

Và nếu có bất kỳ nguy cơ tiếp xúc với bệnh lây truyền qua đường tình dục trong thời kỳ mang thai, hoặc nếu bạn hoặc bạn tình có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy báo cho bác sĩ biết ngay để bạn có thể được kiểm tra lại. Nếu bạn bị STI, bạn sẽ muốn tìm hiểu tất cả những rủi ro có thể gặp phảo cũng như các lựa chọn điều trị.

Cách bà bầu phòng tránh bị bệnh lây truyền qua đường tình dục

Cách duy nhất để tránh bị STI là quan hệ tình dục an toàn (bao gồm cả quan hệ bằng đường âm đạo, miệng và hậu môn), hoặc chỉ quan hệ tình dục với một người bạn hoàn toàn chắc chắn có “hồ sơ” sạch sẽ, không sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch và chỉ có quan hệ tình dục với bạn. Nếu bạn không được như trên thì dưới đây là những gì bạn cần làm:

Không quan hệ tình dục với bất cứ ai có vết loét hoặc các triệu chứng của STI, bao gồm cả bạn tình mà bạn cho là một vợ một chồng. Nếu bạn nghi ngờ bạn tình của mình có quan hệ tình dục với người khác hoặc sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch, hãy chắc chắn sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ đường âm đạo và miếng bảo vệ miệng mỗi lần bạn quan hệ bằng miệng. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Cần lưu ý rằng có một số bệnh lây truyền qua đường tình dục không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ mắc một bệnh khác nguy hiểm hơn, như HIV, nếu bạn tiếp xúc với nó (Một lý do nữa cho việc không được trì hoãn thử nghiệm và điều trị, nếu cần thiết-nếu bạn hoặc bạn tình có các triệu chứng).

Trong một vài trường hợp ngoại lệ, nếu bạn đang điều trị STI, bạn tình của bạn cũng cần được điều trị, và bạn không nên quan hệ cho đến khi đã hoàn thành điều trị và không còn triệu chứng. Nếu không, bạn sẽ tiếp tục lây nhiễm qua lại.

Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cao, hoặc nếu bạn tình hoặc bất cứ thành viên nào trong gia đình của bạn là người mang mầm bệnh viêm gan B, hãy chắc chắn tiêm phòng viêm gan B. Vắcxin này an toàn khi mang thai.

Sau khi sinh, nếu bạn 26 tuổi hoặc nhỏ hơn, bạn có thể chủng ngừa bốn dòng HPV, một loại siêu vi khuẩn có thể gây ung thư cổ tử cung.

Năm 2006, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt một loại văcxin, Gardasil, bảo vệc hống hai loại HPV nguy cơ cao nhất, gây ra khoảng 70% ung thư cổ tử cung (cũng như một số ung thư âm hộ và âm đạo) , và hai chủng gây ra khoảng 90% bệnh mụn cóc sinh dục HPV. CDC khuyến cáo rằng vắc xin này đã được chấp thuận cho trẻ em gái và phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi, thường được khuyến cáo tiêm cho trẻ em gái ở tuổi 11 hoặc 12, cũng như đối với phụ nữ không mang thai từ 13 đến 26 tuổi chưa được chủng ngừa.

Bà bầu có thể điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục trong khi đang mang thai không?

Có. Việc điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào STI. Thuốc kháng sinh có thể chữa được các bệnh không phải do virut, chẳng hạn như bệnh Chlamydia, bệnh lậu, giang mai, và có một số kháng sinh an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai.

Nhiễm virut, như bệnh mụn rộp herpes và HIV, không đáp ứng với kháng sinh. Bạn không thể chữa bệnh mụn rộp nhưng bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng vi-rút cho bạn trong tháng cuối cùng của thai kỳ để giảm thiểu nguy cơ bị bùng phát khi bắt đầu chuyển dạ. Nếu bạn nhiễm HIV dương tính, bạn cần phải kết hợp thuốc chống retrovirus để duy trì bản thân khỏe mạnh và giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác

Khi nào bắt buộc phải nằm trên giường trong quá trình mang thai?
Khi nào bắt buộc phải nằm trên giường trong quá trình mang thai?

Chả mấy người khuyên phụ nữ mang thai nên “nghỉ ngơi trên giường (Bedrest)”. Nhưng việc bị gò bó ở nhà hoặc tệ hơn là ở một bệnh viện để tránh chuyển dạ sớm hoặc kiểm soát huyết áp cao là tình trạng phổ biến đến mức đáng ngạc nhiên.

Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai
Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai

Huyết áp mạn tính có thể dao động từ mức nhẹ đến nặng. Nó cũng phụ thuộc vào việc bạn có bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào khác hay không...

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  780 lượt xem

- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Chương trình luyện tập có thể tiếp tục trong thời kỳ mang thai là gì?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  843 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có thể tiếp tục chương trình luyện tập của mình với những môn thể thao nào trong thời kỳ mang thai? Bác sĩ hãy cho tôi một số gợi ý nhé, cảm ơn bác sĩ!

Trong quá trình mang thai, có cần tiêm ngừa uốn ván?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  576 lượt xem

Bác sĩ cho em hỏi: trong suốt quá trình mang thai, có bắt buộc phải tiêm ngừa uốn ván hay không? Hiện giờ tôi được 33,5 tuần, có hỏi ý kiến bác sỹ khám về việc tiêm ngừa, nhưng bác sĩ nói không cần do hiện giờ dụng cụ y tế an toàn.

Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3723 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1439 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây