1

Mắc bệnh giang mai trong quá trình mang thai

Bệnh giang mai có thể lây truyền qua em bé trong suốt thời kỳ mang thai hoặc do tiếp xúc mụn loét trong khi sinh.
Mắc bệnh giang mai trong quá trình mang thai Mắc bệnh giang mai trong quá trình mang thai

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) do một loại vi khuẩn gây ra. Nếu không được điều trị, bệnh giang mai có thể để lại hậu quả lâu dài rất nghiêm trọng. May mắn thay, nếu bị phát hiện kịp thời, nó có thể được điều trị bằng kháng sinh.

Bệnh giang mai được truyền qua tiếp xúc trực tiếp với một vết thương trên người bị bệnh. Cách phổ biến nhất để gây giang mai là qua quan hệ tình dục bằng âm đạo, hậu môn hoặc miệng, nhưng cũng có thể mắc bệnh khi hôn một người bị giang mai trên môi, trong miệng hoặc có một vùng da bị loét đau.

Bệnh giang mai có thể lây truyền sang thai nhi qua nhau thai trong suốt thời kỳ mang thai hoặc do tiếp xúc vết loét trong khi sinh.

Sự nhiễm trùng gần như được loại bỏ, nhưng số lượng các trường hợp mắc bệnh đã tăng lên trong những năm gần đây; năm 2017 có 2,3 trường hợp trong 100.000 phụ nữ. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể ở các cộng đồng có mức nghèo đói cao, trình độ học vấn thấp và không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), số trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2013, có 362 trường hợp trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai. Con số này tăng lên 918 vào năm 2017, tương đương với 23 trẻ bị mắc giang mai trong mỗi nhóm 100.000 trẻ em ra đời trong năm đó. Arizona, California, Florida, Louisiana và Texas có tỷ lệ mắc bệnh giang mai bẩm sinh đặc biệt cao, CDC báo cáo.

Các triệu chứng của bệnh giang mai

Bệnh giang mai tiến triển theo từng giai đoạn, với các triệu chứng khác nhau từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo và tùy từng người. Trong một số trường hợp, các triệu chứng không đáng chú ý và bạn có thể không biết bạn bị bệnh cho đến khi được kiểm tra.

Trong giai đoạn đầu tiên, được gọi là giang mai sơ cấp, triệu chứng đặc trưng là một vết loét không đau và rất dễ lây nhiễm với các cạnh gồ lên gọi là săng giang mai. Vết này xuất hiện tại chỗ nhiễm trùng, thường là khoảng 3 tuần sau khi bạn tiếp xúc với vi khuẩn, mặc dù nó có thể xuất hiện sớm hơn hoặc lên đến 3 tháng sau đó.

Vì săng giang mai có thể nằm trong âm đạo hoặc miệng nên bạn có thể không bao giờ nhìn thấy nó. Săng giang mai cũng có thể xuất hiện ở vùng âm hộ, đáy chậu, hậu môn, hoặc môi, và các hạch bạch huyết của bạn có thể được mở rộng ở khu vực nơi vết loét, đau.

Nếu được điều trị thích hợp ở giai đoạn này, nhiễm trùng có thể được chữa khỏi. Nếu không được điều trị, vết loét sẽ kéo dài từ 3 đến 6 tuần và sau đó tự lành. Tuy nhiên, vi khuẩn spirochetes có thể tiếp tục sinh sôi nảy nở và lan rộng trong máu. Khi điều này xảy ra, bệnh tiến triển đến giai đoạn tiếp theo, gọi là giang mai thứ phát.

Trong giai đoạn giang mai thứ phát, bệnh giang mai có thể có nhiều triệu chứng xuất hiện trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi xuất hiện dấu hiệu ban đầu, nhưng một lần nữa, chúng có thể không đáng chú ý.

Hầu hết những người bị giang mai thứ phát nổi ban không ngứa, thường là trên lòng bàn tay và lòng bàn chân, mặc dù nó cũng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể. Bạn cũng có thể bị tổn thương trong miệng và âm đạo, cũng như những vết loét có mụn cóc không đau ở vùng sinh dục, các triệu chứng giống cúm, giảm cân và rụng tóc. Nhiễm trùng vẫn còn khả năng chữa trị nếu điều trị ở giai đoạn này.

Nếu không điều trị, các triệu chứng thường tự khỏi trong vòng vài tháng, nhưng nhiễm trùng vẫn còn trong cơ thể bạn. Vi khuẩn tiếp tục sinh sôi trong giai đoạn giang mai âm ỉ này và có thể gây ra những vấn đề rất nghiêm trọng sau nhiều năm.

Trên thực tế, cứ 1 trong 3 người không được điều trị thích hợp sẽ tiến triển tới cái được gọi là giang mai tam phát. Giai đoạn cuối của bệnh này có thể phát triển đến 30 năm sau khi bạn bị nhiễm bệnh lần đầu tiên và có thể gây ra những bất thường về tim nghiêm trọng. Mức độ tổn thương gây tử vong có thể phát triển trong xương, trên da của bạn và trong nhiều cơ quan. May mắn thay, hầu hết mọi người được điều trị sớm đều hiếm khi kết thúc với giai đoạn tam phát của bệnh giang mai.

Bệnh giang mai cũng có thể nhiễm vào hệ thống thần kinh trung ương - não bộ và tủy sống. Đây được gọi là chứng đau thần kinh, và nó có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Ngay từ đầu, nó có thể gây ra các vấn đề như viêm màng não. Chứng loạn thần kinh muộn có thể dẫn đến chứng động kinh, mù lòa, mất thính giác, chứng mất trí, rối loạn thần kinh, tủy sống và cuối cùng là tử vong.

Bệnh giang mai có ảnh hưởng như nào đến thai kỳ và sức khoẻ của em bé?

Bệnh giang mai có thể chuyển từ dòng máu của bạn qua nhau thai và lây cho con bạn bất cứ lúc nào trong suốt thời kỳ mang thai. Nó cũng có thể lây nhiễm cho bé trong khi sinh. Nếu bệnh giang mai được phát hiện và điều trị sớm, bạn và con rất có thể sẽ ổn. Những bà mẹ mắc bệnh giang mai không được điều trị có tới 80% khả năng truyền bệnh cho thai nhi của họ. Họ có thể mất đứa trẻ do sẩy thai, thai chết lưu, hoặc chết ngay sau khi sinh, hoặc đứa trẻ có thể sinh ra với các vấn đề nghiêm trọng về thần kinh. Bệnh giang mai cũng làm tăng nguy cơ sinh non và hạn chế tăng trưởng trong tử cung.

Một số trẻ bị nhiễm giang mai có mẹ không được điều trị kịp thời trong thai kỳ đã phát sinh vấn đề trước khi sinh có thể được phát hiện khi siêu âm. Những vấn đề này có thể bao gồm có nhau thai lớn quá, chất lỏng tích ở bụng và sưng phù nặng, gan to hoặc lá lách to. Trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh có thể có những bất thường khác khi sinh, như phát ban da và các thương tổn quanh miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn; tiết dịch mũi bất thường; sưng hạch bạch huyết; viêm phổi; và thiếu máu.

Hầu hết ban đầu trẻ sơ sinh không có những triệu chứng này, nhưng nếu không điều trị, chúng sẽ phát triển một số triệu chứng trong vòng một hoặc hai tháng đầu sau sinh. Và dù có hay không những triệu chứng rõ ràng, nếu bệnh không được chữa trị, trẻ sơ sinh bị bệnh giang mai có thể sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn sau đó, chẳng hạn như dị tật xương và răng, thị giác và thính giác và các vấn đề thần kinh nghiêm trọng khác. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phụ nữ cần được thử nghiệm và điều trị trong thời kỳ mang thai và bất kỳ đứa trẻ nào mắc giang mai khi sinh cũng được đánh giá và điều trị đầy đủ.

Bà bầu có thể được kiểm tra bệnh giang mai trong suốt thai kỳ không?

Có. Mặc dù nhiễm trùng này tương đối hiếm, nhưng việc phát hiện và điều trị trong thai kỳ được coi là rất quan trọng. CDC khuyến cáo, tất cả phụ nữ mang thai cần được sàng lọc để phát hiện nhiễm trùng trong lần khám thai đầu tiên và một số nơi yêu cầu tất cả phụ nữ phải được kiểm tra lại khi sinh.

Nếu bạn sống trong một cộng đồng nơi bệnh giang mai phổ biến hoặc bạn có nguy cơ lây nhiễm cao, bạn nên được kiểm tra lại sau 28 tuần và vào lúc sinh. Bạn cũng sẽ được kiểm tra lại bệnh giang mai nếu có một STI khác trong thời kỳ mang thai hoặc nếu bạn hoặc bạn tình phát triển các triệu chứng bệnh giang mai.

Bởi vì phải mất khoảng 4 đến 6 tuần sau khi phơi nhiễm mới ra kết quả dương tính từ xét nghiệm máu, nên kết quả có thể âm tính nếu bạn được kiểm tra quá sớm. Vì vậy, nếu bạn có quan hệ tình dục có nguy cơ cao một vài tuần trước khi xét nghiệm hoặc bạn tình của bạn gần đây đã có các triệu chứng, hãy nói với bác sĩ được kiểm tra lại trong một tháng. Nếu xét nghiệm sàng lọc dương tính, phòng thí nghiệm sẽ thực hiện một xét nghiệm cụ thể hơn về mẫu máu của bạn để nói chắc chắn xem bạn có mắc bệnh giang mai hay không.

Có bệnh giang mai sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm HIV hơn nếu bạn tiếp xúc với nó, vì vậy nếu thử nghiệm dương tính với giang mai, bạn cũng nên được thử nghiệm (hoặc thử nghiệm lại) HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Và nếu bạn bị bệnh giang mai sớm, bạn sẽ cần phải được xét nghiệm lại HIV trong vòng 3 tháng.

Bệnh giang mai được điều trị trong thai kỳ như nào?

Penicillin là thuốc kháng sinh duy nhất an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai và có thể điều trị thành công cho cả mẹ lẫn con mắc giang mai. Nếu bạn bị giang mai, bạn sẽ được điều trị bằng một hoặc nhiều lần tiêm penicillin, tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh và việc bạn bị bệnh thần kinh hay không. (Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh giang mai thần kinh, bạn sẽ được kiểm tra.) Nếu bạn bị dị ứng với penicillin, trước tiên bạn cần được giải mẫn cảm với thuốc để có thể tiếp nhận.

Ở nhiều phụ nữ mang thai, điều trị bệnh giang mai sẽ gây phản ứng tạm thời có thể bao gồm sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ và khớp. Những triệu chứng này có xu hướng xuất hiện vài giờ sau khi điều trị và tự hết trong vòng 24 đến 36 giờ.

Việc điều trị cũng có thể gây ra một số thay đổi về nhịp tim của bé, và nếu bạn đang ở nửa sau của thai kỳ, nó có thể gây co thắt. (Nếu bạn thấy bất kỳ sự co thắt hoặc giảm chuyển động của bào thai, bạn nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Trong một số trường hợp, người chăm sóc có thể lựa chọn điều trị cho bạn trong bệnh viện được theo dõi).

Bạn tình của bạn cũng sẽ cần phải được kiểm tra, và anh ta sẽ được điều trị nếu anh ấy dương tính với bệnh giang mai hoặc có quan hệ tình dục với bạn trong 3 tháng qua, ngay cả khi xét nghiệm máu của anh ấy là âm tính. Bạn cần phải tránh quan hệ tình dục cho đến khi cả hai đã được điều trị. Sau khi điều trị, bạn sẽ thực hiện các xét nghiệm máu thường xuyên để đảm bảo rằng nhiễm trùng đã được làm sạch và bạn không bị nhiễm trùng, và bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra tình trạng em bé.

Cách phòng tránh mắc bệnh giang mai?

Chỉ quan hệ tình dục với bạn tình giao hợp với một mình bạn và đã có thử nghiệm âm tính với bệnh giang mai. Mặc dù bao cao su có thể ngăn ngừa lây truyền HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, nhưng chúng chỉ cung cấp sự bảo vệ khỏi bệnh giang mai nếu chỗ đau, loét ở dương vật của bạn đời - chúng sẽ không bảo vệ bạn khỏi những vết loét không được bao bọc bởi bao cao su.

Cũng nên nhớ rằng bạn có thể bị bệnh giang mai nếu chỗ đau loét của bạn tình chạm vào bất kỳ màng nhầy nào của bạn (chẳng hạn như trong miệng hoặc âm đạo) hoặc da bị hở (bị chầy xước, rách)

Nếu bạn đã bị bệnh giang mai một lần, điều đó không có nghĩa là bạn không thể bị lại. Bạn hoàn toàn có thể bị tái nhiễm.

Nếu có nguy cơ bị phơi nhiễm với bệnh giang mai hoặc bất cứ STI nào khác trong thời kỳ mang thai, bạn hoặc bạn tình của bạn có bất kỳ triệu chứng nào, hãy nói ngay với bác sĩ để có thể kiểm tra và điều trị nếu cần.

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai

Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác

Khi nào bắt buộc phải nằm trên giường trong quá trình mang thai?
Khi nào bắt buộc phải nằm trên giường trong quá trình mang thai?

Chả mấy người khuyên phụ nữ mang thai nên “nghỉ ngơi trên giường (Bedrest)”. Nhưng việc bị gò bó ở nhà hoặc tệ hơn là ở một bệnh viện để tránh chuyển dạ sớm hoặc kiểm soát huyết áp cao là tình trạng phổ biến đến mức đáng ngạc nhiên.

Cách tự cổ vũ mình trong quá trình mang thai
Cách tự cổ vũ mình trong quá trình mang thai

Có một thai kỳ và em bé khỏe mạnh là cả một nỗ lực không ngừng của cả bạn, bác sĩ và nhóm hỗ trợ chăm sóc cho bạn. Tự bản thân là một người tham gia tích cực trong việc chăm sóc và hỗ trợ mình sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đề ra. Dưới đây là những gì bạn cần biết để trở thành người tự cổ vũ chính mình tốt nhất.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Chương trình luyện tập có thể tiếp tục trong thời kỳ mang thai là gì?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  702 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có thể tiếp tục chương trình luyện tập của mình với những môn thể thao nào trong thời kỳ mang thai? Bác sĩ hãy cho tôi một số gợi ý nhé, cảm ơn bác sĩ!

Trong quá trình mang thai, có cần tiêm ngừa uốn ván?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  477 lượt xem

Bác sĩ cho em hỏi: trong suốt quá trình mang thai, có bắt buộc phải tiêm ngừa uốn ván hay không? Hiện giờ tôi được 33,5 tuần, có hỏi ý kiến bác sỹ khám về việc tiêm ngừa, nhưng bác sĩ nói không cần do hiện giờ dụng cụ y tế an toàn.

Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3221 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1249 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

Có nên sắp xếp đồ đạc trong nhà khi đang mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  840 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây