Cách tự cổ vũ mình trong quá trình mang thai
Tìm bác sĩ phù hợp
Tìm được bác sĩ phù hợp là điều then chốt để có được một thai kỳ khỏe mạnh. Điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ ít có khả năng bất đồng với ý kiến của bác sĩ khi thai kỳ ngày một phát triển. Cách tốt nhất để xác định bác sĩ có phù hợp với bạn hay không, là hãy hỏi họ xem bạn là kiểu bệnh nhân gì và hướng điều trị của cô ấy là gì? Joanna Smith, nhà bảo trợ chăm sóc sức khoẻ, nhân viên y tế xã hội, và người sáng lập Hiệp hội Tư vấn Chăm sóc Sức khỏe Y tế Quốc gia (NAHAC) cho biết, phụ nữ mang thai thường thuộc một trong số 3 kiểu bệnh nhân.
- Nhóm theo chủ nghĩa cá nhân: nhóm bệnh nhân này thường nghiên cứu sâu, thu thập thông tin và đến phòng khám với một kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên không phải tất cả các bác sĩ đều phù hợp với những cá nhân này, vì vậy tốt nhất bạn nên tìm hiểu càng sớm càng tốt xem những bác sĩ nào phù hợp với bạn.
- Nhóm những người cùng đưa ra quyết định: Nhóm bệnh nhân này cũng nghiên cứu khá nhiều về thai kỳ nhưng coi bác sĩ như một đối tác có thể giúp cùng đưa ra kế hoạch phù hợp. Một số bác sĩ bây giờ được đào tạo để cùng bệnh nhân đưa ra quyết định, vì vật không có để tìm thấy họ.
- Nhóm những người tin tưởng: kiểu bệnh nhân này rất thoải mái với bác sĩ của họ, những người nói cho họ phải làm những gì và sẵn sàng làm theo bất cứ lời khuyên nào được đưa ra. Nếu bạn thuộc nhóm thiên về bản năng làm mẹ này thì hãy tìm một bác sĩ tạo cảm hứng cho bạn.
Một khi xác định được kiểu bệnh nhân của bạn, hãy tìm một bác sĩ, y tá hay nhân viên hộ sinh, người trao đổi phù hợp và hiểu được khởi điểm của bạn. Nhưng làm thế nào để biết được khi nào bạn sẽ tìm được một người phù hợp?
Trong lần đầu tiên gặp bác sĩ, hãy tự hỏi mình những câu hỏi dưới đây:
- Bác sĩ có làm việc phù hợp với kiểu bệnh nhân của bạn không?
- Cô ấy có phải tra tìm máy tính khi nói chuyện với bạn không?
- Cô ấy có lắng nghe bạn khi bạn đang nói chuyện không?
- Cô ấy có trả lời đầy đủ các câu hỏi của bạn không?
Nếu trả lời "không" với bất kỳ câu hỏi nào trong số này, bạn có thể sẽ muốn tiếp tục tìm kiếm thêm.
Cuộc gặp mặt đầu tiên này cũng là lúc phù hợp để xem độ phù hợp của bạn như nào. Hãy nói với bác sĩ những gì bạn mong đợi từ cô ấy và những gì quan trọng đối với bạn trong suốt quá trình mang thai và chuyển dạ. Điều này có thể giúp bạn dự đoán các quan điểm trái chiều tiềm ẩn trong quá trình thăm khám.
“Một số người muốn đi bộ trong thời gian chuyển dạ mà không bị gắn màn hình theo dõi và một số muốn gây tê màng cứng ngay khi bắt đầu bước vào phòng sinh”, theo Prathima Setty, một người phụ nữ ở Reston, Virginia.
Những điều cần biết để trao đổi với bác sĩ
Khi bạn tìm được một bác sĩ mình hài lòng, hãy nói với họ về lịch sử y tế của mình trong lần thăm khám đầu tiên. Quan trọng là phải cho cô ấy biết về:
- Bệnh tật và thương tích
- Nhập viện
- Phẩu thuật
- Dùng thuốc theo toa
- Dị ứng thuốc
- Thói quen tập thể dục và ăn kiêng
- Lịch sử sức khoẻ của gia đình bạn
Nói với bác sĩ nếu bạn có tình trạng gây nguy cơ cao như tiểu đường tuýp 2 hoặc rối loạn máu, bởi vì nó có thể dẫn đến các biến chứng. Điều này cũng giúp bác sĩ kiểm soát được thai kỳ của bạn nếu cô ấy biết về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào bạn đã mắc phải trong thai kỳ trước, như tiểu đường thai kỳ hoặc sinh ra một bé quá khổ.
Hỏi bác sĩ của bạn những gì?
Trong các buổi thăm khám ngắn ngủi hãy tận dụng thời gian một cách hiệu quả để hỏi bác sĩ. Việc chuẩn bị trước danh sách câu hỏi cho mỗi lần thăm khám sẽ giúp ích rất nhiều. Dưới đây là một số câu hỏi gợi ý:
- Những nguy cơ và lợi ích của các thủ tục hoặc quy trình xét nghiệm đối với tôi và thai nhi?
- Các phương pháp điều trị của tôi là gì?
- Những nguy cơ và lợi ích của một phương pháp điều trị đối với tôi và em bé?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không thực hiện phương pháp điều trị đó?
- Tôi có cần uống thuốc không?
- Thuốc này sử dụng có an toan trong thai kỳ không?
- Tác dụng phụ của những thuốc này là gì?
Ngoài ra bạn nên tìm hiểu trước càng nhiều càng tốt về thai kỳ của mình, đặc biệt nếu bạn có các vấn đề như huyết áp cao hoặc tiểu đường. Càng biết nhiều về tình trạng chung của mình và cách thai kỳ ảnh hưởng đến nó thì bạn càng dễ dàng hiểu được các khuyến cáo của bác sĩ.
“Mang thai là một quá trình tìm hiểu và nhận thức về những gì đang xảy ra với cơ thể của mình, điều đó sẽ giúp bạn trở thành người tham gia tích cực vào quá trình mang thai của mình”, Setty nói.
Đi cùng với bạn bè, người thân đến các cuộc thăm khám
Cả Setty và Smith đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đi cùng vợ/chồng, bạn tình, bạn bè, hoặc người thân khác của bạn khi đến thăm khám. "Đây là một khoảng thời gian phức tạp với rất nhiều thay đổi, và tốt hơn là bạn nên có một “cặp tai” khác cùng trong phòng với mình", Smith nói. Người đi cùng có thể giúp bạn ghi chú lại trong khi bạn tập trung trả lời bác sĩ và thậm chí có thể nhớ thông tin tốt hơn bạn vì họ không phải suy nghĩ nhiều như bạn.
Ngoài ra, một người hỗ trợ có thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc đặt câu hỏi để làm rõ thông tin y tế từ bác sĩ. Một số bác sĩ có thể dùng từ chuyên ngành y khoa khiến người nghe khó có thể hiểu rõ. Và việc hiểu được thông tin từ nhà cung cấp là điều đặc biệt quan trọng nếu bạn thuộc tình trạng mang thai nguy cơ cao và cần đưa ra các quyết định điều trị trong thai kỳ.
Hãy yêu cầu bác sĩ giải thích rõ ràng nếu bạn chưa hiểu điều gì đó, ngay cả khi phải gọi đến cho bác sĩ sau khi vừa với thăm khám hoặc phải xắp xếp thêm một buổi thăm khám nữa để bạn có thể trao đổi trực tiếp với họ.
Các xử lý những bất đồng
Một bác sĩ có thể yêu cầu bạn thăm khám chuyên gia tư vấn về di truyền hoặc thực hiện xét nghiệm, trong khi một bác sĩ khác có thể nghĩ là không cần. Một số bác sĩ sẽ không cho phép bệnh nhân cố gắng sinh thường sau khi đã sinh mổ trước đó, trong khi những bác sĩ khác lại cho phép. Đừng sợ hỏi thêm ý kiến, đặc biệt nếu bạn mang thai nguy cơ cao hoặc mắc các vấn đề y khoa phức tạp.
Bất kể lí do bất đồng là gì, đôi khi các bệnh nhân cũng cảm thấy lo lắng vì làm mất lòng bác sĩ của họ khi đi xin ý kiến người khác, Smith nói. Nhưng nếu bạn có mối quan hệ tốt với bác sĩ, cô ấy sẽ hiểu và ủng hộ bạn.
Nếu bạn cần hỏi thêm ý kiến thứ hai thì việc thực hiện có thể dễ hơn bạn nghĩ. Nhưng trước hết hãy kiểm tra với công ty bảo hiểm để đảm bảo nó được bảo hiểm chi trả. (Nếu không thì ít nhất tự bạn cũng phải có thể chi trả cho nó).
Những điều cần biết về những người hỗ trợ chăm sóc sức khỏe
Những người hỗ trợ chăm sóc sức khỏe là những chuyên gia giúp các bệnh nhân quản lý hệ thống y tế, giải thích chẩn đoán, các lựa chọn điều trị, phối hợp với dịch vụ chăm sóc y tế, giúp quản lỳ các trường hợp và kế hoạch xuất viện đồng thời cung cấp hỗ trợ khi có vấn đề về bảo hiểm. Những người hỗ trợ chăm sóc sức khỏe có thể giúp tìm ra một bác sĩ mới hoặc xắp xếp để bạn có thể thăm khám và tham vấn ý kiến của bác sĩ thứ hai.
Người hỗ trợ đủ điều kiện có thể là y tá, bác sĩ, nhân viên xã hội được cấp phép, hoặc chuyên gia được chứng nhận có đào tạo về hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ.
Joanna Smith, người tiên phong trong lĩnh vực vận động chính sách chăm sóc sức khoẻ, có một nhóm bao gồm các bác sĩ, nhà nghiên cứu và những người khác mà cô ấy có thể nhờ vào để thực hiện nghiên cứu y khoa kỹ thuật cao khi có một trường hợp phức tạp. Smith không đưa ra quyết định cho bệnh nhân nhưng giúp họ hiểu được tình trạng sức khoẻ của mình và những lựa chọn của họ.
Đối với phụ nữ đang mang thai, người hỗ trợ rất quan trọng khi có các thông tin không thể giải quyết được giữa một bệnh nhân và nhà cung cấp của họ hoặc khi tình trạng y tế phức tạp đến mức bệnh nhân cần giúp giải thích về dữ liệu để họ có thể đưa ra quyết định đúng đắn.
Xin lưu ý rằng thuê một người hỗ trợ chăm sóc sức khỏe khá tốn kém, dao động từ 50 đến 200USD một giờ, tùy vào vị trí thực hiện dịch vụ. Các chương trình y tế do chính phủ và bảo hiểm tài trợ nói chung không chi trả cho mục này. Tuy nhiên nhiều nhà hỗ trợ có các mức giá rõ ràng hoặc đưa ra các xắp xếp khác cho những bệnh nhân không có đủ khả năng chi trả.
Khi nào cần tìm bác sĩ mới?
Nếu bạn thấy mình liên tục bất đồng với bác sĩ, hãy xem xét tìm một người mới. Smith cho biết: "Tôi cố gắng tạo điều kiện cho một phụ nữ và bác sĩ của cô ấy trao đổi, thảo luận với nhau, nhưng nếu bệnh nhân là người sẵn sàng cùng thảo luận để đưa ra quyết định chung với bác sĩ, nhưng bác sĩ không phải là người như thế thì sau đó tôi sẽ cố gắng tìm một bác sĩ khác cho cô ấy”, Smith nói. “Điều quan trọng nhất là tìm ra những gì phù hợp với bạn”.
Lên kế hoạch đẻ
Biết được bạn muốn làm gì (thuê nhân viên hộ sinh hay người hỗ trợ sinh sản, làm việc tại nhà, tại trung tâm sinh đẻ, hoặc trong bệnh viện) và lập kế hoạch trước có thể giúp bạn kiểm soát được tình trạng sức khoẻ của mình nhiều hơn.
Nói chuyện này với bác sĩ và nhân viên hỗ trợ sinh để cả hai đều đáp ứng phù hợp với mong muốn của bạn. Nhưng hãy nhớ rằng sinh đẻ là quá trình không thể đoán trước và bạn có thể cần thay đổi mọi thứ trên đường đến viện.
Bệnh giang mai có thể lây truyền qua em bé trong suốt thời kỳ mang thai hoặc do tiếp xúc mụn loét trong khi sinh.
Chả mấy người khuyên phụ nữ mang thai nên “nghỉ ngơi trên giường (Bedrest)”. Nhưng việc bị gò bó ở nhà hoặc tệ hơn là ở một bệnh viện để tránh chuyển dạ sớm hoặc kiểm soát huyết áp cao là tình trạng phổ biến đến mức đáng ngạc nhiên.
Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để xác định lượng virus (lượng virus trong máu) và số lượng tế bào CD4 (số lượng tế bào miễn dịch CD4 bạn có).
Mang thai có thể là một thời gian căng thẳng và tràn đầy cảm xúc. Một ngày nào đó bạn có thể vui mừng khi nghĩ đến việc có em bé và sau đó cũng nhanh chóng tự hỏi chính mình đã làm gì?
Trong thời gian mang thai, tình trạng căng thẳng, mệt mỏi dường như vô cùng phổ biến đối với các bà bầu. 5 biện pháp dưới đây sẽ giúp các bà bầu phần nào giảm được căng thẳng, stress!
- 1 trả lời
- 843 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi có thể tiếp tục chương trình luyện tập của mình với những môn thể thao nào trong thời kỳ mang thai? Bác sĩ hãy cho tôi một số gợi ý nhé, cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 576 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi: trong suốt quá trình mang thai, có bắt buộc phải tiêm ngừa uốn ván hay không? Hiện giờ tôi được 33,5 tuần, có hỏi ý kiến bác sỹ khám về việc tiêm ngừa, nhưng bác sĩ nói không cần do hiện giờ dụng cụ y tế an toàn.
- 1 trả lời
- 3723 lượt xem
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1441 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 983 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?