1

Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Tiếp xúc với bệnh thủy đậu khi mang thai có nguy hiểm không?

Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu bạn đã từng bị thủy đậu trước đây, cơ thể bạn sẽ có miễn dịch. Bạn cũng có thể có được miễn dịch nhờ tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu – loại vắc xin được giới thiệu ở Hoa Kỳ từ năm 1995.

Một liều duy nhất tiêm phòng vắc xin thủy đậu, đây cũng là khuyến cáo tiêu chuẩn khi nó lần đầu tiên được cung cấp, sẽ có hiệu quả ngăn ngừa bệnh từ 80 đến 85% và ngăn ngừa tình trạng nghiêm trọng ở hầu hết những người khác. Kể từ đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng liều thứ hai sẽ cung cấp sự bảo vệ bổ sung, vì vậy Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) khuyên nên tiêm 2 liều vắc xin này.

Vì nhiều người lớn có miễn dịch nên rất ít phụ nữ mang thai bị thủy đậu- ước tính khoảng từ 1 đến 5 trường hợp trong 10.000 trường hợp mang bầu. Nhưng bạn có thể bị bệnh khá nặng nếu bạn không có miễn dịch và mắc phải căn bệnh này trong khi mang thai, và thai nhi cũng sẽ có nguy cơ nhỏ bị bệnh. Bạn có thể kiểm tra tình trạng miễn dịch của mình bằng các xét nghiệm máu.

Điều gì có thể xảy ra với em bé nếu bà bầu bị thủy đậu trong thời kỳ đầu mang thai?

Rất có thể là em bé của bạn sẽ khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn bị thủy đậu trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thứ hai, nguy cơ nhẹ (dưới 2%) là con bạn có thể bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Nguy cơ cao nhất nếu bạn bị mắc bệnh trong khoảng từ tuần thứ 13 đến 20.

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác. Một em bé bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh có thể phát triển kém trong tử cung và bị động kinh cũng như mắc các khuyết tật về thể chất và tinh thần. Nhiễm trùng cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu.

Nếu bị thủy đậu, bạn sẽ được siêu âm chi tiết để kiểm tra dấu hiệu khuyết tật hoặc các vấn đề khác và sau đó sẽ được siêu âm kiểm tra ít nhất một lần nữa. Bạn cũng có thể chọn thăm khám với một cố vấn di truyền hoặc chuyên gia y tế về mẹ và thai nhi để thảo luận về những rủi ro cụ thể của bạn.

Em bé có nguy cơ bị mắc bệnh thủy đậu nếu bà bầu mắc bệnh gần ngày sinh không?

Nếu bạn bị thủy đậu ở đầu tam cá nguyệt thứ ba, con của bạn có thể sẽ khỏe mạnh. Lý do là: Khoảng năm ngày sau khi bạn bị thủy đậu, cơ thể bạn sẽ sản sinh kháng thể chống lại virus, và các kháng thể này sẽ truyền cho bé qua nhau thai. Cơ chế này giúp bảo vệ bé trong khi hệ thống miễn dịch non nớt của bé chưa thể làm việc này.

Thời gian nguy hiểm nhất để mắc thủy đậu là từ 5 ngày trước khi sinh đến 2 ngày sau khi sinh bởi vì trong khung thời gian đó, em bé của bạn bị nhiễm virus nhưng không có thời gian để nhận kháng thể từ mẹ. Trong trường hợp này, có nguy cơ cao (lên đến 50%) rằng bé sẽ phát triển bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh, có thể là một tình trạng nghiêm trọng và thậm chí đe dọa đến mạng sống, đặc biệt nếu không được điều trị.

May mắn thay, nguy cơ mắc bệnh nặng của con bạn có thể giảm đáng kể nếu bé được tiêm một loại globulin miễn dịch varicella zoster (VZIG), một sản phẩm có chứa kháng thể thủy đậu. (Bạn cũng có thể thấy kháng thể này được gọi là VariZIG – tên một biệt dược có sẵn tại Hoa Kỳ.) Con của bạn sẽ được tiêm ngay sau khi sinh nếu bạn phát triển bệnh thủy đậu trong vòng 5 ngày trước sinh, hoặc ngay sau khi bạn phát bệnh nếu trong vòng hai ngày sau khi sinh.

Chích ngừa VZIG cũng được áp dụng cho tất cả trẻ sinh non trước 28 tuần (cho dù đứa trẻ này có nhiễm virus hay không) và cho tất cả trẻ sinh non sinh ra sau 28 tuần mà mẹ không có miễn dịch.

Em bé sẽ được tiêm thuốc kháng virus acyclovir nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, như sốt hoặc phát ban (thậm chí chỉ có vài nốt).

Bị thủy đậu khi mang thai có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bà bầu không?

Có, bạn sẽ gặp nhiều rủi ro về sức khỏe hơn khi bị nhiễm virus này trong thời kỳ mang thai, vì một số người trưởng thành bị nhiễm bệnh còn phát triển tình trạng gọi là viêm phổi do thủy đậu, có thể nghiêm trọng và thậm chí đe dọa đến mạng sống. Nguy cơ mắc bệnh viêm phổi có thể cao hơn nếu bạn là người hút thuốc lá hoặc nếu bạn bị thủy đậu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Ở bà bầu, biến chứng này cũng liên quan đến tỷ lệ sinh non cao hơn.

Bà bầu nên làm gì khi bị tiếp xúc với mầm bệnh thủy đậu?

Nếu biết mình có thể miễn nhiễm (có miễn dịch), bạn không cần phải làm bất cứ điều gì. Nếu bạn không chắc chắn, hãy gọi ngay cho bác sĩ để xét nghiệm máu.

Nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn không có miễn dịch, bạn có thể được tiêm VariZIG để giảm nguy cơ nhiễm trùng nặng và các biến chứng nghiêm trọng. Bạn có thể tiêm 10 ngày sau khi tiếp xúc với thủy đậu, mặc dù tiêm càng sớm càng tốt. Thật không may, các mũi tiêm này sẽ không ngăn ngừa nhiễm trùng sang thai nhi.

Lưu ý: Sự bảo vệ này chỉ kéo dài 3 tuần, vì vậy nếu bạn lại tiếp xúc với mầm bệnh thủy đậu hơn 3 tuần sau khi tiêm, bạn sẽ cần tiêm một mũi khác.

Nguy cơ bà bầu bị nhiễm bệnh thế nào nếu có tiếp xúc với mầm bệnh?

Thủy đậu rất dễ lây. Nếu bạn không miễn nhiễm và có tiếp xúc trực tiếp với một người bị bệnh, rất có thể bạn cũng sẽ bị bệnh. Ví dụ, nếu ai đó trong nhà bạn bị thủy đậu và bạn không có miễn dịch, có thể là 90% bạn sẽ bị lây.

Bao lâu thì xuất hiện các triệu chứng đầu tiên?

Có thể mất từ ​​10 đến 21 ngày sau khi phơi nhiễm, mặc dù thường sau 14 đến 16 ngày. Ban đầu, bạn có thể có các triệu chứng giống cúm nhẹ, tiếp theo là phát ban ngứa. Phát ban ban đầu xuất hiện khi có những vết mẩn nhỏ màu đỏ dần phổng rộp lên khi lớn hơn, sau đó cuối cùng chúng sẽ khô và đóng vảy.

Có thể bạn sẽ thấy ban phát ban trên mặt, ngực, hoặc bụng, và các đốm mới sẽ dần dần xuất hiện trên các bộ phận khác của cơ thể. Bạn sẽ lây nhiễm từ khoảng 48 giờ trước khi những mụn đầu tiên xuất hiện cho đến khi chúng đóng vảy.

Bà bầu nên làm gì nếu nghĩ mình bị thủy đậu?

Nếu bạn bắt đầu có các triệu chứng và nghĩ rằng mình bị thủy đậu, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Không được xuất hiện mà không báo trước tại phòng khám vì bạn có thể lây nhiễm sang các phụ nữ mang thai khác ở đó. Nếu cần thăm khám trực tiếp, họ sẽ sắp xếp đặc biệt để bạn sẽ không ngồi trong một phòng chờ đông đúc.

Nếu bị thủy đậu, bạn có thể nhận được đơn thuốc kháng virus acyclovir. Nếu bạn phát triển bất cứ dấu hiệu viêm phổi nào, như sốt với thở nhanh, khó chịu khi hít thở, hoặc ho, hãy gọi ngay cho bác sĩ vì tình trạng này có thể tồi tệ hơn.

Gọi cấp cứu nếu bạn bị các triệu chứng nặng, như khó thở hoặc đau ngực. Ngay cả khi các triệu chứng tương đối nhẹ, bạn cũng sẽ được nhập viện để có thể theo dõi cẩn thận và điều trị bằng tiêm acyclovir.

Có thể tiêm phòng thủy đậu trong khi đang mang thai không?

Không. CDC khuyên phụ nữ phải đợi một tháng sau khi tiêm phòng bệnh thủy đậu mới cố gắng thụ thai.

Sắp xếp để tiêm liều đầu tiên ngay sau khi sinh em bé (và liều thứ hai từ 4 đến 8 tuần sau khi đến khám sau sinh), do đó bạn không phải lo lắng về nhiễm trùng trong lần mang thai kế tiếp. Tiêm phòng vắc xin này hoàn toàn an toàn khi bạn cho con bú.

Làm thế nào tôi có thể giảm nguy cơ bị thủy đậu khi mang thai nếu tôi không có miễn dịch?

Tránh bất cứ ai xung quanh – những người nghi nhiễm thủy đậu, bao gồm những người không có miễn dịch và đã tiếp xúc với người bị thủy đậu trong vòng 3 tuần qua, và bất kỳ ai có triệu chứng giống bệnh cúm. Những người bị bệnh thủy đậu rất dễ lây lan trước khi phát ban lộ ra.

Cũng nên cẩn thận, tránh tiếp xúc với bất cứ ai mà bạn biết mắc bệnh zona, đó là một tình trạng ảnh hưởng đến những người đã bị thủy đậu. Với bệnh zona, virus bệnh thủy đậu được kích hoạt lại, gây ra nổi ban da đau, ngứa. Mặc dù bạn không thể mắc bệnh zona từ một người có tình trạng này nhưng có thể nhiễm virus thủy đậu.

CDC cũng khuyến cáo rằng tất cả các trẻ em khỏe mạnh từ 12 tháng tuổi trở lên và các thành viên dễ bị tổn thương khác trong gia đình của bạn nên được tiêm vắc xin để giúp bạn khỏe mạnh vì bạn thường bị lây thủy đậu từ người sống chung với bạn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu gần đây họ bị nhiễm thủy đậu vì tiêm chủng trong vòng vài ngày sau khi tiếp xúc sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Tôi có thể lây bệnh thủy đậu từ người mới được chủng ngừa không?

Mặc dù về mặt lý thuyết thì một người mới được tiêm phòng vẫn có thể truyền virus thủy đậu sang người khác, nhưng nguy cơ này là rất nhỏ. Chỉ có 8 trường hợp đã được xác nhận từ năm 1995, cho thấy tình trạng này rất hiếm. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với nguy cơ một thành viên trong gia đình dễ bị nhiễm virus tự nhiên và lây nó sang cho bạn trong thời gian mang thai.

Phát triển bệnh zona trong khi mang thai có nguy hiểm không?

Bệnh zona ảnh hưởng đến người lớn tuổi và người có hệ miễn dịch bị tổn thương. Rất hiếm khi phụ nữ mang thai phát triển bệnh zona. Nhưng nếu bạn bị nhiễm thì nguy cơ lây sang cho con cũng không đáng kể.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: trong khi, thủy đậu
Tin liên quan
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Mắc bệnh giang mai trong quá trình mang thai
Mắc bệnh giang mai trong quá trình mang thai

Bệnh giang mai có thể lây truyền qua em bé trong suốt thời kỳ mang thai hoặc do tiếp xúc mụn loét trong khi sinh.

Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai

Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Nhiễm khuẩn âm đạo trong khi mang thai
Nhiễm khuẩn âm đạo trong khi mang thai

Viêm âm đạo do vi khuẩn trong thời gian mang thai.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3123 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1223 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

Có nên sắp xếp đồ đạc trong nhà khi đang mang thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  816 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?

Vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  867 lượt xem

- Bác sĩ ơi, vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có phải là hiện tượng bình thường không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé! Cảm ơn bác sĩ!

Phải làm sao khi bị cám dỗ bởi các loại thuốc ngủ trong thời kỳ mang thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  824 lượt xem

- Thưa bác sĩ, từ khi mang thai, mỗi khi đi ngủ tôi lại có cảm giác vô cùng khó chịu. Lúc ấy, tôi chỉ muốn uống thuốc ngủ có được một giấc ngủ thật ngon. Bác sĩ bảo tôi phải làm thế nào bây giờ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây