1

Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai! Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Dùng thuốc trị bệnh tuyến giáp có an toàn không?

Câu trả lời là: Có, an toàn. Thực tế là sẽ không an toàn nếu bạn không dùng thuốc điều trị bệnh về tuyến giáp trong thai kỳ, khi bạn thực sự cần phải làm thế.

Cho dù bạn bị suy tuyến giáp trạng (tuyến giáp hoạt động kém) hay bị bệnh cường giáp trạng (tuyến giáp hoạt động quá mức) thì đều cần được uống thuốc và theo dõi chặt chẽ.

Lý do phổ biến nhất mà các bà mẹ tương lai cần dùng thuốc là điều trị chứng suy tuyến giáp - khi tuyến giáp không sản sinh ra đủ hormone tuyến giáp cần thiết. Levothyroxine, một dạng hormone tuyến giáp tổng hợp an toàn cho em bé, được xem là phương pháp điều trị chuẩn. Nó không gây nguy hiểm cho em bé đang phát triển của bạn.

Nếu đang mang thai, bạn sẽ phải tiếp tục dùng levothyroxine và theo dõi chặt chẽ với bác sĩ. (Bạn có thể uống một loại thuốc chung chung, nhưng đây không phải là lúc để chuyển đổi từ một loại thuốc chung chung sang một nhãn hiệu thuốc rõ ràng hoặc ngược lại. Bạn cần phải duy trì cùng một loại thuốc trong thời kỳ mang thai mà bạn đã từng uống trước đó).

Những bệnh về tuyến giáp thường gặp đối với thai phụ

Suy tuyến giáp 

Trong thời gian mang thai, tuyến giáp cần sản sinh ra thêm khoảng 40% hormone tuyến giáp cho cả bạn và con đang phát triển. Phụ nữ không nhận đủ hormon tuyến giáp trong thai kỳ có nguy cơ cao bị biến chứng, bao gồm sẩy thai, tiền sản giật và sinh non. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ em có mẹ không có đủ hormon tuyến giáp trong thai kỳ có thể có IQ thấp hơn.

Năm 2011 Hiệp hội Tuyến giáp Mỹ đã công bố các hướng dẫn lâm sàng được soạn thảo bởi một ủy ban các chuyên gia quốc tế về chăm sóc phụ nữ bị bệnh tuyến giáp trước, trong và sau khi mang thai. Hướng dẫn đưa ra những điểm dưới đây về việc chăm sóc cho những bà mẹ bị suy giáp:

  • Hầu hết phụ nữ dùng levothyroxine cần phải tăng liều ngay khi họ phát hiện đã mang thai. Tất nhiên, điều này nên được thực hiện với sự giúp đỡ của bác sĩ.
  • Liều chính xác của thuốc sẽ dựa trên mức TSH (hormone kích thích tuyến giáp) của bạn. (Mục tiêu là TSH dưới 2,5 đến 3,0 mIU/L [đơn vị milli-quốc tế trên mỗi lít]. Mức TSH của bạn là cách tốt nhất để biết liệu bạn có đủ hormone tuyến giáp hay không. Nó được đo bằng một xét nghiệm máu đơn giản. Trong 6 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ dùng levothyroxine nên được đo TSH 4 tuần một lần. Trong nửa sau của thai kỳ, cần đo ít nhất một lần, trong khoảng từ 26 đến 32 tuần.

Sau khi em bé được sinh ra, bác sĩ sẽ kiểm tra lại mức TSH của bạn, thường là sau 6 tuần. Liều levothyroxine của bạn lúc này có thể sẽ cần giảm xuống mức như trước khi mang thai.

Cường giáp trạng

Một vấn đề hiếm gặp chỉ xảy ra ở 0,5% phụ nữ là bệnh cường giáp trạng. Nếu bạn bị tình trạng này, tuyến giáp sẽ hoạt động quá mức (chứ không phải là hoạt động kém). Nguyên nhân phổ biến nhất là do bệnh Graves, một tình trạng tự miễn dịch, trong đó cơ thể tạo ra một kháng thể khiến tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone.

tuyen giap

Bệnh cường giáp trạng nếu không được điều trị, khi bị nặng có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên mức độ cường giáp trạng ở mẹ nhẹ thì thường thai kỳ sẽ an toàn.

Do đó phụ nữ mắc bệnh Graves từ mức độ vừa đến nặng cần được điều trị thích hợp. Hai loại thuốc chống hoạt động quá nhiều ở tuyến giáp - propylthiouracil và methimazole - là các loại thuốc chính khi điều trị bệnh Graves trong thai kỳ. Những loại thuốc này hoạt động để giảm lượng hormone mà tuyến giáp giải phóng ra.

Thật không may, cả hai propylthiouracil và methimazole đều có liên quan đến các dị tật bẩm sinh. Loại và mức độ nghiêm trọng của tình trạng dị tật bẩm sinh có thể tệ hơn với methimazole, nhưng cả hai loại thuốc đều cần tránh (đặc biệt là trong giai đoạn đầu thai kỳ), trừ khi được yêu cầu bắt buộc phải dùng.

Tuy nhiên, có những lúc các loại thuốc đó rất cần thiết và có thể giúp giảm các biến chứng về y học. Bác sĩ tuyến giáp có thể giúp đưa ra quyết định tốt nhất về việc sử dụng các loại thuốc này.

Nói chung, khi cần bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn ít nhất một lượng thuốc cần thiết để kiểm soát hormone tuyến giáp của bạn.

Việc chăm sóc cho một thai phụ mắc bệnh Graves’ khá phức tạp. Thứ nhất là liều lượng thuốc sẽ cần giảm khi thai kỳ tiến triển. Trên thực tế, nhiều phụ nữ (nhưng không phải tất cả) được cắt giảm tất cả các loại thuốc chống tuyến giáp trước khi sinh.

Ngoài ra, cả hai loại thuốc này đều đi qua nhau thai và có thể ảnh hưởng đến em bé đang phát triển. Một điểm phức tạp hơn nữa là kháng thể gây bệnh Graves cũng đi qua nhau thai (nhưng hiếm) và có thể ảnh hưởng đến em bé. Ngay cả những phụ nữ đã được điều trị thành công bệnh Graves vẫn có thể có kháng thể này và cần theo dõi đặc biệt trong thai kỳ.

Sau khi em bé được sinh ra, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi bạn để đảm bảo liều lượng thuốc được điều chỉnh chính xác. Không hiếm các trường hợp bệnh Graves’ nổi lên trong thời kỳ hậu sản.

Bác sĩ cũng sẽ theo dõi con mới sinh của bạn để xem xét các vấn đề về tuyến giáp có thể xuất hiện khi sinh. Trường hợp này hiếm khi xảy ra nhưng bác sĩ vẫn phải theo dõi kỹ lưỡng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: thời gian, trị bệnh
Tin liên quan
5 cách giảm stress trong thời gian mang thai
5 cách giảm stress trong thời gian mang thai

Trong thời gian mang thai, tình trạng căng thẳng, mệt mỏi dường như vô cùng phổ biến đối với các bà bầu. 5 biện pháp dưới đây sẽ giúp các bà bầu phần nào giảm được căng thẳng, stress!

Dùng acetaminophen trong thời kỳ mang thai có an toàn không?
Dùng acetaminophen trong thời kỳ mang thai có an toàn không?

Dùng acetaminophen trong thời kỳ mang thai có an toàn không? Đó là câu hỏi mà rất nhiều thai phụ quan tâm. Hãy cùng Suckhoe123.vn đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Sử dụng thuốc trừ sâu trong khi mang thai có an toàn không?
Sử dụng thuốc trừ sâu trong khi mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, việc sử dụng thuốc trừ sâu trong khi mang thai có an toàn cho em bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Các công dụng của dầu dừa trong thời kỳ mang thai
Các công dụng của dầu dừa trong thời kỳ mang thai

Dầu dừa là một nguyên liệu nấu ăn phổ biến và còn được dùng để dưỡng ẩm cho da và tóc. Ngoài ra, dầu dừa còn mang lại nhiều lợi ích khác cho phụ nữ mang thai. Cụ thể những lợi ích đó là gì và dùng dầu dừa trong thai kỳ có an toàn hay không?

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phải làm sao khi bị cám dỗ bởi các loại thuốc ngủ trong thời kỳ mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  994 lượt xem

- Thưa bác sĩ, từ khi mang thai, mỗi khi đi ngủ tôi lại có cảm giác vô cùng khó chịu. Lúc ấy, tôi chỉ muốn uống thuốc ngủ có được một giấc ngủ thật ngon. Bác sĩ bảo tôi phải làm thế nào bây giờ?

Có nên uống thuốc giảm cân trong thời kỳ mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4171 lượt xem

- Bác sĩ ơi, uống thuốc giảm cân trong thời kỳ mang thai có an toàn không ạ? Theo bác sĩ tôi có nên uống thuốc giảm cân trong thời kỳ mang thai không?

Trước thời kì mang thai nên dùng thuốc thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  660 lượt xem

Acid folic và thuốc sắt Obimin là 2 loại thuốc nên dùng trước thời kì mang thai - Bác sĩ cho hỏi em nên dùng theo liều lượng thế nào ạ?

Bị sâu răng trong thời gian mang thai
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  543 lượt xem

Mang thai được 12 tuần, sức khoẻ em bình thường. Nhưng em bị sâu răng, răng không sâu phía ngoài và chưa đau nhức nhiều nhưng mỗi lần uống nước vào là bị buốt, em không nhai phía răng sâu. Em nghe nói là trong thời gian mang thai bị sâu răng sẽ dễ sinh non hoặc sảy thai. Bác sĩ tư vấn giúp em trường hợp của em phải xử lý như thế nào ạ?

Thời gian đào thải sau khi dùng thuốc Haginat 500?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  678 lượt xem

Em được Bs chỉ định dùng kháng sinh Haginat 500 trong 7 ngày thì mất bao lâu cơ thể mới đào thải để việc có thai sau đó được an toàn ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây