Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Nội dung chính bài viết:
- Chlamydia là một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục, do vi khuẩn chlamydia trachmatis gây nên.
- Phụ nữ mang thai bị mắc chlamydia sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Cụ thể, mẹ bầu sẽ có xu hướng nhiễm trùng túi ối, vỡ túi ối sớm, sinh non; còn em bé có nguy cơ bị nhiễm trùng khi sinh (kể cả sinh mổ) và nguy cơ bị viêm kết mạc cao, một số ít bị viêm phổi.
- Phần lớn phụ nữ mắc bệnh chlamydia mà không có triệu chứng. Các triệu chứng nếu có thường xuất hiện sau 1-3 tuần kể từ khi tiếp xúc.
- Bộ phận sinh dục và các bộ phận khác có liên quan tới quan hệ tình dục sẽ là nơi xuất hiện triệu chứng: nóng rát khi tiểu, tiết dịch âm đạo/dương vật, đau khi quan hệ, đau cổ họng (quan hệ bằng miệng), đau rát hậu môn (quan hệ qua hậu môn).
- Bệnh nên được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng kháng sinh để đảm bảo an toàn sức khỏe của mẹ và bé.
- Thực hiện biện pháp quan hệ tình dục an toàn để tránh nhiễm bệnh.
Chlamydia là bệnh gì?
Chlamydia là một bệnh nhiễm khuẩn có thể chữa được, bệnh có thể lây truyền qua quan hệ sinh dục, miệng, hoặc hậu môn. Nó cũng có thể truyền từ mẹ sang con trong khi sinh.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) ước tính có khoảng 1,8 triệu người ở Hoa Kỳ mắc bệnh Chlamydia mỗi năm, và đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Tỷ lệ cao nhất được tìm thấy ở phụ nữ có quan hệ tình dục dưới 30 tuổi, đặc biệt là những người từ 20 đến 24 tuổi.
Chlamydia ảnh hưởng đến việc mang thai như nào?
Việc điều trị kịp thời có thể làm giảm nguy cơ gặp các biến chứng khác, nhưng phụ nữ bị mắc bệnh chlamydia trong khi mang thai có xu hướng cao hơn:
- Nhiễm trùng túi ối
- Vỡ ối sớm (PPROM)
- Sinh non
Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ của chlamydia làm tăng nguy cơ sảy thai, mặc dù các nghiên cứu khác không phát hiện ra mối liên hệ này.
Chlamydia không được điều trị cũng khiến bạn dễ bị nhiễm HIV hơn và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STIs) nếu bạn tiếp xúc với chúng. Ngoài ra nó cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung sau khi sinh.
Chlamydia ảnh hưởng đến em bé như thế nào?
Hơn nữa, nếu bạn bị nhiễm chlamydia khi chuyển dạ, có thể bạn sẽ truyền vi khuẩn sang con. Trên thực tế, có đến một nửa số bé sinh thường từ các bà mẹ bị bệnh chlamydia không được điều trị (và thậm chí cả một số trẻ sơ sinh được sinh mổ) sẽ bị nhiễm trùng.
Từ 25 đến 50% trẻ sơ sinh này sẽ bị nhiễm trùng mắt (viêm kết mạc) vài ngày tới vài tuần sau sinh. (Những loại thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt dùng cho bé ngay sau sinh nhằm ngăn ngừa viêm kết mạc do bệnh lậu nhưng không ngăn ngừa được nhiễm trùng mắt do chlamydia). Và từ 5 đến 30% trẻ sơ sinh bị nhiễm Chlamydia sẽ bị viêm phổi sau khi sinh được vài tuần hoặc vài tháng.
Mặc dù các nhiễm trùng này có thể rất nghiêm trọng, nhưng trẻ sơ sinh được điều trị nhanh bằng kháng sinh thường tiến triển tốt. Tất nhiên, tốt nhất vẫn là điều trị trước khi sinh để ngăn ngừa con bạn khỏi bị nhiễm bệnh ngay từ đầu.
Các triệu chứng của chlamydia?
Khoảng 90% phụ nữ bị nhiễm bệnh không có triệu chứng. Nếu bạn có các triệu chứng, chúng có thể xuất hiện khoảng 1-3 tuần sau khi tiếp xúc. Những triệu chứng này có thể bao gồm:
- Nóng rát hoặc khó chịu khi đi tiểu
- Viêm cổ tử cung
- Tăng tiết dịch âm đạo và có thể có đốm máu
- Đay bụng
- Đau khi quan hệ tình dục
- Nếu quan hệ tình dục qua đường hậu môn, bạn cũng có thể bị viêm trực tràng, đau trực tràng và chảy dịch.
- Nếu quan hệ tình dục bằng miệng với một bạn tình bị bệnh, cổ họng của bạn có thể bị nhiễm trùng và cảm thấy đau.
Có tới 70% nam giới bị nhiễm Chlamydia mà không có triệu chứng. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm: tiết dịch dương vật, nóng hoặc đau khi đi tiểu, sưng tinh hoàn hoặc tinh hoàn nhạy cảm, và viêm trực tràng. Điều quan trọng là thông báo cho bác sĩ nếu bạn hoặc bạn tình của mình có các triệu chứng chlamydia và đảm bảo rằng cả hai sẽ được xét nghiệm và điều trị nếu cần.
Chlamydia có gây viêm vùng chậu (PID) không?
Câu trả lời là có. Trước và sau khi mang thai, bệnh chlamydia có thể di chuyển từ cổ tử cung lây nhiễm vào tử cung hoặc ống dẫn trứng, gây ra bệnh viêm vùng chậu (pelvic inflammatory disease - PID). Trên thực tế, có đến 15% phụ nữ không mang thai bị nhiễm chlamydia không điều trị cuối cùng dẫn đến bị PID. (Có thể mắc PID trong thai kỳ, nhưng hiếm khi xảy ra.)
Các triệu chứng của viêm vùng chậu bao gồm:
- Đau lưng hoặc vùng chậu
- Đau khi quan hệ
- Chảy máu âm đạo
- Sốt
- Buồn nôn
Bệnh viêm vùng chậu có thể gây tổn thương vĩnh viễn ống dẫn trứng và dẫn tới đau vùng chậu mạn tính và vô sinh, cũng như tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung nếu bạn mang thai.
Tôi có được kiểm tra chlamydia trong thai kỳ không?
Có, rất có thể. Bởi vì điều quan trọng là phát hiện và điều trị bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang thai, và vì nó là một bệnh nhiễm trùng phổ biến, nên CDC khuyến cáo, tất cả phụ nữ mang thai nên được kiểm tra chlamydia trong lần khám thai đầu tiên của họ.
Để kiểm tra bệnh Chlamydia, bác sỹ sẽ gửi mẫu xét nghiệm từ âm đạo, cổ tử cung hoặc mẫu nước tiểu vào phòng thí nghiệm để phân tích. Nếu xét nghiệm chlamydia dương tính và bạn chưa được kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác đồng thời, thì bác sĩ sẽ thực hiện việc đó luôn.
Nếu bạn dưới 25 tuổi hoặc có nguy cơ mắc bệnh Chlamydia cao (bạn hoặc bạn tình có bạn tình mới hoặc nhiều hơn một bạn tình), bác sĩ có thể lặp lại xét nghiệm trong tam cá nguyệt thứ ba để bạn không bị nhiễm bệnh trước lúc chuẩn bị sinh. Bạn cũng sẽ được kiểm tra lại nếu bạn đã được kiểm tra một bệnh STI khác trong thời gian mang thai hoặc nếu bạn hoặc bạn tình phát triển các triệu chứng Chlamydia.
CDC khuyến cáo, phụ nữ mang thai phải được kiểm tra lại từ 3 đến 4 tuần sau khi hoàn thành điều trị để đảm bảo rằng nhiễm trùng đã hết.
Cách điều trị Chlamydia trong thời kỳ mang thai?
Chlamydia được điều trị bằng kháng sinh an toàn khi dùng cho bà bầu. Bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc kháng sinh mà bạn sẽ uống trong một tuần. (Hãy chắc chắn uống thuốc theo đúng quy định.) Trong hầu hết các trường hợp, chỉ cần một liệu trình điều trị là sẽ chữa khỏi bệnh.
Bạn tình cũng nên được điều trị đồng thời, và cả hai nên tránh quan hệ tình dục cho đến một tuần sau khi hoàn thành điều trị để bạn không bị nhiễm trùng.
Làm thế nào để tránh bị bệnh Chlamydia trong thai kỳ?
Chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình lâu năm, người mà chỉ quan hệ tình dục với bạn. Nếu không, hãy sử dụng bao cao su trong thời gian giao hợp, và một miếng bảo vệ miệng trong khi quan hệ tình dục bằng miệng, để giảm nguy cơ mắc bệnh Chlamydia và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Một lần nữa, nếu có thể bạn bị phơi nhiễm Chlamydia (hoặc bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào khác) trong thời kỳ mang thai, hoặc phát triển bất kỳ triệu chứng nào, hãy nói ngay với bác sĩ để có thể kiểm tra và điều trị kịp thời nếu cần.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.
Bệnh giang mai có thể lây truyền qua em bé trong suốt thời kỳ mang thai hoặc do tiếp xúc mụn loét trong khi sinh.
Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Viêm âm đạo do vi khuẩn trong thời gian mang thai.
- 1 trả lời
- 3704 lượt xem
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1429 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 973 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 1017 lượt xem
- Bác sĩ ơi, vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có phải là hiện tượng bình thường không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé! Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 963 lượt xem
- Thưa bác sĩ, từ khi mang thai, mỗi khi đi ngủ tôi lại có cảm giác vô cùng khó chịu. Lúc ấy, tôi chỉ muốn uống thuốc ngủ có được một giấc ngủ thật ngon. Bác sĩ bảo tôi phải làm thế nào bây giờ?