1

Nhiễm khuẩn âm đạo trong khi mang thai

Viêm âm đạo do vi khuẩn trong thời gian mang thai.
Nhiễm khuẩn âm đạo trong khi mang thai Nhiễm khuẩn âm đạo trong khi mang thai

Nội dung chính bài viết:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn xảy ra khi có sự mất cân bằng của các loại vi khuẩn sống trong âm đạo, phổ biến nhất ở phụ nữ tuổi sinh đẻ.
  • Hầu hết phụ nữ bị viêm âm đạo đều có thai kỳ hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy bệnh này có liên quan đến một vài nguy cơ như: sinh non, vỡ túi ối sớm…
  • Nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp. Điều quan trọng là sử dụng thuốc đủ liều.
  • Nhiễm khuẩn âm đạo rất dễ tái phát.

Nhiễm khuẩn âm đạo là gì?

Nhiễm khuẩn âm đạo (viêm âm đạo do vi khuẩn – BV) là chứng viêm âm đạo phổ biến nhất ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, nguyên nhân do sự mất cân bằng vi khuẩn sống trong âm đạo. Cứ 4 phụ nữ thì lại có 1 người bị nhiễm bệnh này ở một thời điểm trong thời kỳ mang thai, mặc dù tỉ lệ được ước tính khác nhau rất nhiều.

Thông thường, vi khuẩn "có lợi", được gọi là lactobacilli, chiếm phần lớn và duy trì các loại vi khuẩn khác trong kiểm soát. Bạn bị BV khi có quá ít lactobacilli, cho phép các vi khuẩn khác phát triển ngoài tầm kiểm soát. Không ai biết chắc điều gì đã làm cho sự cân bằng vi khuẩn thay đổi.

Viêm âm đạo do vi khuẩn có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình mang thai?

Hầu hết phụ nữ mắc viêm âm đạo đều có thai kỳ hoàn toàn bình thường. Và đến một nửa trường hợp viêm âm đạo ở bà bầu có thể tự khỏi.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai có liên quan đến:

  • Tăng nguy cơ sinh non và trẻ sinh ra nhẹ cân.
  • Vỡ ối sớm (PPROM)
  • Nhiễm trùng tử cung sau sinh

Nhưng sự liên quan giữa BV và các biến chứng thai nghén không rõ ràng. Các chuyên gia vẫn chưa biết tại sao chỉ có một số phụ nữ bị viêm âm đạo đã sinh non. Họ cũng không biết viêm âm đạo do vi khuẩn có trực tiếp gây ra các biến chứng như vỡ ối sớm hay không hoặc nếu những phụ nữ trước đó đã mắc các bệnh nhiễm trùng khác hoặc có các vấn đề có thể dẫn đến các biến chứng này, có có nhiều nguy cơ mắc BV hơn hay không.

Bị BV khiến bạn dễ bị nhiễm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), như bệnh Chlamydia, bệnh lậu, và HIV, nếu bạn tiếp xúc với chúng. Ở phụ nữ không mang thai, nhiễm trùng âm đạo có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh viêm vùng chậu (PID) và nhiễm trùng sau phẫu thuật phụ khoa. (Có thể mắc PID trong thai kỳ, nhưng hiếm khi xảy ra.)

Các triệu chứng của nhiễm khuẩn âm đạo là gì?

Ít nhất một nửa số phụ nữ bị BV không có triệu chứng nào cả. Nếu bạn có các triệu chứng, bạn có thể nhận thấy:

  • Dịch tiết âm đạo có màu trắng hoặc xám
  • Mùi nồng hoặc tanh. Mùi này sẽ rõ ràng nhất sau khi quan hệ tình dục, khi dịch tiết ra hòa lẫn với tinh dịch.
  • Ngứa hoặc kích ứng vùng sinh dục
  • Nóng rát khi tiểu tiện.

Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn có những triệu chứng này. Bác sĩ sẽ kiểm tra mẫu chất dịch âm đạo và dịch tiết từ cổ tử cung để xem bạn có bị nhiễm trùng âm đạo hay không, và bạn sẽ được kê thuốc cho phù hợp.

Bà bầu có được kiểm tra nhiễm khuẩn âm đạo nếu không có bất kỳ triệu chứng gì?

Nếu bà bầu có ít nguy cơ sinh non

Nếu bạn không có bất kỳ triệu chứng nào và có ít nguy cơ sinh non thì sẽ không được kiểm tra BV.

Mặc dù phụ nữ mang thai bị BV có nhiều khả năng sinh non hơn và thuốc kháng sinh có thể làm sạch nhiễm khuẩn, nhưng hầu hết các nghiên cứu cho đến nay cho thấy rằng điều trị các trường hợp không có triệu chứng viêm âm đạo ở những phụ nữ chưa sinh non trước đó không làm giảm nguy cơ sinh non.

Vì lý do này, Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh (CDC), Trường Bác Sĩ và Phụ Sản Hoa Kỳ (ACOG), Học Viện Bác Sĩ Gia Đình Hoa Kỳ (AAFP) và một số các chuyên gia khác đồng ý rằng bây giờ việc sàng lọc không có ý nghĩa đối với nhóm phụ nữ này.

Nếu bà bầu có nguy cơ sinh non cao

Nếu bạn không có triệu chứng nhiễm trùng âm đạo nhưng có nguy cơ sinh non cao bác sĩ có thể hoặc không kiểm tra bạn trong lần khám đầu tiên trước khi sinh. Các chuyên gia hiện vẫn đang tranh luận xem liệu làm như thế có lợi ích hay không vì bằng chứng thu được hiện vẫn còn mâu thuẫn.

Trong một báo cáo năm 2008, USPSTF đã kết luận rằng, "bằng chứng hiện nay không đủ để đánh giá sự cân bằng giữa lợi ích và tác hại của sàng lọc viêm âm đạo do vi khuẩn ở những phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh non." Tuy nhiên có một số chuyên gia đề nghị sàng lọc cho một số phụ nữ có nguy cơ cao. Mọi người đều đồng ý rằng cần nhiều nghiên cứu hơn nữa trong lĩnh vực này.

Nhiễm khuẩn âm đạo được điều trị như nào trong thai kỳ?

Đừng cố gắng tự điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn bằng các thuốc bán tự do (thuốc OTC).

Nếu bạn được chẩn đoán mắc BV, bạn sẽ được cung cấp một đợt kháng sinh được coi là an toàn cho bà bầu. (Không giống với một số bệnh nhiễm trùng khác, bạn tình của bạn sẽ không được điều trị.)

Điều quan trọng là uống tất cả các loại thuốc đã được kê đơn, ngay cả khi các triệu chứng đã hết. Trong hầu hết các trường hợp, điều này sẽ làm sạch ổ nhiễm ở âm đạo và bất kỳ triệu chứng nào bạn có thể có, mặc dù tiếc là nhiễm trùng có thể tái phát tại một số thời điểm nào đó.

Trên thực tế, có đến 30% phụ nữ có triệu chứng tái phát lại trong vòng 3 tháng và hơn 1 nửa phụ nữa tái phát trong vòng 1 năm. Thuốc kháng sinh thường tiêu diệt hết hầu hết các vi khuẩn gây viêm âm đạo, nhưng không có cách nào để vi khuẩn "có lợi" phát triển trở lại nhanh hơn để chúng có thể kiểm soát vi khuẩn "xấu".

Hãy để bác sĩ biết nếu các triệu chứng tái phát. Đợt điều trị thứ 2 của bạn có thể là một đợt điều trị dài hơn với 1 loại thuốc khác.

Các chuyên gia đang nghiên cứu phương pháp điều trị bổ sung vi khuẩn có lợi ở những phụ nữ bị tái phát bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn. Cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng những phát hiện ban đầu có vẻ hứa hẹn.

Làm thế nào tôi có thể tránh được viêm âm đạo do vi khuẩn?

Vì không ai biết nguyên nhân của sự mất cân bằng vi khuẩn này nên bạn không thể làm gì để tự bảo vệ mình khỏi viêm âm đạo do vi khuẩn. Tuy nhiên, có một vài cách bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh BV:

  • Quan hệ tình dục an toàn nếu bạn hoặc bạn tình có quan hệ tình dục với người khác. Không rõ vai trò của hoạt động tình dục đóng vai trò như nào trong việc kích hoạt BV nhưng bệnh này hiếm khi xảy ra ở phụ nữ chưa bao giờ quan hệ tình dục và phổ biến nhất ở phụ nữ có quan hệ tình dục đồng giới và bạn tình mới. Nó cũng phổ biến ở những phụ nữ đồng tính.
  • Nếu bạn hút thuốc, đây có lẽ là một lý do khác để bỏ thuốc lá: Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn.
  • Không thụt rửa hoặc sử dụng thuốc xịt vệ sinh phụ nữ hoặc xà phòng có mùi thơm vào bộ phận sinh dục của bạn. Những sản phẩm này có thể làm hỏng sự cân bằng tinh vi của vi khuẩn trong âm đạo của bạn. (Thụt rửa không an toàn trong thời gian mang thai. Trong những trường hợp rất hiếm, thụt rửa có thể đẩy không khí đi qua dưới màng của túi nước ối và đi vào hệ thống lưu thông, tuần hoàn của bạn gây ra chứng tắc nghẽn không khí có thể đe dọa tính mạng).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: âm đạo, thời kỳ
Tin liên quan
Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do parvovirus B19 trong thai kỳ
Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do parvovirus B19 trong thai kỳ

Nguy cơ bạn lây truyền bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do parvovirus B19 cho em bé khi mang thai là thấp. Trong nhiều trường hợp, sức khỏe của thai nhi đều tốt, mặc dù vẫn có khả năng virus Parvo B19 có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nếu bạn nghi ngờ bạn phơi nhiễm với căn bệnh này, hãy thông báo với bác sĩ – người theo dõi thai kỳ của bạn.

Nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng khi mang thai có nguy hiểm không?
Nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng khi mang thai có nguy hiểm không?

Nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng là tình trạng vi khuẩn hiện diện trong mẫu nước tiểu mà người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn niệu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu.

Nhiễm trùng nấm men khi mang thai
Nhiễm trùng nấm men khi mang thai

Nhiễm nấm âm đạo phổ biến trong thai kỳ. Nếu bạn có nhiều triệu chứng như ngứa ngáy, kích ứng và tiết dịch âm đạo – hãy nói với bác sĩ. Bác sĩ có thể xác định tình trạng bạn gặp phải và khuyên bạn sử dụng thuốc điều trị. Thực hiện các bước để giữ vùng kín khô thoáng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men.

Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai

Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3756 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1453 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

Có nên sắp xếp đồ đạc trong nhà khi đang mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  991 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?

Vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có sao không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1035 lượt xem

- Bác sĩ ơi, vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có phải là hiện tượng bình thường không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé! Cảm ơn bác sĩ!

Phải làm sao khi bị cám dỗ bởi các loại thuốc ngủ trong thời kỳ mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  992 lượt xem

- Thưa bác sĩ, từ khi mang thai, mỗi khi đi ngủ tôi lại có cảm giác vô cùng khó chịu. Lúc ấy, tôi chỉ muốn uống thuốc ngủ có được một giấc ngủ thật ngon. Bác sĩ bảo tôi phải làm thế nào bây giờ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây