Nhiễm trùng nấm men khi mang thai
Nội dung chính bài viết:
- Nhiễm trùng nấm men thường do nấm Candida albicans (ưa môi trường ẩm ướt, ấm áp) gây nên, đặc biệt phổ biến ở phụ nữ mang thai.
- Nội tiết tố thay đổi là nguyên nhân hàng đầu khiến nấm men phát triển dễ dàng trong âm đạo. Bên cạnh đó còn có một số yếu tố khác như: sử dụng thuốc kháng sinh, bệnh tiểu đường, thụt rửa âm đạo, hệ miễn dịch giảm…
- Khi nghi ngờ bị nhiễm nấm âm đạo, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và lên phương án điều trị thích hợp. Thông thường sẽ điều trị tại chỗ như: bôi kem, đặt thuốc. Thời gian đặt thuốc khoảng 7 ngày liên tiếp.
- Không tự ý mua thuốc uống điều trị nấm âm đạo, vì chúng gây hại cho thai nhi.
- Nhiễm trùng nấm men không làm tổn thương hoặc ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển, trừ khi vấn đề nhiễm trùng của bạn là do nguyên nhân khác.
- Danh sách các biện pháp giảm nguy cơ nhiễm nấm men
Nhiễm trùng nấm men là gì?
Nhiễm trùng nấm men là một loại bệnh nấm âm đạo phổ biến, và chúng đặc biệt phổ biến ở phụ nữ mang thai. Những bệnh nhiễm trùng này được gọi là viêm âm đạo do candida hay candida âm đạo - là do nấm siêu vi trong họ Candida, thường là Candida albicans. Loại nấm này phát triển trong môi trường ẩm ướt, ấm áp.
Việc có một số men trong âm đạo cũng như trong đường ruột của bạn không phải là điều gì bất thường. Nấm men chỉ trở thành vấn đề đáng ngại khi nó phát triển quá nhanh đến nỗi lấn chiếm các vi sinh vật khác. Ba phần tư phụ nữ bị nhiễm nấm men âm đạo tại một thời điểm nào đó.
Nguyên nhân gây nhiễm nấm men âm đạo
Nồng độ estrogen cao hơn trong thời gian mang thai đã làm cho âm đạo sản sinh ra nhiều chất glycogen hơn, khiến cho nấm men phát triển dễ dàng hơn. Một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng estrogen cũng có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến nấm men, làm cho nó phát triển nhanh hơn và dính chặt vào các thành âm đạo hơn.
Bạn cũng dễ nhiễm trùng nấm men hơn nếu bạn:
- Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các thuốc steroid trong thời gian gần đây
- Bệnh tiểu đường và lượng đường máu của bạn không được kiểm soát
- Thụt rửa hoặc sử dụng thuốc xịt âm đạo
- Có hệ thống miễn dịch suy yếu
- Sử dụng các biện pháp tránh thai có chứa estrogen
- Đang hoạt động tình dục
Triệu chứng của nhiễm nấm men âm đạo
Nếu bạn phát triển các triệu chứng nhiễm nấm men, chúng có thể trở nên khó chịu (và tồi tệ hơn) cho đến khi được điều trị, mặc dù đôi khi chúng xảy ra và tự khỏi, nhưng các triệu chứng có thể bao gồm:
- Ngứa, kích ứng, đau, bỏng rát và đỏ (và đôi khi sưng) trong âm đạo và môi âm hộ (các triệu chứng này thường tồi tệ hơn vào cuối ngày).
- Dịch tiết âm đạo không có mùi, thường có màu trắng, kem hoặc có màu phomat
- Khó chịu hoặc đau khi quan hệ tình dục
- Nóng rát khi đi tiểu (vì nước tiểu tiếp xúc với bộ phận sinh dục đã bị kích ứng)
Nếu bạn gãi nhiều/mạnh sau khi đi tiểu thì đây cũng là một manh mối.
Tôi nên làm gì nếu nghĩ rằng mình bị nhiễm nấm men?
Nếu bạn nghĩ mình bị nhiễm nấm men âm đạo, hãy thăm khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch tiết âm đạo của bạn để chẩn đoán và loại trừ những vấn đề khác có thể gây ra các triệu chứng mà bạn gặp phải.
Nếu bạn bị nhiễm trùng nấm men, bác sĩ sẽ kê thuốc bôi tại chỗ hoặc giới thiệu một loại kem hoặc thuốc đặt âm đạo chống nấm không kê đơn, dùng an toàn trong thai kỳ.
Lưu ý: không sử dụng thuốc bán tự do (thuốc OTC) đường uống để điều trị nhiễm trùng nấm men trong khi mang thai. Các thuốc đó không an toàn cho thai nhi.
Nếu bạn bị nhiễm nấm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc đề nghị dùng một loại thuốc kháng sinh chống nấm không kê toa hoặc viên đặt, an toàn khi sử dụng trong thai kỳ.
Bạn sẽ cần bôi kem hoặc đặt thuốc âm đạo trong 7 ngày liên tiếp, tốt nhất là trước khi đi ngủ vì vậy nó sẽ không chảy ra ngoài. (Các phác đồ dùng thuốc ngắn ngày mà bạn đã từng điều trị trước kia không hiệu quả khi bạn mang thai). Bôi kem chống nấm lên vùng xung quanh âm đạo cũng là một ý kiến hay.
Có thể mất vài ngày điều trị trước khi cảm thấy các triệu chứng cải thiện. Trong khi chờ đợi, bạn có thể làm dịu cơn ngứa với một túi nước đá hoặc bằng cách ngâm trong một bồn tắm mát 10 phút.
Hãy cho bác sĩ biết nếu thuốc gây kích ứng hoặc dường như không có hiệu quả. Bạn có thể phải chuyển sang một loại thuốc khác. Hãy chắc chắn để hoàn thành quá trình điều trị đầy đủ để đảm bảo rằng nhiễm trùng hết hoàn toàn.
Tại sao cần phải gặp bác sĩ để điều trị nhiễm nấm men?
Có vẻ việc đến thăm khám bác sĩ khi bị nhiễm trùng nấm men là hơi quá mức cần thiết, vì hoàn toàn có thể mua thuốc trị nấm ở các quầy thuốc, nhưng rõ ràng việc tự chẩn đoán và điều trị cho mình khi đang mang thai không phải là một ý hay. Các nghiên cứu cho thấy hầu hết phụ nữ tự chữa trị chứng nhiễm nấm âm đạo đều bỏ qua nguyên nhân thực sự. Do đó, họ thường trì hoãn việc nhận được điều trị phù hợp.
Triệu chứng của bạn có thể là do một nguyên nhân khác, ví dụ như các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nhiễm nấm men có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Không, nhiễm nấm âm đạo sẽ không làm tổn thương hoặc ảnh hưởng đến em bé đang phát triển của bạn. Nhưng điều quan trọng là phải loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng của bạn, vì các loại nhiễm trùng khác nhau có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và em bé của bạn.
Bạn tình có bị nhiễm nấm men từ tôi khi quan hệ không?
Nếu bạn đang bị nhiễm nấm men và có bạn tình là nam giới, sẽ có khoảng 15% nguy cơ anh ta bị ngứa kích ứng dương vật nếu hai người quan hệ tình dục không bảo vệ. Nếu điều này xảy ra, anh ta nên đi gặp bác sĩ.
Nếu bạn tình là nữ giới, cô ấy có nguy cơ nhiễm nấm men âm đạo từ bạn. Cô ấy nên đi gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị.
Cách giúp giảm nguy cơ bị nhiễm nấm men?
Bạn sẽ ít có nguy cơ nhiễm nấm men nếu giữ “vùng kín” khô thoáng (vì nấm men phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt) và duy trì cân bằng hệ thực vật âm đạo của mình. Không phải tất cả những gợi ý dưới đây đều đã được chứng minh bằng các bằng chứng xác đáng, nhưng chúng dễ thực hiện và rất đáng thử:
- Mặc đồ lót bằng vải cotton thoáng khí và tránh quần lót, quần bó bằng chất liệu tổng hợp.
- Thử ngủ mà không mặc đồ lót vào ban đêm để không khí đi vào vùng sinh dục của bạn. Nếu bạn thích mặc gì đó trên giường, thì một chiếc váy ngủ không có đồ lót sẽ cho phép không khí lưu thông nhiều hơn ở vùng sinh dục.
- Không sử dụng bồn tắm có bong bóng, xà bông thơm, chất tẩy rửa có mùi thơm, hoặc thuốc xịt vệ sinh cho phụ nữ. Không rõ liệu các sản phẩm này có góp phần gây nhiễm nấm âm đạo hay không, nhưng tốt nhất nên tránh dùng vì chúng có thể gây kích ứng
- Làm sạch vùng sinh dục nhẹ nhàng bằng nước ấm mỗi ngày. (Không thụt rửa - trong thời gian mang thai hoặc bất kỳ thời gian nào khác.)
- Nhanh chóng thay bộ đồ tắm ướt át ngay sau khi bơi, và thay đồ lót sau khi tập thể dục nếu đổ mồ hôi.
- Luôn lau từ trước ra sau.
- Ăn sữa chua có chứa vi khuẩn sống Lactobacillus acidophilus, có thể giúp duy trì cân bằng vi khuẩn thích hợp trong ruột và âm đạo. Có nhiều bằng chứng mâu thuẫn về việc liệu sữa chua có giúp ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo, nhưng nhiều phụ nữ đã nhận thấy hiệu quả. Và trong mọi trường hợp, đây là một nguồn protein và canxi dồi dào!
- Thay băng vệ sinh, tampon và lót quần thường xuyên
- Chọn quần lót có đũng bằng cotton. Cotton thoáng khí, không giữ ẩm, không gây nóng nên nó giúp vùng kín của bạn luôn khô thoáng.
- Tránh tắm bồn nước nóng và tắm nước quá nóng
- Đảm bảo lượng đường trong máu của bạn được kiểm soát nếu bạn bị tiểu đường.
Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.
Viêm âm đạo do vi khuẩn trong thời gian mang thai.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)
HPV là một bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục phổ biến, thường không gây dấu hiệu hoặc các triệu chứng rõ ràng. Một loại HPV đôi khi gây ra mụn rộp sinh dục, và một loại khác có thể gây đột biến tế bào và có thể chuyển thành ung thư. HPV thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng trong suốt thai kỳ, nhưng hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang nghi ngờ bản thân bị nhiễm trùng.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, khoảng 1% trẻ sơ sinh được sinh ra với nhiễm trùng này, một tình trạng gọi là nhiễm CMV bẩm sinh.
- 1 trả lời
- 653 lượt xem
Cách đây khoảng 4 năm, em có khám phụ khoa tại một Trung tâm Y tế huyện. Bác sỹ kết luận em bị đa nang buồng trứng, nhưng do cơ địa tự nhiên, không hề mắc bệnh gì. Giờ, em mong muốn có em bé thì trước khi mang thai cần làm gì và có nên uống thuốc gì không ạ?
- 1 trả lời
- 641 lượt xem
Lần đầu mang thai 8 tuần, em đi khám và làm xét nghiệm máu, cho kết quả: IgM âm tính, IgG (dương tính 84.4). Bác sĩ nói em có kháng thể Rubella, nhưng phải theo dõi. Tháng trước em bị ho, viêm họng, không dám uống thuốc, chỉ uống chanh và mật ong, sau một tuần thì khỏi. Sau đó, em không bị sốt hay có hiện tượng bất thường nào. Mong nhận được tư vấn từ bs ạ?
- 1 trả lời
- 720 lượt xem
Em mang thai được 13 tuần. Vào tuần thứ 12, đi xét nghiệm sàng lọc Rubella lần 1, kết quả IgG: 139.8 IU/ML dương tính, Rubella IgM 1.33 S/CO dương tính. Bác sỹ hẹn 2 tuần nữa xn lại mới xác định được. Với kết quả trên, em có bị nhiễm Rubella khi mang thai không ạ?
- 1 trả lời
- 554 lượt xem
Đi khám phụ khoa, siêu âm đầu dò, em phát hiện ra mình bị buồng trứng đa nang 2 bên, niêm mạc dày. Bs cho thuốc Inositol và tư vấn nên dùng từ 2 đến 3 lọ rồi sau đó, nếu quan hệ thả (trong vòng 6 tháng) mà không có thai thì sẽ phải điều trị. Hiện tại, em đã uống hết 1 lọ và định mua thêm lọ thứ 2 về dùng. Nhưng bạn thân của chị em (là bác sĩ sản khoa) thì lại khuyên không nên dùng nữa vì đó chỉ là thực phẩm chức năng. Mong bs tư vấn cho em hiểu thêm về buồng trứng đa nang (PCOS) với ạ?
- 1 trả lời
- 661 lượt xem
Em đã bỏ thai 2 lần (đều là thai dưới 8 tuần tuổi). Sau khi có kinh lại, em đi khám tại Bv Phụ sản TW, các chỉ số đều bình thường. Em có xét nghiệm Paps, nhưng nhà xa Thủ đô nên chưa quay lại lấy kết quả được. Em còn bị viêm gan B mạn, vừa tái khám về, nhưng bs chỉ khám, xét nghiệm, không kê thuốc. Em cũng vừa tiêm ngừa cúm, thủy đậu, mũi 3 trong 1 sởi, quai bị, rubella. Bs cho hỏi: em đang bị viêm gan B thì có mang thai được không? Em muốn khám tiền sản trước khi mang thai thì phải mang theo những gì ạ?