Nhiễm HPV khi mang thai
Virus HPV là gì?
Virus HPV sinh dục là loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Có hơn 200 loại HPV. Theo chương trình Khảo sát Kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia thực hiện năm 2013-2014, tỷ lệ lây nhiễm ở phụ nữ độ tuổi từ 18 đến 59 tuổi đối với tất cả các loại HPV là 40%.
HPV lây truyền như thế nào?
Nguy cơ cao lây nhiễm HPV khi quan hệ tình dục qua âm đạo hoặc hậu môn, hoặc đường miệng. Nếu chỉ tiếp xúc bộ phận sinh dục mà không xâm nhập hoặc chạm/ cọ xát vào bộ phận sinh dục thì vẫn có thể lây truyền virus, mặc dù ít phổ biến. Và người mẹ có thể lây truyền HPV cho em bé trong khi sinh đẻ, nhưng điều này cũng không phổ biến.
Triệu chứng
Trong hầu hết các trường hợp, không có triệu chứng rõ ràng, nhiễm trùng tự khỏi và phụ nữ không biết mình từng bị nhiễm HPV.
Các chủng HPV có nguy cơ thấp. Đôi khi, một trong hơn 40 chủng HPV sinh dục có thể khiến bạn phát triển mụn rộp sinh học. (một số loại HPV gây ra các vết mụn cóc thông thường ở trên bàn tay, ngón chân, nhưng chủng virus HPV sinh dục thường chỉ ảnh hưởng ở bộ phận sinh dục). Các loại HPV gây ra mụn rộp sinh dục được gọi là các loại “nguy cơ thấp”. Trong một số trường hợp, HPV sinh dục gây ra những thay đổi trong tế bào cổ tử cung của bạn mà có thể phát hiện được khi xét nghiệm tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap smear). Những thay đổi này thường nhẹ và tự biến mất.
Các chủng HPV nguy cơ cao. Nếu bạn có một trong các “chủng nguy cơ cao” của HPV, nó có thể gây ra các thay đổi tế bào nghiêm trọng hơn. Những tế bào này có thể chuyển thành ung thư – thường là nhiều năm sau đó – nếu bạn không được điều trị cần thiết. HPV liên quan đến ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn, họng và dương vật.
Mụn rộp sinh dục có lây không?
Có. Mụn rộp sinh dục rất dễ lây. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng khoảng 65% những người có quan hệ tình dục với bạn tình bị mụn rộp sinh dục sẽ tự phát triển mụn rộp sinh dục.
Các mụn này thường xuất hiện trong hoặc xung quanh âm đạo và âm hộ, gần hậy môn và trong trực tràng, trên cổ tử cung và đôi khi trên da gần vùng bẹn. (Bạn cũng có thể bị mụn rộp sinh dục ở miệng và cổ họng khi quan hệ tình dục đường miệng với bạn tình bị nhiễm bệnh, nhưng trường hợp này rất hiếm).
Mụn rộp thường mềm và có màu trùng màu da hoặc sáng hơn hoặc tối hơn một chút. Chúng có thể nhỏ, to phẳng hoặc trồi lên. Có thể có một hoặc nhiều, đôi khi phát triển thành cụm với nhau như súp lơ. Chúng thường không đau, mặc dù chúng có thể gây ngứa, nóng rát hoặc chảy máu.
Trong khoảng 20% phụ nữ, mụn cóc sẽ tự biến mất trong vòng 3 tháng. Đối với đa số các phụ nữ khác, việc điều trị sẽ giúp loại bỏ sạch mụn cóc, mặc dùng chúng có thể tát phát.
Tôi có thể phòng ngừa HPV nguy cơ cao gây ung thư không?
Các chuỷnh HPV nguy cơ cao là nguyên nhân của hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung (Lưu ý rằng những chủng này không giống những chủng gây ra mụn cóc sinh dục).
Tin tốt là trong đại đa số các trường hợp, hệ thống miễn dịch giữ cho virus trong tầm kiểm soát hoặc tiêu diệt nó – ngay cả những chủng có nguy cơ cao. Hầu hết phụ nữ không nhiễm virus trong vòng 1 năm hoặc 2 năm sau khi họ được chẩn đoán.
HPV có thể ảnh hưởng tới thai kỳ không?
HPV sẽ không ảnh hưởng tới thai kỳ và sức khỏe của thai nhi. Nếu bạn bị mụn rộp sinh dục, chúng có thể phát triển nhanh chóng trong suốt thời gian mang thai, có thể do dịch tiết âm đạo nhiều tạo môi trường thuận lợi (ẩm ướt) để virus phát triển, hoặc do sự thay đổi hormon, hoặc hệ miễn dịch thay đổi. Trong hầu hết các trường hợp, mụn rộp không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho bạn hoặc em bé.
Rất có thể bạn sẽ lây truyền virus cho em bé, nhưng điều này không thường xuyên xảy ra. Ngay cả khi con bạn có nhiễm HPV, trẻ vẫn có khả năng tự vượt qua nó mà không có bất kỳ triệu chứng hoặc vấn đề nào.
Nếu con bạn nhiễm loại HPV gây mụn cóc sinh dục, bé có thể phát triển mụn cóc trên dây thanh quản và các vùng khác trong thời kỳ sơ sinh hoặc thời thơ ấu. Tình trạng này, được gọi là u nhú tái phát, hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng.
Tôi có được kiểm tra HPV trong thai kỳ không?
Bạn sẽ được sàng lọc HPV trong khi mang thai, phụ thuộc vào độ tuổi của bạn và thời gian làm Pap smear gần nhất. Hầu hết phụ nữ phát hiện có virus nếu họ phát triển mụn rộp hoặc nếu làm xét nghiệm Pap smear.
Kể từ năm 2012, các hướng dẫn tầm soát ung thư cổ tử cung của Hoa Kỳ đã bao gồm xét nghiệm HPV như một phần của việc tầm soát định kỳ cho phụ nữ từ tuổi 30 trở lên. Khi làm xét nghiệm Pap, bác sĩ có tùy chọn thực hiện Pap smear, xét nghiệm HPV, hoặc cả 2 (được gọi là đồng xét nghiệm). Tùy thuộc vào loại xét nghiệm bạn đã làm, nếu kết quả của bạn bình thường, bạn sẽ phải kiểm tra lại sau 3-5 năm.
Đối với phụ nữ từ 21-29 tuổi, xét nghiệm HPV chỉ được thực hiện trong trường hợp kết quả Pap smear bất thường.
Các hướng dẫn về sàng lọc tiếp tục được phát triển và được duyệt lại vài năm một lần. Hướng dẫn quốc tế có thể khác với các hướng dẫn của Mỹ.
HPV được kiểm soát trong thời gian mang thai như thế nào?
Không có loại thuốc nào có thể loại bỏ được virus. Nếu bạn bị mụn rộp, bác sĩ có thể quyết định không điều trị trong suốt thai kỳ của bạn, bởi vì chúng thường tự khỏi hoặc thậm chí là biến mất hoàn toàn sau khi bạn sinh con.
Có 2 sản phẩm kê đơn mà phụ nữ có thể sử dụng để điều trị mụn rộp sinh dục, nhưng chúng thường không được khuyên dùng khi mang thai. Đừng bao giờ cố gắng điều trị mụn rộp sinh dục bằng các thuốc dành cho mụn cóc thông thường, có bán tại hiệu thuốc.
Tuy nhiên, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau có thể được sử dụng để loại bỏ mụn rộp sinh dục một cách an toàn khi mang thai. Nếu bác sĩ quyết định cần thiết phải loại bỏ, họ sẽ sử dụng một dung dịch acid đặc biệt, làm đông lạnh chúng bằng dung dịch Nitơ lỏng hoặc loại bỏ chúng bằng laser, đốt điện hoặc phẫu thuật.
Điều gì xảy ra nếu kết quả xét nghiệm Pap smear bất thường khi mang thai?
Nếu Pap smear có kết quả bất thường, bác sĩ có thể kiểm tra cổ tử cung và âm đạo bằng một kính hiển vi đặc biệt, được gọi là thủ thuật soi cổ tử cung. (Soi cổ tử cung không khó chịu hơn làm Pap, mặc dù mất nhiều thời gian hơn). Nếu bác sĩ nhận thấy các thay đổi đáng ngờ trong tế bào của bạn, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết mô, điều này này có thể gây một số khó chịu tạm thời và chảy máu.
Nếu không có bằng chứng về ung thư xâm lấn, bác sĩ rất có thể sẽ đợi đến khi bạn sinh con ra, để điều trị thêm các tế bào bất thường (Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, soi cổ tử cung có thể cần lặp lại trong thời kỳ mang thai hay không).
Bác sĩ sẽ thực hiện 1 lần soi cổ tử cung khác vào thời điểm 6 hoặc 8 tuần sau khi bạn sinh để kiểm tra xem vấn đề còn hay không. Trong nhiều trường hợp, những thay đổi bất thường sẽ tự biến mất sau khi sinh, do đó không cần can thiệp thêm.
Cách phòng tránh HPV
Bạn có thể giảm nguy cơ bị HPV bằng cách quan hệ tình dục với bạn tình chỉ quan hệ với bạn và không bị chứng mụn cóc. (Tất nhiên, bạn tình của bạn có thể không biết mình bị HPV và có thể lây bệnh khi không có triệu chứng).
Bạn và đối tác càng có nhiều bạn tình thì khả năng bạn sẽ bị nhiễm virus càng cao. Và ngay cả khi bạn bị nhiễm (hoặc đã nhiễm) HPV, thì việc bị nhiễm một chủng virus sẽ không bảo vệ bạn tránh khỏi các chủng khác.
Sử dụng bao cao su một cách chính xác và nhất quán cũng làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm HPV và các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Một nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ tình dục ít bị nhiễm HPV hơn 70% so với những phụ nữ không sử dụng bao cao su.
(Bao cao su không bảo vệ hoàn toàn vì ngay cả khi HPV không thể thâm nhập được vào bề mặt bao cao su thì nó vẫn có thể có mặt ở những vùng không bao phủ và bao cao su có thể tuột hoặc rách).
Có vắc xin không?
Có. Sau khi sinh, bạn có thể tiêm vắc xin chống lại một số chủng HPV. Gardasil 9 (vắc-xin ngừa HPV hiện có tại Hoa Kỳ) bảo vệ phụ nữ chống lại 2 chủng HPV nguy cơ cao, ước tính khoảng 70% các loại ung thư cổ tử cung. Gardasil cũng bảo vệ chống lại hai dòng HPV bổ sung, giúp ngăn ngừa khoảng 90% mụn cóc sinh dục cũng như ung thư hậu môn, âm hộ và âm đạo. Vắc-xin đã được chấp thuận cho nữ giới và nam giới từ 9 đến 26 tuổi.
Hãy nhớ: Ngay cả khi bạn đã được tiêm phòng thì việc sử dụng bao cao su sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi những chủng HPV không có trong vắc-xin.
Viêm âm đạo do vi khuẩn trong thời gian mang thai.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, khoảng 1% trẻ sơ sinh được sinh ra với nhiễm trùng này, một tình trạng gọi là nhiễm CMV bẩm sinh.
Nhiễm vi khuẩn Listeria có trong thực phẩm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi đang phát triển, đặc biệt là nếu bà bầu không được điều trị kịp thời.
Trichomonas là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến có liên quan nhiều đến nguy cơ sinh non, vỡ ối non và sinh con nhẹ cân. Các triệu chứng (nếu có) có thể bao gồm tiết dịch âm đạo và kích ứng âm đạo, âm hộ. Nếu bạn có các triệu chứng khó chịu và được chẩn đoán nhiễm trùng roi âm đạo, bạn sẽ được kê thuốc điều trị.
Trong thời gian mang thai, phụ nữ có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn. Phát hiện và điều trị sớm nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ là điều rất quan trọng vì bệnh lý này có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi.
- 1 trả lời
- 656 lượt xem
Lần đầu mang thai 8 tuần, em đi khám và làm xét nghiệm máu, cho kết quả: IgM âm tính, IgG (dương tính 84.4). Bác sĩ nói em có kháng thể Rubella, nhưng phải theo dõi. Tháng trước em bị ho, viêm họng, không dám uống thuốc, chỉ uống chanh và mật ong, sau một tuần thì khỏi. Sau đó, em không bị sốt hay có hiện tượng bất thường nào. Mong nhận được tư vấn từ bs ạ?
- 1 trả lời
- 736 lượt xem
Em mang thai được 13 tuần. Vào tuần thứ 12, đi xét nghiệm sàng lọc Rubella lần 1, kết quả IgG: 139.8 IU/ML dương tính, Rubella IgM 1.33 S/CO dương tính. Bác sỹ hẹn 2 tuần nữa xn lại mới xác định được. Với kết quả trên, em có bị nhiễm Rubella khi mang thai không ạ?
- 1 trả lời
- 674 lượt xem
Em đã bỏ thai 2 lần (đều là thai dưới 8 tuần tuổi). Sau khi có kinh lại, em đi khám tại Bv Phụ sản TW, các chỉ số đều bình thường. Em có xét nghiệm Paps, nhưng nhà xa Thủ đô nên chưa quay lại lấy kết quả được. Em còn bị viêm gan B mạn, vừa tái khám về, nhưng bs chỉ khám, xét nghiệm, không kê thuốc. Em cũng vừa tiêm ngừa cúm, thủy đậu, mũi 3 trong 1 sởi, quai bị, rubella. Bs cho hỏi: em đang bị viêm gan B thì có mang thai được không? Em muốn khám tiền sản trước khi mang thai thì phải mang theo những gì ạ?
- 1 trả lời
- 700 lượt xem
Em mang thai được 7 tuần tuổi thì phát hiện mình bị nhiễm chlamydia. Bác sĩ cho hỏi là trong thời kì mang thai, bệnh này có điều trị hết được không và đặc biệt là có gây tác hại gì cho em bé không ạ?
- 1 trả lời
- 2199 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?