Nhiễm trùng roi âm đạo Trichomonas khi mang thai
Trùng roi âm đạo Trichomonas là gì?
Bệnh Trichomonas (còn được gọi là bệnh trùng roi âm đạo) là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến (STI) gây ra bởi 1 loại ký sinh trùng siêu nhỏ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ước tính khoảng 3,7 triệu người ở Hoa Kỳ nhiễm trichomonas.
Trichomonas có thể ảnh hưởng đến thai kỳ như nào?
Nhiễm trùng Trichomonas khi mang thai khiến bà bầu có nguy cơ cao:
- Sinh non
- Vỡ ối non (PPROM)
- Sinh con nhẹ cân (em bé nhẹ hơn 2,7 kg khi chào đời). Trichomonas cũng có thể làm cho bạn dễ bị nhiễm HIV nếu bạn tiếp xúc với nó.
Có thể em bé bị nhiễm ký sinh trùng trichomonas trong quá trình sinh, nhưng điều đó rất hiếm khi xảy ra. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh nhiễm trichomonas mà không có triệu chứng thì không cần điều trị; tình trạng nhiễm trùng sẽ tự biến mất. Những em bé có triệu chứng như sốt, các vấn đề về hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, sổ mũi và tiết dịch âm đạo (ở bé gái) – có thể được điều trị bằng kháng sinh.
Các triệu chứng của trùng roi âm đạo trichomonas
Bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Nếu có, bạn có thể bị:
- Dịch tiết âm đạo màu vàng nhạt hoặc xanh nhạt, thường có bọt và mùi khó chịu
- Âm hộ và âm đạo đỏ, ngứa, kích ứng
- Xuất hiện đốm máu sau khi giao hợp
- Đau hoặc khó chịu bụng dưới
Các triệu chứng có thể bắt đầu ngay sau khi bị nhiễm bệnh hoặc xuất hiện muộn hơn nhiều. Vì vậy, nếu bạn vừa được chẩn đoán nhiễm Trichomonas thì không nhất thiết có nghĩa là bạn mới mắc bệnh gần thời gian này.
Nếu có triệu chứng, hãy nói cho bác sĩ biết để bạn có thể được kiểm tra bệnh này và các thủ phạm khác có thể có. Để kiểm tra bệnh trichomonas, bác sĩ sẽ lấy một phết dịch âm đạo và kiểm tra nó dưới kính hiển vi. Bác sĩ cũng có thể gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để kiểm tra độ nhạy hơn.
Có được sàng lọc bệnh trichomonas trong thai kỳ không?
Bạn sẽ không cần làm xét nghiệm trichomonas trừ khi bạn xuất hiện triệu chứng nghi ngờ. Không có bằng chứng cho thấy điều trị trichomonas làm giảm nguy cơ biến chứng của bạn nếu bạn không có bất kỳ triệu chứng nào. Vì lý do này, chỉ những phụ nữ có các triệu chứng khó chịu được kiểm tra và điều trị trùng roi âm đạo khi mang thai.
Trichomonas được điều trị trong thai kỳ như thế nào?
Nếu có các triệu chứng khó chịu và được chẩn đoán nhiễm trùng roi âm đạo, bạn sẽ được kê đơn thuốc metronidazole đường uống – nhìn chung là an toàn đối với thai nhi trong thời kỳ mang thai. Bạn tình của bạn cũng nên được điều trị song song, cho dù có hoặc không có triệu chứng (đa số nam giới thường không xuất hiện triệu chứng).
Bạn sẽ cần kiêng quan hệ tình dục cho đến khi đã hoàn thành liệu trình điều trị và không còn triệu chứng- nếu không, bạn sẽ có nguy cơ bị tái nhiễm. Bạn cần phải kiêng uống rượu trong suốt quá trình điều trị và trong 24 giờ sau liều cuối cùng. (Phụ nữ mang thai không nên uống rượu).
Cách tránh bị nhiễm trùng roi âm đạo?
Chỉ quan hệ với bạn tình có hoạt động tình dục với một mình bạn. Nếu không, hãy sử dụng bao cao su để làm giảm nguy cơ truyền bệnh trichomonas và hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.
Viêm âm đạo do vi khuẩn trong thời gian mang thai.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)
HPV là một bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục phổ biến, thường không gây dấu hiệu hoặc các triệu chứng rõ ràng. Một loại HPV đôi khi gây ra mụn rộp sinh dục, và một loại khác có thể gây đột biến tế bào và có thể chuyển thành ung thư. HPV thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng trong suốt thai kỳ, nhưng hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang nghi ngờ bản thân bị nhiễm trùng.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, khoảng 1% trẻ sơ sinh được sinh ra với nhiễm trùng này, một tình trạng gọi là nhiễm CMV bẩm sinh.
- 1 trả lời
- 680 lượt xem
Cách đây khoảng 4 năm, em có khám phụ khoa tại một Trung tâm Y tế huyện. Bác sỹ kết luận em bị đa nang buồng trứng, nhưng do cơ địa tự nhiên, không hề mắc bệnh gì. Giờ, em mong muốn có em bé thì trước khi mang thai cần làm gì và có nên uống thuốc gì không ạ?
- 1 trả lời
- 656 lượt xem
Lần đầu mang thai 8 tuần, em đi khám và làm xét nghiệm máu, cho kết quả: IgM âm tính, IgG (dương tính 84.4). Bác sĩ nói em có kháng thể Rubella, nhưng phải theo dõi. Tháng trước em bị ho, viêm họng, không dám uống thuốc, chỉ uống chanh và mật ong, sau một tuần thì khỏi. Sau đó, em không bị sốt hay có hiện tượng bất thường nào. Mong nhận được tư vấn từ bs ạ?
- 1 trả lời
- 736 lượt xem
Em mang thai được 13 tuần. Vào tuần thứ 12, đi xét nghiệm sàng lọc Rubella lần 1, kết quả IgG: 139.8 IU/ML dương tính, Rubella IgM 1.33 S/CO dương tính. Bác sỹ hẹn 2 tuần nữa xn lại mới xác định được. Với kết quả trên, em có bị nhiễm Rubella khi mang thai không ạ?
- 1 trả lời
- 575 lượt xem
Đi khám phụ khoa, siêu âm đầu dò, em phát hiện ra mình bị buồng trứng đa nang 2 bên, niêm mạc dày. Bs cho thuốc Inositol và tư vấn nên dùng từ 2 đến 3 lọ rồi sau đó, nếu quan hệ thả (trong vòng 6 tháng) mà không có thai thì sẽ phải điều trị. Hiện tại, em đã uống hết 1 lọ và định mua thêm lọ thứ 2 về dùng. Nhưng bạn thân của chị em (là bác sĩ sản khoa) thì lại khuyên không nên dùng nữa vì đó chỉ là thực phẩm chức năng. Mong bs tư vấn cho em hiểu thêm về buồng trứng đa nang (PCOS) với ạ?
- 1 trả lời
- 674 lượt xem
Em đã bỏ thai 2 lần (đều là thai dưới 8 tuần tuổi). Sau khi có kinh lại, em đi khám tại Bv Phụ sản TW, các chỉ số đều bình thường. Em có xét nghiệm Paps, nhưng nhà xa Thủ đô nên chưa quay lại lấy kết quả được. Em còn bị viêm gan B mạn, vừa tái khám về, nhưng bs chỉ khám, xét nghiệm, không kê thuốc. Em cũng vừa tiêm ngừa cúm, thủy đậu, mũi 3 trong 1 sởi, quai bị, rubella. Bs cho hỏi: em đang bị viêm gan B thì có mang thai được không? Em muốn khám tiền sản trước khi mang thai thì phải mang theo những gì ạ?