Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?
Điều này không có gì là bất ngờ đối với Jerry Bagel, bác sĩ da liễu và phát ngôn viên của Tổ chức điều trị Bệnh vẩy nến Quốc gia. "Nhiều phụ nữ bị bệnh vẩy nến trở nên dễ chịu hơn khi mang bầu", ông nói. "Nguyên nhân cụ thể hiện vẫn chưa rõ ràng như cũng có thể là do bản chất giống chất steroid của một số hormone thai kỳ". Những bà mẹ tương lai bị bệnh đa xơ cứng, tình trạng bệnh này cũng có xu hướng cải thiện trong suốt 9 tháng mang thai. Patricia O'Looney, phó giám đốc nghiên cứu y khoa của Hiệp hội về bệnh Đa xơ cứng Quốc gia cho biết: "Các triệu chứng có thể cải thiện hoặc thậm chí biến mất, đặc biệt là ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Một lần nữa, các nhà nghiên cứu lại đang hi vọng các nội tiết thai kỳ chính là lý do cho tình trạng này. Một số hormone dường như có tác dụng bảo vệ".
Bệnh viêm khớp dạng thấp cũng không phù hợp với thai kỳ. “Hơn 75% bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh này và một số cải thiện đến mức thuyên giảm hoàn toàn các triệu chứng lâm sàng”, theo Beth Jonas – bác sĩ chuyên khoa thấp khớp Beth Jonas của Trung tâm Nghiên cứu Viêm khớp Thurston thuộc Đại học North Carolina. Trong trường hợp này, hormone thai kỳ có lẽ không đóng vai trò như trong bệnh vảy nến và đa xơ cứng, thay vào đó, một lý thuyết hấp dẫn chỉ ra rằng đây là hiện tượng được gọi là “hòa giải miễn dịch”. Như Jonas giải thích, hệ thống miễn dịch của em bé có thể làm thay đổi phản ứng miễn dịch của mẹ.
Tiếc là, thai kỳ thường không chữa vĩnh viễn những bệnh này. Các triệu chứng bệnh thường trở lại sau một thời gian sinh con. Sự cải thiện mà thai kỳ mang lại cho những bệnh này có thể mở đường cho những phương pháp điều trị tốt hơn. O'Looney nói: "Trong trường hợp bệnh đa xơ cứng, câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có thể giúp bệnh nhân bằng cách cung cấp cho họ nội tiết bắt chước hormone trong thai kỳ hay không. Nghiên cứu về vấn đề này sẽ được tiến hành ngay thôi".
Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?
- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1224 lượt xem
Thị lực được cải thiện khi mang thai có phải không?
- Thưa bác sĩ, tôi bị cận thị. Có phải khi mang thai tôi sẽ cải thiện được thị lực của mình phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 682 lượt xem
Phụ nữ mang thai không nên tắm bồn có đúng không?
- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 2192 lượt xem
Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 3730 lượt xem
Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 1444 lượt xem
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.
Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, do công việc nên cả ngày tôi phải ngồi giữa nhiều máy tính. Hiện tôi đang mang thai, thì việc ngồi giữa nhiều máy tính như vậy có an toàn không ạ?
Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, điều trị bệnh nấm móng chân khi mang thai có an toàn không? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!
Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tôi nuốt tinh dịch trong khi đang mang thai có bị làm sao không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Những phụ nữ bị tiểu đường sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng thai kỳ cao hơn so với những người không bị tiểu đường nên cần được theo dõi sát sao hơn trong suốt thời gian mang thai để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.