Khám thai tiếp ở Bv Phụ sản TW, phải mang theo những gì?
Bạn mang song thai nên để yên tâm cho cả mẹ và bé, bạn có quyền chọn đăng ký khám thai tai Bv Phụ sản TW. Khi đi khám, bạn nhớ mang theo toàn bộ giấy tờ, số khám thai, các phiếu chỉ định xét nghiệm ... trong suốt quá trình khám thai (24 tuần trước đó), nha bạn.
Bạn có thể đăng ký khám thai tại địa chỉ số 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngoài ra, Bv còn có Phòng khám theo yêu cầu nằm ở số 56 Hai Bà Trưng, Hà Nội.
24 tuổi, vừa bị thai lưu 8 tuần, phải chuẩn bị gì cho lần mang thai tiếp?
Năm nay em 24 tuổi, đã kết hôn được hơn 1 năm và vừa bị thai lưu 8 tuần. Vậy, bao giờ thì em có thể đến Bệnh viện để khám ở Khoa hiếm muộn hay Khoa nào để nghe bs tư vấn và làm xét nghiệm cần thiết cho lần mang thai tới ạ?
- 1 trả lời
- 762 lượt xem
Tiểu đường thai kỳ có lặp lại khi mẹ mang bầu lần tiếp theo?
Em đang có một bé gái 6 tuổi, hiện đã qua 2 lần sinh mổ. Bé thứ 2 được 25 tuần thì em bị tiểu đường, phải chích insulin sáng chiều và đến tuần 36 thì bé mất. Em có tiền sử bị tiểu đường như vậy, lần này nếu mang thai liệu có bị tiểu đường và sinh mổ lần nữa có sao không?
- 1 trả lời
- 733 lượt xem
Có tiền căn phù thai, trước khi mang bầu tiếp, phải làm gì?
Em mang thai được 26 tuần thì được chẩn đoán là phù thai nhi, phải đình chỉ thai nhi, nhưng chưa rõ nguyên nhân từ đâu. Vậy, trước khi mang thai lại, em cần phải kiểm tra những gì ạ
- 1 trả lời
- 514 lượt xem
Chuyển nơi ở, mẹ bầu cần khám thai tiếp những gì?
Mang thai bé đầu lòng ở tuần thứ 12, em đi khám thai ở Bv Phụ sản TW, bs có cho làm double test và các xét nghiệm máu, nước tiểu. Em đã mua thuốc theo đơn bs kê về uống, nhưng chưa lấy được kết quả double test. Sau đó, do chồng chuyển công tác về tỉnh ... ..... nên em phải đi theo chồng. Giờ, thai em đã được gần 18 tuần. Đi khám ở Bv tỉnh, bs chỉ cho em đi siêu âm chứ không làm triple test (vì ở đó không làm được). Xin bs cho em hỏi: Em không làm triple test nữa, có được không? Hết thuốc Ferup và Molvitax (bs Hà Nội cho), em có nên mua thêm thuốc để uống không ạ? Sắp tới, đi khám những gì nữa ạ?
- 1 trả lời
- 404 lượt xem
Phải tấm soát những gì trước khi mang thai?
Em đã có một bé trai 5 tuổi. Hơn 1 năm trước, em mang thai bé thứ 2, đủ 39 tuần (bé cân nặng 3kg), lúc sinh bé hoàn toàn bình thường. Bú mẹ đến ngày thứ ba, cháu bỏ bú rồi mất. Bs Bệnh viện chẩn đoán lâm sàng là cháu mắc chứng bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Giờ, có ý định sinh tiếp nên 2 vợ chồng em đã đi xét nghiệm di truyền (nhiễm sắc thể), kết quả đều bình thường. Vậy, tụi em phải khám và tầm soát thêm những gì nữa ạ?
- 1 trả lời
- 469 lượt xem
Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.
Chả mấy người khuyên phụ nữ mang thai nên “nghỉ ngơi trên giường (Bedrest)”. Nhưng việc bị gò bó ở nhà hoặc tệ hơn là ở một bệnh viện để tránh chuyển dạ sớm hoặc kiểm soát huyết áp cao là tình trạng phổ biến đến mức đáng ngạc nhiên.
Khi bạn có thai kỳ nguy cơ cao, bạn sẽ cần thêm các cuộc thăm khám thai để kiểm soát tình trạng. Và càng nhiều xét nghiệm, càng nhiều cuộc hẹn càng có nghĩa là bạn phải đối mặt với nhiều căng thằng.
Một phụ nữ mang thai có thể phải đối mặt với sự thay đổi tâm trạng, thèm ăn, khó chịu, buôn nôn và một loạt các bệnh thai nghén khác. Nếu mọi thứ chưa đủ thì hãy tưởng tượng sẽ như nào nếu bạn đời của bạn cũng bắt đầu trải qua những triệu chứng tương tự như vậy?