Có tiền căn phù thai, trước khi mang bầu tiếp, phải làm gì?
Trước khi mang bầu, bạn nên chuẩn bị sức khỏe thật tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Bạn cần đi khám bệnh lý nội khoa tổng quát và cả sản phụ khoa tổng quát. Nhớ tiêm ngừa Cúm và Rubella trước khi mang thai 1-3 tháng (tùy từng loại vacxin). Khi có bầu lại, bạn nhớ khám thai tại cơ sở có uy tín, nói rõ tiền căn phù thai để bác sĩ có kế hoạch theo dõi chặt chẽ hơn. Trường hợp không may, bạn bị 2-3 lần phù thai liên tiếp như thế, thì cả vợ và chồng cần đi khám Hiếm muộn để được bs khám xét kỹ hơn nhé.
24 tuổi, vừa bị thai lưu 8 tuần, phải chuẩn bị gì cho lần mang thai tiếp?
Năm nay em 24 tuổi, đã kết hôn được hơn 1 năm và vừa bị thai lưu 8 tuần. Vậy, bao giờ thì em có thể đến Bệnh viện để khám ở Khoa hiếm muộn hay Khoa nào để nghe bs tư vấn và làm xét nghiệm cần thiết cho lần mang thai tới ạ?
- 1 trả lời
- 741 lượt xem
Khám thai tiếp ở Bv Phụ sản TW, phải mang theo những gì?
Em có thai 24 tuần (song thai). Bình thường, em khám và chích ngừa tại phòng khám tư nhân ở gần nhà. Giờ, em muốn đăng kí khám thai tiếp theo tại Bv Phụ sản TW có được không? Đi khám cần mang theo những gì ạ?
- 1 trả lời
- 606 lượt xem
Để tránh tiền căn dị tật, cần bổ sung thuốc gì trước khi mang thai?
Em có tiền căn dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi ( thai vô sọ), lúc 12 tuần. Bây giờ, em nên bổ sung những loại thuốc nào trước khi mang thai lần thứ hai ạ?
- 1 trả lời
- 461 lượt xem
Trước khi mang thai lại, vợ chồng phải làm xét nghiệm gì?
Em năm nay 35 tuổi, chồng em cũng sắp 42 rồi. Em vừa mang thai được gần 4 tháng thì buộc phải chấm dứt thai kỳ (vì thai nhi bị đa dị tật). Vậy, mấy tháng nữa thì em có thể thụ thai được? Và trước khi mang thai, vợ chồng em phải làm những xét nghiệm gì cho thai khỏe mạnh ạ?
- 1 trả lời
- 506 lượt xem
Phải tấm soát những gì trước khi mang thai?
Em đã có một bé trai 5 tuổi. Hơn 1 năm trước, em mang thai bé thứ 2, đủ 39 tuần (bé cân nặng 3kg), lúc sinh bé hoàn toàn bình thường. Bú mẹ đến ngày thứ ba, cháu bỏ bú rồi mất. Bs Bệnh viện chẩn đoán lâm sàng là cháu mắc chứng bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Giờ, có ý định sinh tiếp nên 2 vợ chồng em đã đi xét nghiệm di truyền (nhiễm sắc thể), kết quả đều bình thường. Vậy, tụi em phải khám và tầm soát thêm những gì nữa ạ?
- 1 trả lời
- 452 lượt xem
Chả mấy người khuyên phụ nữ mang thai nên “nghỉ ngơi trên giường (Bedrest)”. Nhưng việc bị gò bó ở nhà hoặc tệ hơn là ở một bệnh viện để tránh chuyển dạ sớm hoặc kiểm soát huyết áp cao là tình trạng phổ biến đến mức đáng ngạc nhiên.
Đối với phụ nữa đã bị tiền sản giật, không có cách rõ ràng nào có thể dự đoán bạn có bị lặp lại hay không và cũng chẳng ai biết chắc chắn được liệu chứng bệnh này có ngăn chặn được hay không.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm phải bổ sung axit folic vào các sản phẩm ngũ cốc như ngũ cốc ăn sáng, bánh mì, mì ống và gạo.
Chăm sóc trước khi sinh tốt có thể giúp bảo vệ bạn và con của bạn trong suốt thai kỳ. Khi mang đa thai, bạn sẽ cần phải thường xuyên khám thai hơn so với mang thai đơn.
Việc chia sẻ tử cung với một hoặc hai anh chị em không ảnh hưởng đến DNA của bé hoặc làm tăng nguy cơ khuyết tật di truyền như hội chứng Down.