Mang đa thai: Kiểm tra di truyền trước sinh
Mang đa thai có khiến nguy cơ về dị tật bẩm sinh cao hơn hay không?
Nếu bạn đang mang đa thai, mỗi bé cũng giống như một đứa trẻ sinh một không có bất thường về di truyền. Nhưng khi bạn mang đa thai, mỗi bé đều có nguy cơ mắc bất thường về di truyền riêng, do đó toàn bộ thai kỳ của bạn có nguy cơ cao hơn. Ngay cả khi không có gì sai với nhiễm sắc thể của bé, cặp sinh đôi hoặc sinh ba có khả năng được sinh ra với nguy cơ gặp phải các khuyết tật về não, tim, bàng quang hoặc gan nhiều hơn so với bé sinh một. Các bé trong mang đa thai cũng có nguy cơ được sinh ra với bệnh bại não cao hơn. Một nghiên cứu gần đây về hơn một triệu ca sinh cho thấy bại não phổ biến hơn bốn lần ở các cặp song sinh so với những bé sinh một. Rủi ro vẫn còn thấp. Một nghiên cứu gần đây cho thấy có khoảng 35 trong số 1000 trẻ sinh đôi sinh đôi mắc các dị tật bẩm sinh, trong khi con số này ở trẻ sinh một là khoảng 25 trên 1.000.
Tôi có thể thực hiện những xét nghiệm kiểm tra sàng lọc trước khi sinh nào nếu tôi mang đa thai?
Xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh có thể giúp đánh giá nguy cơ của trẻ sơ sinh về các bất thường nhiễm sắc thể và các dị tật bẩm sinh khác. Phụ nữ mang thai song sinh có thể thực hiện tất cả các xét nghiệm tương tự như phụ nữ mang thai đơn, mặc dù các kết quả có thể ít chính xác hơn. Phụ nữ mang thai ba chỉ có thể được kiểm tra bằng cách siêu âm độ mờ da gáy, siêu âm ba tháng đầu cho bạn biết nếu một hoặc nhiều con của bạn có thừa chất lỏng ở cổ, dấu hiệu tiềm ẩn của hội chứng Down.
Còn chọc dò màng ối hay lấy mẫu nhung màng đệm (CVS) thì sao?
Chọc dò màng ối và lấy mẫu nhung màng đệm được sử dụng để chẩn đoán các bất thường về nhiễm sắc thể và các khuyết tật khác. Các xét nghiệm này thường được thực hiện sớm trong thai kỳ (từ 10 - 13 tuần đối với CVS và 16 - 22 tuần đối với chọc dò màng ối) để kiểm tra hội chứng Down và các vấn đề về di truyền khác. Đối với các bà mẹ mang đa thai, các xét nghiệm này cũng có thể xác định xem các bé là cùng trứng hay khác trứng. Cả chọc dò màng ối và CVS đều phức tạp hơn nếu bạn mang thai đôi, ba hoặc nhiều hơn. Trừ khi các con bạn có cùng nước ối, kỹ thuật viên phải rất cẩn thận để lấy mẫu từ mỗi bé mà không khiến các mẫu bị trộn lẫn. (Các cặp sinh đôi có chung một túi nước ối thường có cùng DNA, do đó sự pha trộn không quan trọng.) Nếu bạn đang mang thai ba hoặc nhiều hơn, không phải lúc nào cũng có thể lấy mẫu từ mỗi bé.
Nguy cơ sảy thai từ các xét nghiệm này cũng cao hơn một chút khi bạn mang đa thai. Ví dụ, gần 3% cặp song sinh sẽ bị sảy thai sau khi chọc dò màng ối, cao gấp 5 lần so với tỷ lệ được quan sát thấy ở trẻ sinh một. Tỷ lệ sảy thai sau khi thực hiện CVS có thể lên đến 4%, mặc dù nguy cơ sẽ thấp hơn nếu bạn gặp một kỹ thuật viên có nhiều kinh nghiệm. Bạn sẽ muốn thảo luận kỹ lưỡng về những rủi ro và lợi ích của các xét nghiệm này với bác sỹ hoặc nhà tư vấn di truyền học của bạn trước khi tiến hành một trong hai thủ thuật này.
Huyết áp mạn tính có thể dao động từ mức nhẹ đến nặng. Nó cũng phụ thuộc vào việc bạn có bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào khác hay không...
Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để xác định lượng virus (lượng virus trong máu) và số lượng tế bào CD4 (số lượng tế bào miễn dịch CD4 bạn có).
Hãy xác định là phụ nữ bị lupus ban đỏ hệ thống sẽ cần thăm khám với bác sĩ thường xuyên hơn trong thai kỳ.
Cho dù bạn đã điều trị bệnh suy thận trong một thời gian hoặc mới được chẩn đoán gần đây thì việc mang thai có thể là một thời điểm căng thẳng khi bạn gặp phải một tình trạng có nguy cơ cao.
Nếu tình trạng lo lắng vẫn còn tồi tệ sau khi bạn đã chia sẻ những lo lắng của mình và kiểm tra sức khoẻ của con bạn, việc tư vấn chuyên nghiệp có thể giúp bạn tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề.
- 1 trả lời
- 541 lượt xem
Cách đây 2 năm, trong lần mang thai đầu, em đã chích ngừa mũi (sởi, quai bị, rubella) mà khi thai 32 tuần vẫn bị lưu (một phần do huyết áp cao nữa). Năm nay, muốn có thai lại thì em và chồng nên khám gì và có cần phải chích ngừa lại mũi 3 trong 1 nữa không ạ?
- 1 trả lời
- 1416 lượt xem
- Bác sĩ ơi, khi mang thai tôi rất sợ mình bị ốm. Vì lúc đó sẽ phải dùng kháng sinh. Bác sĩ cho tôi hỏi dùng thuốc kháng sinh khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 702 lượt xem
- Bác sĩ có thể cho tôi biết cách để kiểm soát hen suyễn và dị ứng khi đang mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 4435 lượt xem
Chồng em công tác ở Sài Gòn. Đợt này, bọn em định mang bầu bé thứ 2. Nhưng em sơ ý lại uống thuốc tẩy giun cách ngày rụng trứng khoảng 1 tuần mất rồi. Bi giờ, bọn em có nên hoãn lại việc mang thai không? Và nếu có bầu thì có ảnh hưởng gì đến thai nhi không bs?
- 1 trả lời
- 623 lượt xem
Trước khi mang thai, em chỉ muốn tiêm cảm cúm, không định tiêm thủy đậu, rubella. Vậy, nên tiêm ngừa cảm cúm thời điểm nào là tốt nhất? Em cao 1m623, chỉ nặng có 41 ký - Gày thế, liệu có ảnh hưởng đến quá trình mang thai không. Và, trước khi mang thai em nên bổ sung chế độ dinh dưỡng ra sao ạ?