1

Sinh đẻ khi mang đa thai

Một số chuyên gia cho rằng việc cố gắng sinh thường là một lựa chọn hợp lý, trong khi những người khác lại cảm thấy lên kế hoạch sinh mổ từ trước là cách tốt nhất nên thực hiện.
Sinh đẻ khi mang đa thai Sinh đẻ khi mang đa thai

Tôi có phải sinh mổ nếu mang thai đa thai không?

Không nhất thiết, việc bạn có thể sinh thường hay không phụ thuộc rất nhiều vào tư thế hiện tại của những đứa trẻ trong tử cụng.

Hầu hết các bác sĩ đều khuyên bạn nên cố gắng sinh thường miễn là:

  • Cả hai bé đều ngôi thuận (khoảng 40% các ca thai đôi)
  • Cả bạn và các bé đều không mắc các vấn đề buộc phải sinh mổ. Mặt khác, bạn có thể lên kế hoạch sinh mổ nếu đứa trẻ đầu tiên (nghĩa là đứa ở vị trí thấp hơn trong tử cung, sẽ được sinh ra trước) không ở tư thế ngôi thuận, nếu hai bé cùng chung một túi nước ối hoặc nếu bạn mang thai nhiều hơn 2 bé.

Một số chuyên gia cho rằng việc cố gắng sinh thường là một lựa chọn hợp lý, trong khi những người khác lại cảm thấy lên kế hoạch sinh mổ từ trước là cách tốt nhất nên thực hiện.

Cuối cùng, bạn nên biết rằng, ngay cả khi bạn đã sinh thường em bé thứ nhất, thì vẫn có thể cần sinh mổ để đón em bé thứ hai. Điều này xảy ra ở 10% thai phụ và thậm chí còn phổ biến hơn nếu chỉ có em bé thứ nhất có ngôi thuận. Trên thực tế, trong một nghiên cứu, gần 1/4 thai phụ có một bé ở tư thế ngôi thuận và một bé không ở tư thế này cuối cùng đã phải sinh mổ để đón bé thứ hai.

Nếu tôi cố sinh tại thường thì việc chuyển dạ và sinh sẽ khác nhau như nào?

Bạn sẽ có nguy cơ mắc biến chứng cao hơn trong quá trình chuyển dạ và sinh con so với thai phụ mang thai đơn, vì vậy nên lên kế hoạch đến bệnh viện.

Các biến chứng tiềm ẩn bao gồm: nguy cơ cao hơn bị sa dây rốn khi nước ối vỡ, bong nhau thai (đặc biệt là sau khi đứa thứ nhất đã được sinh ra), băng huyết sau sinh đối với cả hai trường hợp sinh thường và sinh mổ. Vì lý do này, nên một số biện pháp phòng ngừa là rất cần thiết: 

- Trước tiên, bạn cần phải chọn một bác sĩ sản khoa có trình độ chuyên môn về sinh đôi, cả sinh mổ và sinh thường. Bác sĩ nên có mối liên kết với một bệnh viện có nhân viên y tế đầy đủ, ngay lập tức túc trực sẵn trong suốt quá trình chuyển dạ của bạn. Bệnh viện cần có một phòng đầy đủ trang thiết bị để chăm sóc cho trẻ sơ sinh non tháng vì nhiều cặp song sinh được sinh ra sớm hơn một chút.

- Khi đến bệnh viện, bạn sẽ được siêu âm thực hiện để xác định vị trí của em bé. Bạn cũng sẽ truyền tĩnh mạch, cũng như theo dõi thai nhi liên tục trong suốt thời gian chuyển dạ.

Nếu muốn dùng thuốc giảm đau khi chuyển dạ, thì gây tê ngoài màng cứng là sự lựa chọn tốt nhất. Một mũi gây tê màng cứng sau đó cũng có thể giúp giảm đau thêm trong trường hợp bác sĩ phải tiếp cận vào bên trong tử cung để thao tác đưa em bé thứ hai ra sau khi sinh bé thứ nhất, hoặc nếu bạn cần mổ ngay lập tức vì bất cứ lý do nào.

- Khi đến thời điểm sinh, bạn sẽ được đưa vào một phòng như phòng phẫu thuật chứ không phải phòng sinh bình thường. Nhóm hỗ trợ cho bạn có thể bao gồm một hoặc hai bác sĩ sản khoa, một nữ hộ sinh, một bác sĩ gây mê (trong trường hợp bạn cần phải sinh mổ), ít nhất hai y tá (chờ sẵn để hỗ trợ thêm) và hai bác sĩ nhi khoa (mỗi người phụ trách mỗi bé).

Sau khi sinh em bé đầu tiên, bác sĩ sẽ đánh giá vị trí và kích thước của bé thứ hai ở bụng và âm đạo và có thể bằng siêu âm.

Điều gì xảy ra tiếp theo sẽ phụ thuộc vào vị trí của đứa con thứ hai. Nếu đầu của bé gần cổ tử cung và nằm đủ thấp trong ống sinh, bác sĩ sẽ làm vỡ túi nước ối và tiếp tục theo dõi nhịp tim của đứa trẻ này.

Các cơn co thường bắt đầu lại ngay sau khi đứa thứ nhất được sinh ra (nếu không, bạn sẽ được truyền thuốc kích thích co Pitocin) và bạn sẽ phải rặn đứa thứ hai ra nhiều như đứa đầu mặc dù có thể phải mất ít sức lực hơn.

Em bé thứ hai có thể được sinh ra sau anh chị của nó vài phút – hoặc nửa giở hay lâu hơn thế. Nếu nhịp tim của bé không bình thường hoặc phát triển các biến chứng khác trong thời gian này thì mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ.

Nếu đầu của bé thứ hai không chúi xuống khung xương chậu của bạn thay vào đó là mông, thì trường hợp này được gọi là ngôi mông và bác sĩ có thể thao tác để cho bé sinh ra bằng đường âm đạo hoặc chỉ định sinh mổ.

Nếu cả đầu và mông của đứa trẻ này đều không ở gần cổ tử cung của bạn (trường hợp có thể xảy ra ngay cả khi bé này ở tư thế ngôi thuận trước khi bé đầu tiên được sinh ra), bác sĩ có thể sẽ thao tác đưa chân bé ra từ bên trong.

Điều này liên quan đến việc tiếp cận ở bên trong tử cung, nắm lấy chân của bé và đưa chân của bé ra trước. Trong một số trường hợp cần phải chỉ định mổ để đưa bé thứ hai này ra.

Sinh mổ khi mang đa thai sẽ như nào?

Nếu bạn sinh mổ song thai hoặc đa thai thì quy trình này ít nhiều gì cũng sẽ giống mọi quy trình sinh mổ khác, chỉ với một vài điểm khác biệt.

  • Thứ nhất, sẽ có nhiều nhân viên y tế túc trực trong phòng hơn. Như thường lệ, sẽ có hai bác sĩ sản khoa, bác sĩ gây tê và hai y tá chăm sóc cho bạn trong quá trình phẫu thuật, nhưng cũng sẽ thêm một bác sĩ nhi khoa và y tá chờ sẵn để chăm sóc cho mỗi em bé. (Ví dụ, nếu bạn mang thai ba thì có thể có đến 11 chuyên gia y tế trong phòng).
  • Ngoài ra cũng sẽ có lồng ấp cho mỗi bé, và tùy vào kích cỡ và vị trí của mỗi bé mà bạn có thể cần một vết rạch lớn hơn bình thường.

Quá trình hồi phục của tôi sẽ như nào?

Điều đó phụ thuộc vào việc bạn sinh thường hay sinh mổ và liệu bạn có các biến chứng khác hay không, như xuất huyết sau sinh. Nếu mọi thứ diễn ra tốt đẹp, bạn có thể được xuất viện trong vòng hai ngày sau khi sinh thường và bốn ngày sau khi sinh mổ.

Mọi bà mẹ mới sinh đều cần rất nhiều hỗ trợ để chăm sóc em bé và hồi phục sau sinh, nhưng bạn sẽ mệt hơn nhiều nếu chăm sóc nhiều bé một lúc. Do đó, hãy xắp xếp để được hỗ trợ tại nhà càng nhiều càng tốt.

Một số em bé không thể về nhà ngay. Vì đa thai thường mắc nhiều biến chứng, đặc biệt là những bé sinh sớm hơn và nhỏ hơn, nên không hiếm các trường hợp cần được chăm sóc tại phòng chăm sóc tích cực cho trẻ sơ sinh (NICU). Điều này cần thiết cho khoảng ¼ các các cặp song sinh, 1/3 các ca mang thai ba, và hầu như tất cả các ca sinh nhiều hơn.

Nếu bạn muốn cho con bú sữa mẹ, hãy chắc chắn để có một khởi đầu sớm và yêu cầu nhân viên hướng dẫn. Nếu con của bạn ở trong NICU và chưa sẵn sàng bú, bạn sẽ cần phải hút sữa mẹ ra trong thời gian chờ đợi.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: da thai sinh de
Tin liên quan
Mang đa thai: Kiểm tra di truyền trước sinh
Mang đa thai: Kiểm tra di truyền trước sinh

Việc chia sẻ tử cung với một hoặc hai anh chị em không ảnh hưởng đến DNA của bé hoặc làm tăng nguy cơ khuyết tật di truyền như hội chứng Down.

Mang thai ở độ tuổi 40
Mang thai ở độ tuổi 40

Không thể phủ nhận rằng tỷ lệ thụ thai của bạn sẽ thấp hơn nhiều so với vài năm trước đây. Các chuyên gia cho biết, sau 45 tuổi hầu như không thể mang thai bằng trứng của chính bạn.

Mang thai ở độ tuổi 30
Mang thai ở độ tuổi 30

Nhiều người coi những năm 30 là điều kiện hạnh phúc để làm mẹ.

Mang thai ở độ tuổi 20
Mang thai ở độ tuổi 20

Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.

Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30
Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30

Câu chuyện thụ thai, mang thai và sinh con của 2 phụ nữ ở độ tuổi 30

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Dùng thuốc kháng sinh khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1414 lượt xem

- Bác sĩ ơi, khi mang thai tôi rất sợ mình bị ốm. Vì lúc đó sẽ phải dùng kháng sinh. Bác sĩ cho tôi hỏi dùng thuốc kháng sinh khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Uống kháng sinh khi không biết đã mang thai 2 tuần?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3111 lượt xem

Em bị cảm, đã dùng 3 loại thuốc: cefixim, metason, rhumedol. Thấy trễ kinh, em đi khám, bác sĩ cho biết, em đã có thai khoảng hơn 2 tuần rồi. Vậy, 3 loại thuốc ấy có ảnh hưởng gì tới thai nhi không ạ?

Sinh mổ được gần 1 năm, đã mang thai bé sau được 6 tuần?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  384 lượt xem

Em vừa sinh mổ bé đầu được gần một năm. Do bị "vỡ kế hoạch" nên giờ em lại mang thai bé thứ 2 tiếp (được hơn 6 tuần tuổi). Mong bác sĩ cho em lời khuyên với ạ?

Dùng thuốc kháng sinh khi không biết mình đã lỡ mang thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1024 lượt xem

Đi khám phụ khoa, bs nói em bị viêm cổ tử cung, nhiễm nấm nên kê đặt 1 viên thuốc và cho uống 3v Fluconazol standa 150mg (trong 3 ngày). Thế rồi, em lại bị viêm tai và viêm xoang, bs kê cho các thuốc: Claminat 625mg, omeprazol20mg, spivital, Acritel, Hepicol 0,5mg (trong 2 ngày). Dừng thuốc được 1 tuần, em thử que, thấy lên 2 vạch. Đi siêu âm, bs chẩn đoán trong lòng tử cung có túi thai, kích thước 4,5mm, tuổi thai khoảng 5 tuần. Em lo lắm, không biết phải làm sao bây giờ?

Uống thuốc kháng sinh khi mới mang thai hơn 3 tuần?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2380 lượt xem

Em bị đau do mọc răng khôn, đã lỡ uống 4v thuốc Rodogyl, Anphachoay và Hapacol mà không biết khi đó mình đã có thai hơn 3 tuần. Giờ, đi siêu âm, bs nói thai em đã gần 8 tuần tuổi và đã có tim thai. Mang thai lần đầu nên em rất lo lắng - Liệu 3 thuốc trên có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây