1

Nguyên nhân và điều trị loãng xương khi mang thai

Loãng xương là một bệnh về xương phổ biến ở người lớn. Mặc dù bệnh này chủ yếu xảy ra ở người trên 50 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra trong khi mang thai. Triệu chứng của loãng xương thường là đau lưng và gãy xương. Mặc dù cực kỳ hiếm gặp nhưng chứng loãng xương có thể gây đau đớn dữ dội và dẫn đến giảm khả năng vận động về lâu dài.
Nguyên nhân và điều trị loãng xương khi mang thai Nguyên nhân và điều trị loãng xương khi mang thai

Loãng xương khi mang thai có phổ biến không?

Chỉ có khoảng 2% tổng số trường hợp loãng xương là người dưới 50 tuổi và chỉ 1,2% là người ở độ tuổi từ 20 đến 40. (1) Loãng xương rất hiếm khi xảy ra trong khi mang thai nên chưa có số liệu thống kê chính xác.

Loãng xương có thể xảy ra sau khi sinh trong giai đoạn cho con bú nhưng điều này cũng rất hiếm gặp.

Loãng xương khiến xương, đặc biệt là cột sống và xương hông, trở nên yếu, giòn và dễ gãy hơn do mật độ khoáng chất trong xương bị suy giảm. Do loãng xương trong khi mang thai rất hiếm gặp nên không được sàng lọc định kỳ và các dấu hiệu đầu tiên thường là đau lưng hoặc gãy xương.

Triệu chứng loãng xương khi mang thai

Chứng loãng xương khi mang thai rất hiếm gặp. Tình trạng này đa phần không có triệu chứng cho đến khi xương bị gãy. Nếu có thì các triệu chứng ban đầu thường rất khó phát hiện.

Các triệu chứng loãng xương khi mang thai gồm có:

  • Đau lưng dữ dội
  • Gãy nén đốt sống
  • Xương dễ gãy

Người bị loãng xương có thể mang thai không?

Người bị loãng xương vẫn hoàn toàn có thể mang thai.

Nếu biết mình bị loãng xương và có ý định mang thai thì người bệnh nên trao đổi với bác sĩ. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây loãng xương mà bác sĩ có thể sẽ đề nghị điều trị trước khi mang thai. Nếu đang điều trị một bệnh lý khác và việc điều trị đó gây ra chứng loãng xương thì có thể người bệnh sẽ phải tạm ngừng điều trị.

Ví dụ, loãng xương có thể xảy ra do corticoid (glucocorticoid). Loại loãng xương này chiếm khoảng 20% tổng số trường hợp loãng xương.

Hầu hết những người bị loãng xương do glucocorticoid đều mắc một bệnh lý khác, chẳng hạn như:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh lupus
  • Hen suyễn
  • Viêm da cơ địa
  • Ghép tạng

Glucocorticoid được sử dụng để điều trị các bệnh lý này. Glucocorticoid khiến xương bị tái hấp thu và giảm mật độ khoáng chất, dẫn đến chứng loãng xương.

Nguyên nhân gây loãng xương khi mang thai

Các nhà nghiên cứu chưa lý giải được nguyên nhân tại sao một số phụ nữ lại bị loãng xương trong khi mang thai. Tuy nhiên, loãng xương trước khi mang thai có thể xảy ra do các nguyên nhân như:

  • Bệnh lý khác: Một số tình trạng bệnh lý có thể làm giảm mật độ xương và dẫn đến loãng xương sớm, gồm có:
    • Thiếu xương
    • Hạ canxi máu
    • Cường giáp
    • Rối loạn ăn uống
    • Suy dinh dưỡng
    • Phẫu thuật đường tiêu hóa
    • Bệnh celiac
    • Bệnh viêm ruột
    • Bệnh thận
    • Bệnh gan
    • Bệnh ung thư
    • Bệnh đa u tủy
    • Viêm khớp dạng thấp
  • Điều trị một bệnh lý khác: Dùng steroid hoặc các loại thuốc khác ảnh hưởng đến mật độ xương có thể dẫn đến chứng loãng xương.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương khi mang thai

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương khi mang thai gồm có:

  • Dùng hormone tuyến giáp để giảm cân
  • Kinh nguyệt thưa
  • Điều trị vô sinh bằng clomiphene
  • Bệnh celiac
  • Tiền sử điều trị bằng heparin
  • Người thân cấp 1 (mẹ hoặc chị gái) bị loãng xương trong khi mang thai hoặc cho con bú
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp
  • Hút thuốc
  • Lối sống ít vận động
  • Suy dinh dưỡng
  • Thiếu canxi

Chẩn đoán loãng xương khi mang thai

Nếu bị đau lưng trầm trọng khi mang thai, mẹ bầu nên đi khám để kiểm tra xem có phải bị loãng xương hay không. Bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp CT hay MRI để đánh giá tình trạng xương. Ở người không mang thai, phương pháp giúp chẩn đoán loãng xương chính xác nhất là DEXA. Phương pháp này đo mật độ khoáng xương. Ngoài ra, đôi khi còn phải tiến hành sinh thiết xương.

Điều trị loãng xương khi mang thai

Mục tiêu chính của các phương pháp điều trị loãng xương là giảm đau, ngăn ngừa gãy xương và khôi phục mật độ xương. Các phương pháp điều trị loãng xương khi mang thai gồm có:

  • Thay đổi lối sống:
    • Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D
    • Uống bổ sung canxi và vitamin D nếu cần thiết
    • Tăng cường hoạt động thể chất
    • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa té ngã
    • Không nâng vật nặng
  • Sử dụng thuốc giúp tăng mật độ xương, chẳng hạn như:
    • Calcitonin
    • Teriparatide
  • Phẫu thuật nếu bị gãy xương

Bisphosphonate là loại thuốc chính được sử dụng để điều trị chứng loãng xương. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, gây ra các dị tật về đường tiết niệu và khuôn mặt của thai nhi nên không được sử dụng trong thời kỳ mang thai.

Bisphosphonate có thể tồn tại trong xương lên tới 10 năm, điều này có nghĩa là thuốc có thể ảnh hưởng đến thai kỳ trong tương lai.

Tiên lượng

Mặc dù loãng xương khi mang thai thường không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng người bệnh sẽ phải điều trị. Việc điều trị có thể được tiến hành ngay trong khi mang thai hoặc sau khi sinh. Tình trạng loãng xương có thể gây hạn chế khả năng vận động và ảnh hưởng đến việc nuôi con sau sinh.

Người bệnh cần cho bác sĩ biết về kế hoạch mang thai trong tương lai để bác sĩ kê loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc điều trị loãng xương có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể và ảnh hưởng đến việc mang thai sau này.

Không có hướng dẫn cụ thể về điều trị loãng xương khi mang thai nhưng quá trình điều trị có thể kéo dài từ 1 đến 5 năm.

Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để phòng ngừa loãng xương khi mang thai?

Bổ sung đủ canxi và vitamin D sẽ giúp giảm nguy cơ loãng xương khi mang thai.

Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến nghị người từ 14 đến 18 tuổi nên bổ sung 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D và 1.300 miligam (mg) canxi mỗi ngày, người từ 19 đến 50 tuổi nên bổ sung 1.000 mg canxi. (2)

Phụ nữ mang thai có thể đáp ứng lượng canxi và vitamin D này bằng cách uống vitamin tổng hợp dành cho bà bầu, tăng thời gian tiếp xúc với ánh nắng để tăng lượng vitamin D và ăn các loại thực phẩm như:

  • Sữa có bổ sung canxi và vitamin D
  • Phô mai
  • Sữa chua
  • Rau màu xanh đậm
  • Các loại cá béo như cá hồi và cá mòi

Điều gì xảy ra nếu bổ sung quá nhiều canxi?

Khi bổ sung quá nhiều canxi, lượng canxi dư thừa sẽ được thận bài tiết vào nước tiểu. Điều này có thể dẫn đến hình thành sỏi thận. Điều này chủ yếu xảy ra do dùng thực phẩm chức năng bổ sung canxi quá liều. Tốt nhất vẫn nên bổ sung canxi từ các loại thực phẩm tự nhiên như sữa, rau màu xanh đậm, đậu phụ và các loại cá béo.

Tóm tắt bài viết

Loãng xương khi mang thai rất hiếm gặp. Các triệu chứng đầu tiên có thể là gãy xương hoặc đau lưng dữ dội. Việc điều trị có thể kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm.

Những phụ nữ bị loãng xương khi mang thai cần được theo dõi cẩn thận trong những lần mang thai sau và có thể phải nuôi con bằng sữa công thức thay vì sữa mẹ.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Mặc dù không có cách chữa trị khỏi bệnh loãng xương nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp củng cố xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Các nguyên nhân gây loãng xương
Các nguyên nhân gây loãng xương

Loãng xương là tình trạng xương bị giảm mật độ, trở nên mỏng đi và yếu hơn. Theo một nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ bị loãng xương trên thế giới là khoảng 23% trong khi tỷ lệ ở nam giới là khoảng 11%. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Một số yếu tố có thể phòng ngừa được trong khi một số là không thể tránh khỏi.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp vảy nến (Psoriatic arthritis - PsA) là một tình trạng kết hợp các triệu chứng sưng, đau khớp của bệnh viêm khớp với bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến thường có các triệu chứng đặc trưng là các mảng đỏ, đóng vảy cứng, ngứa ở trên da và đầu.

Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp phản ứng là một loại viêm khớp do nhiễm trùng ở một cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể gây ra.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây