1

Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp phản ứng là một loại viêm khớp do nhiễm trùng ở một cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể gây ra.
Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân và cách điều trị Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp phản ứng là gì?

Viêm khớp phản ứng là một loại viêm khớp do nhiễm trùng ở một cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể gây ra. Nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục hoặc nhiễm khuẩn đường ruột là những nguyên nhân gây viêm khớp phản ứng phổ biến nhất.

Những người bị viêm khớp phản ứng thường gặp triệu chứng ở các khớp lớn của chi dưới. Bệnh này trước đây được gọi là hội chứng Reiter, một tình trạng kết hợp của ba bệnh là viêm khớp, viêm kết mạc và viêm đường tiết niệu (viêm niệu đạo).

Theo Viện nghiên cứu Quốc gia về Bệnh viêm khớp, cơ xương và da Hoa Kỳ (NIAMS) thì tỉ lệ nam giới bị bị viêm khớp phản ứng cao hơn phụ nữ nhưng việc chẩn đoán bệnh ở phụ nữ lại khó khăn hơn. Độ tuổi trung bình mà bệnh bắt đầu bộc lộ triệu chứng là 30 tuổi. Nam giới cũng thường gặp phải các cơn đau khớp nghiêm trọng hơn phụ nữ.

Nguyên nhân gây viêm khớp phản ứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc đường ruột là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm khớp phản ứng. Loại vi khuẩn chính gây nên bệnh này là Chlamydia trachomatis. Đây cũng là vi khuẩn gây bệnh chlamydia – một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm như ShigellaSalmonella cũng có thể gây viêm khớp phản ứng.

Bên cạnh đó, gen di truyền cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc loại viêm khớp này. Theo NIAMS, những người mang gen HLA B27 thường có khả năng cao bị viêm khớp phản ứng. Tuy nhiên, không phải tất cả những ai mang gen này cũng đều bị mắc bệnh.

Triệu chứng

Bệnh viêm khớp phản ứng có ba nhóm triệu chứng riêng biệt:

Triệu chứng ở hệ cơ xương khớp

Các triệu chứng ở cơ xương thường là đau nhức và sưng khớp. Viêm khớp phản ứng thường ảnh hưởng phổ biến nhất đến khớp gối, mắt cá chân và khớp cùng chậu (sacroiliac joint) nhưng người bệnh còn có thể bị đau, cứng và sưng ở khớp ngón tay, lưng hoặc gót chân.

Triệu chứng ở hệ tiết niệu

Một tình trạng gọi là viêm niệu đạo sẽ gây ra các triệu chứng ở hệ tiết niệu. Niệu đạo là ống dài dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể. Viêm niệu đạo là tình trạng mà ống này bị viêm. Các triệu chứng thường là đau hoặc nóng rát khi đi tiểu và đi tiểu thường xuyên.

Khi bị viêm khớp phản ứng, nam giới còn có thể bị viêm tuyến tiền liệt còn nữ giới có thể bị viêm cổ tử cung.

Triệu chứng ở mắt và da

Viêm giác mạc là một trong những triệu chứng chính của viêm khớp phản ứng với biểu hiện là đau, ngứa và chảy máu ở mắt. Bệnh này còn ảnh hưởng đến cả da và miệng. Các vấn đề phát ban da, ví dụ như dày sừng lậu (hiện tượng nổi mụn mủ nhỏ trên lòng bàn chân), là những biểu hiện có thể xảy ra ở người bị viêm khớp phản ứng. Đôi khi bệnh còn gây loét miệng nhưng đây là một triệu chứng ít gặp.

Cách chẩn đoán viêm khớp phản ứng

Bác sĩ sẽ đánh giá bệnh sử, thăm khám lâm sàng các triệu chứng và làm xét nghiệm máu để kiểm tra nhiễm trùng hoặc viêm. Các xét nghiệm máu còn giúp xác định xem bạn có mang gen HLA B27 làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp phản ứng hay không.

Ngoài xét nghiệm máu ra thì có thể còn phải làm các xét nghiệm bổ sung để loại trừ khả năng mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục trong trường hợp có triệu chứng của bệnh chlamydia. Bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp soi tươi dịch niệu đạo ở nam giới và kiểm tra vùng chậu cùng với soi tươi dịch âm đạo ở phụ nữ. Bên cạnh đó, có thể còn phải chọc hút dịch khớp để xét nghiệm.

Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị viêm khớp phản ứng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng và một số loại thuốc khác để trị viêm kết mạc, loét miệng hoặc phát ban da nếu cần thiết.

Các loại thuốc

Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil) và naproxen (Aleve) là cách phổ biến để giảm đau và giảm viêm. Nhưng bác sĩ sẽ kê các loại thuốc chống viêm mạnh hơn nếu thuốc không kê đơn không có tác dụng. Corticosteroid là nhóm thuốc nhân tạo mô phỏng cortisol - một loại hormone mà cơ thể tự sản sinh ra. Những loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn phản ứng viêm trong cơ thể.

Corticosteroid có thể được dùng dưới dạng uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp bị viêm. Nếu những loại thuốc này không hiệu quả thì có thể sẽ cần dùng các loại thuốc điều hòa miễn dịch như sulfasalazine (Azulfidine) hay thuốc kháng sinh như Doxycycline (Acticlate, Doryx). Trong những trường hợp nghiêm trọng mà các biện pháp tiêu chuẩn đều không cải thiện được tình trạng bệnh thì sẽ phải dùng đến thuốc ức chế TNF (thuốc sinh học).

Tập thể dục

Khi bị viêm khớp, mặc dù rất đau nhưng bạn vẫn nên tập thể dục hàng ngày để củng cố khớp. Việc tập luyện sẽ giữ cho khớp linh hoạt và khôi phục phạm vi chuyển động. Phạm vi chuyển động là mức độ mà bạn có thể cử động các khớp.

Nếu thấy khớp bị đau, cứng và cử động bị hạn chế thì có thể đến gặp chuyên gia vật lý trị liệu để được tư vấn. Vật lý trị liệu là một quá trình điều trị dần dần với mục tiêu là để khôi phục sự linh hoạt cho khớp, giúp bạn vận động bình thường mà không còn triệu chứng đau nhức.

Triển vọng khi bị viêm khớp phản ứng

Triển vọng của những người bị viêm khớp phản ứng thường khá tích cực. Đa phần đều có thể phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, thời gian phục hồi có thể mất từ vài tháng đến một năm và theo NIAMS, khoảng 15 đến 50% những người bị viêm khớp phản ứng đều gặp tình trạng bệnh tái phát sau thời gian điều trị ban đầu.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nguyên nhân, phản ứng
Tin liên quan
Viêm khớp nhiễm khuẩn: triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp nhiễm khuẩn: triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp nhiễm khuẩn là một bệnh nhiễm trùng ở khớp, xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus lây lan sang khớp hoặc chất dịch bao quanh khớp.

Đau cơ xơ hóa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Đau cơ xơ hóa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đau cơ xơ hóa là bệnh lý gây đau tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

Loãng xương hông thoáng qua: Nguyên nhân và cách điều trị
Loãng xương hông thoáng qua: Nguyên nhân và cách điều trị

Loãng xương hông thoáng qua hay hội chứng phù tủy xương hông là một dạng loãng xương hiếm gặp. Đây là tình trạng giảm mật độ xương tạm thời ở phần đầu của xương đùi hay chỏm xương đùi (phần xương có hình dạng 2/3 khối cầu nằm trong khớp háng).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây