1

Tâm sự bà bầu: Bệnh suy thận ảnh hưởng thế nào đến mang thai và sinh con?

Cho dù bạn đã điều trị bệnh suy thận trong một thời gian hoặc mới được chẩn đoán gần đây thì việc mang thai có thể là một thời điểm căng thẳng khi bạn gặp phải một tình trạng có nguy cơ cao.
Tâm sự bà bầu: Bệnh suy thận ảnh hưởng thế nào đến mang thai và sinh con? Tâm sự bà bầu: Bệnh suy thận ảnh hưởng thế nào đến mang thai và sinh con?

Hãy lắng nghe lời khuyên và sự an ủi từ những bà mẹ khác đã từng trải qua nó.

Hãy yêu cầu chẩn đoán

“Thật đáng sợ khi tôi bị chẩn đoán mắc bệnh suy thận. Tôi đã có thai khi protein được tìm thấy trong nước tiểu của tôi. Nhưng vẫn còn rất nhiều hy vọng. Tôi đã đọc những câu chuyện trực tuyến về các bà bầu khác cũng mắc bệnh thận và vẫn ổn, điều đó khiến tôi cảm thấy bớt cô đơn một chút. “Tôi đã không được chẩn đoán chính thức bị bất cứ bệnh gì ngoài “một loại bệnh thận”. Họ quyết định không cần phải sinh thiết thận của tôi bởi vì họ không thể điều trị bất cứ gì [vì tôi mang thai]. Vì vậy, họ đang chờ đợi cho đến khi đứa trẻ chào đời. Tất nhiên, tôi vẫn đang cầu nguyện lượng protein của tôi sẽ biến mất sau khi sinh con, nhưng thời gian sẽ cho biết kết quả.” - Sheena

“Tôi có protein trong nước tiểu trước khi tôi mang thai, nhưng không đến gặp bác sĩ chuyên khoa thận. Khi mới phát hiện, tôi được chuyển đến bác sĩ tiết niệu và cô ấy nói với tôi rằng mọi thứ đều ổn. Khi tôi có thai và đến gặp bác sĩ sản khoa, tôi đã có protein trong nước tiểu ngay lúc đó.” - Naomi

Tìm sự chăm sóc đúng đắn

“Bạn nên đến đến nơi chăm sóc sức khỏe tiền sản, nơi có bác sĩ chuyên khoa thận – việc này sẽ tạo điều kiện cho việc phối hợp giữa chăm sóc và khám bệnh.” - Paula

“Gần đây tôi đã đổi bác sĩ chuyên khoa thận vì bác sĩ mà tôi đến khám dường như không biết nhiều về việc mang thai và bệnh thận mạn tính. Chồng tôi và tôi đã nghiên cứu rất nhiều, và tìm ra một trong những bác sĩ chuyên khoa thận hàng đầu tại nơi chúng tôi sinh sống, và quyết định đổi bác sĩ. Đó là quyết định đúng đắn nhất mà chúng tôi đưa ra để điều trị.”- Janie

“Tôi biết cảm giác bực bội và đáng sợ khi bác sĩ có vẻ không biết cách điều trị cho bạn.” (Đó là lý do tôi chuyển đổi bác sĩ chuyên khoa thận)” - Nicole

“Điều quan trọng nhất là phải biết điều gì là bình thường đối với bạn và đến gặp bác sĩ khi bạn cảm thấy điều gì đó không bình thường” - Katherine

“Tôi nghĩ điều tốt nhất bạn có thể làm cho bản thân và đứa trẻ là đi khám bệnh đúng hẹn và làm theo các hướng dẫn [y khoa] một cách nghiêm túc.” - Sofia

Đừng lo lắng về các xét nghiệm

“Tôi đã rất lo lắng khi bác sĩ của tôi nói với tôi rằng ông ấy sẽ bắt đầu thực hiện kiểm tra sức khỏe thai nhi và theo dõi tôi và em bé của tôi. Tôi chỉ mới 28 tuần khi việc này bắt đầu, nhưng khi nó được tiến hành, tôi nhận ra rằng nó không tệ lắm. Tôi chỉ cần ngồi trên một chiếc ghế thoải mái, và sau khi họ đặt dây đeo theo dõi, tôi cố gắng quên nó đi bằng cách đọc sách. Thật là dễ chịu khi biết rằng con tôi vẫn ổn.” - Vanda

“ Tôi cảm thấy nhẹ nhàng khi việc kiểm tra sức khỏe thai nhi bắt đầu. Tôi đã thực hiện nó hai lần một tuần cho đến khi con của tôi chào đời. Tôi có nguy cơ rất cao và họ chỉ muốn theo dõi tôi để đảm bảo tôi và con tôi đều ổn. Họ đã chăm sóc tôi rất tốt và trả lời các câu hỏi của tôi.”- Erin

“Mỗi lần tôi nhận được kết quả xét nghiệm, tôi lại cảm thấy thất vọng. Nhưng bác sĩ điều trị của tôi nói với tôi rằng lượng protein không giống nhau mỗi khi tôi được kiểm tra. Ông nói rằng một điều gì đó đơn giản như các phòng thí nghiệm khác nhau thực hiện các xét nghiệm này có thể gây ra một chút dao động về lượng protein.” - Bethany

Ăn lành mạnh để khỏe mạnh

“Tôi đã hoàn toàn bị sốc khi lần đầu tiên bắt đầu chế độ ăn kiêng CKD. Đây là một cách ăn uống mới đối với tôi. Sodium ẩn trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Các món rau, súp, gia vị, nước sốt và bánh kẹo đóng hộp đều có chứa một lượng natri mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến trước khi bị CKD.

“Bên cạnh đó, đừng quên kiểm tra kích cỡ khẩu phần. Một hộp súp có khoảng 2,5 khẩu phần cho mỗi hộp, vì vậy có thể có nhiều natri hơn bạn nghĩ lúc đầu. Ngay cả những sản phẩm “nhạt” cũng có nhiều sodium.”- Tara

“Tôi không có bất kỳ hạn chế ăn uống đáng kể nào. Về cơ bản chỉ cần không có chế độ ăn nhiều protein (như Atkins). Khi hạn chế muối, điều đó chỉ đơn giản là “không nấu ăn với muối và dùng thức ăn nhanh và chế biến sẵn ở mức tối thiểu.””- Roseanne

Cố gắng suy nghĩ tích cực

“Điều khiến tôi chật vật nhất là chấp nhận căn bệnh này. Tôi đã trải qua mọi giai đoạn đau buồn mỗi ngày. Tôi đã hành động tích cực khi ở cùng gia đình tôi và những người bạn mà tôi trò chuyện, nhưng bên trong tôi là một mớ hỗn độn. Tôi có những ngày tốt đẹp khi tôi cảm thấy như mọi thứ rồi sẽ ổn. Nhưng sau đó tôi lại bị mắc kẹt, cảm thấy tiếc cho bản thân mình và ghen tị với tất cả mọi người xung quanh luôn khỏe mạnh và không phải lo lắng về kết quả xét nghiệm nước tiểu hoặc máu tiếp theo của họ. “Tôi nghĩ rằng nó quá mới mẻ. Tôi hỏi các bác sĩ chuyên khoa thận nhiều câu hỏi. Việc hiểu thêm về tình trạng của tôi và cách mà các loại thuốc hoạt động thực sự hữu ích.” - Abigail

“Lời khuyên của tôi là hãy nói chuyện với các bà mẹ khác, tôi cảm thấy cô đơn trong suốt thời kỳ mang thai, nhưng sau đó tôi tìm thấy những bà mẹ khác cũng bị bệnh thận để trò chuyện trong cộng đồng BabyCenter. Thực sự rất hữu ích khi có thể nói chuyện với ai đó ở cùng độ tuổi với tôi thay vì những người lớn tuổi hơn mà tôi gặp ở phòng khám - tôi chỉ mới 35 tuổi!” – Jessica

Cố gắng chấp nhận

“Những gì chúng ta cảm thấy là rất bình thường và đôi khi người khác khó có thể hiểu được. Chỉ cần biết rằng, nếu bạn bị bệnh thận, ít nhất bạn đã phát hiện sớm và có thể bắt đầu điều trị ngay lập tức. Hãy đón nhận sự khích lệ từ những người đã sống chung với căn bênh này trong hơn 15 năm. Mẹ tôi đã nói với tôi từ ngày đầu tiên rằng chúng ta không được ban cho những gì chúng ta không thể xử lý, và tôi đã tự lặp lại điều đó trong đầu của tôi gần như mỗi ngày. Bạn sẽ ổn thôi.” - Lauren

“Hãy cứ suy nghĩ tích cực. Đúng là có thể sinh một đứa bé khỏe mạnh khi bị CKD. Tôi đã lo lắng rằng sẽ có vấn đề vì nó. Hãy giữ vững niềm tin.” - Grace

“Nếu bạn cảm thấy khó có thể đối mặt với điều này, hãy nhớ rằng bạn không cô đơn. Nhiều người trốn tránh thực tế và hy vọng nó sẽ biến mất. Đây là một phần của quá trình đau buồn bình thường khi chúng ta biết về các vấn đề sức khoẻ.” - Jocelyn

Kiểm soát căng thẳng stress

“Hiện tại huyết áp của tôi vẫn ổn, nhưng bác sĩ chuyên khoa thận của tôi nói rằng huyết áp thường thấp hơn trong tam cá nguyệt thứ nhất, điều đó có nghĩa là tôi lo lắng về việc nó sẽ tăng lên. Tôi sẽ thử châm cứu và tập yoga để giúp giảm căng thẳng và hy vọng có thể kiểm soát mức huyết áp của mình.” - Kelly

“Tất cả những gì tôi đã làm là lo lắng về quả thận bệnh tật của tôi. Nghiên cứu về bệnh thận mà tôi đọc nói rằng, cuối cùng bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn, cho đến khi bạn cần chạy thận và ghép thận. Điều này khiến tôi cảm thấy rằng, dù cho tôi có làm bất cứ điều gì, tôi cũng không thể ngăn cản nó. “Tôi nhận ra rằng tôi cần phải ngừng điên cuồng tra cứu mọi thứ trên Google, và thay vào đó tôi nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa thận của tôi. Ông ấy giải thích rằng bệnh thận trở nên nặng hơn một cách chậm chạp như thế nào, và tôi có thể làm gì để khiến nó thậm chí còn chậm hơn. Tôi bắt đầu tập trung vào những thay đổi mà tôi có thể làm ngày hôm nay - như chế độ ăn kiêng và tập thể dục - để giúp tôi khỏe mạnh vì những đứa con bé bỏng của tôi, thay vì cứ ám ảnh về kết cục!” - Allison

Sinh thường là điều có thể xảy ra

“Tôi đã rất sợ hãi rằng tôi sẽ cần phải sanh mổ. Bác sĩ sản khoa của tôi đã cho tôi dùng thuốc kích thích sinh, nhưng tôi lo sợ rằng sẽ xảy ra vấn đề vì thận của tôi. Trên thực tế, tôi đã lo lắng trong suốt thai kỳ vì sự theo dõi liên tục. Cuối cùng, tôi đã làm được! Và con gái tôi đã đã được sinh ra khỏe mạnh.” - Lisa

“Tôi đã sinh thường với phương pháp gây tê ngoài màng cứng mặc dù tôi bị CKD. Tôi đã sinh sớm một tuần vì tiền sử huyết áp cao. Quá trình sinh con rất tuyệt và không có biến chứng nào. Do đó, bị CKD không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn phải sinh mổ.” - Jennifer Lopez

“Tôi đã đưa sinh thường cả hai đứa con, mặc dù tôi bị CKD. Nhưng tôi đã phải sinh sớm cả hai đứa (vào tuần thứ 37) vì thận của tôi.” - Kirsten

Sinh thêm con

“Tôi nghĩ nếu bạn muốn có thêm một đứa con, miễn là các bác sĩ của bạn cẩm thấy ổn, thì tại sao bạn lại không sanh? Bác sĩ của tôi nói với tôi sau khi tôi sinh cô con gái của tôi rằng thận của tôi cần nghỉ ngơi. Hiện đã được 21 tháng kể từ lần mang thai trước, nên tôi nghĩ rằng bây giờ tôi đang mong đợi một lần nữa, nó đã đủ lâu.” - Julie

“Tôi rất buồn khi bác sĩ bảo rằng sẽ không an toàn nếu tôi sinh thêm một đứa trẻ nữa. Cuối cùng, việc tập trung vào sức khoẻ của tôi có nghĩa là tình trạng thận của tôi ổn định, và tôi có thể có thêm một đứa con khác. Cậu con trai thứ hai của tôi vừa chào đời vào năm này và tôi rất vui khi được nhìn lũ trẻ lớn lên cùng nhau. Tôi thật may mắn!” – Amy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: suy than ba bau
Tin liên quan
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Bệnh Rubella (sởi Đức) khi mang thai
Bệnh Rubella (sởi Đức) khi mang thai

Nếu bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ có thể đối mặt với nguy cơ sảy thai hoặc thai nhi được sinh ra với nhiều dị tật bẩm sinh và gặp phải các vấn đề phát triển.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Dùng thuốc kháng sinh khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1406 lượt xem

- Bác sĩ ơi, khi mang thai tôi rất sợ mình bị ốm. Vì lúc đó sẽ phải dùng kháng sinh. Bác sĩ cho tôi hỏi dùng thuốc kháng sinh khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1212 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  767 lượt xem

- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Uống thuốc kháng sinh 3 tháng đầu thai kỳ ảnh hưởng thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1158 lượt xem

Em mới phát hiện ra mình có bầu được 7 tuần 5 ngày khi đi khám dạ dày. Đây là lần bầu thứ 3, 2 cháu đầu đều bình thường, khỏe mạnh. Vì lần này em ko biết mình đang có thai nên em đã uống thuốc điều trị trào ngược dạ dày khoảng một tháng trước đó (tức khi thai đc khoảng 3 tuần). Liều lượng như sau: Metronidazol 250mg (ngày 4 viên) và OMIC.20 (ngày 1 viên), komimag, amoxilin em uống trong khoảng 2-3 ngày. Ngoài ra, cách đây hơn nửa tháng em còn đi ép tóc. Em muốn hỏi các loại thuốc em đã sử dụng có ảnh hưởng gì xấu đến em bé không? Xác xuất gây dị tật thai nhi và em bé sau sinh là bao nhiêu? Có người khuyên em không nên giữ cái thai này vì sợ em bé sẽ gặp bệnh này bệnh nọ.

Điều trị bệnh rơ lưỡi khi mang thai
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1962 lượt xem

Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây