1

Bệnh Rubella (sởi Đức) khi mang thai

Nếu bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ có thể đối mặt với nguy cơ sảy thai hoặc thai nhi được sinh ra với nhiều dị tật bẩm sinh và gặp phải các vấn đề phát triển.
Bệnh Rubella (sởi Đức) khi mang thai Bệnh Rubella (sởi Đức) khi mang thai

Nội dung chính bài viết:

 

Tại sao bà bầu cần được sàng lọc xem có miễn dịch với bệnh rubella hay chưa?

Nếu phụ nữ chưa được tiêm vaccin phòng ngừa Rubella (bệnh sởi Đức) và mắc bệnh này trong giai đoạn đầu thai kỳ thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé. Thai phụ có thể bị sảy thai hoặc thai nhi được sinh ra với nhiều dị tật bẩm sinh và các vấn đề phát triển. Hội chứng rubella bẩm sinh (CRS) được đặt tên cho các vấn đề gây ra khi đứa trẻ sinh ra bị nhiễm loại virut này.

Vì vậy, nếu phụ nữ không được kiểm tra miễn dịch bệnh rubella trước khi mang bầu, thì sẽ được thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra trong lần hẹn đầu tiên trước khi sinh.

May mắn thay, các chuyên gia ước tính rằng khoảng 90% dân số Hoa Kỳ trên 5 tuổi không bị bệnh rubella vì họ đã được tiêm phòng bệnh này hoặc vì họ đã bị bệnh khi còn nhỏ. (Những người sinh ra ở những nước không có chương trình chủng ngừa bệnh sởi Đức Rubella thường xuyên ít có khả năng có miễn dịch).

Nhân tiện cũng cần lưu ý, bệnh sởi Đức rubella không giống như bệnh sởi thông thường (rubeola), và việc miễn dịch với bệnh này sẽ không đảm bảo miễn dịch với bệnh còn lại.

Mức độ phổ biến của bệnh Rubella

Bệnh Rubella đã trở nên khá hiếm ở Hoa Kỳ, nhờ một chương trình tiêm phòng rất thành công. Trước khi văcxin ngừa bệnh này được phát triển vào năm 1969, dịch rubella năm 1964 và 1965 đã gây ra 12,5 triệu trường hợp mắc bệnh và 20000 trường hợp mắc hội chứng rubella bẩm sinh CRS ở Hoa Kỳ. Ngược lại, giữa năm 2001 và năm 2005, đã có 68 trường hợp mắc bệnh rubella và 5 trường hợp được báo cáo bị CRS. Và năm 2006, chỉ có 11 trường hợp mắc bệnh rubella và chỉ có một trường hợp mắc CRS.

Mặc dù là thế, nhưng dịch bệnh rubella đã không thường xuyên xảy ra ở Mỹ trong nhiều năm, vì vậy việc tiêm phòng vắc xin cho bản thân (khi không mang thai) là rất quan trọng.

Ngoài ra, khoảng 1/3 các nước trên thế giới vẫn thiếu các chương trình tiêm phòng rubella, do đó virus vẫn còn phổ biến ở nhiều nước đang phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 110.000 ca CRS mỗi năm.

Tôi tin chắc rằng mình đã tiêm vắc-xin rubella khi còn nhỏ nhưng xét nghiệm nói rằng tôi không miễn nhiễm. Điều đó có thể không?

Có, mặc dù nó không thường xuyên. Một số ít người đã được tiêm phòng không nhận được phản ứng kháng thể đủ lớn để được phát hiện bằng thử nghiệm sàng lọc. Cũng có thể do hiệu quả của vaccin tiêm phòng suy yếu theo thời gian.

Các triệu chứng của bệnh rubella là gì?

Rubella là bệnh do virut cấp tính, nhưng các triệu chứng có thể không đặc hiệu, vì vậy rất khó để phân biệt với các bệnh khác. Trong khoảng một nửa trường hợp, các triệu chứng hoặc là không tồn tại hoặc nhẹ đến mức bạn có thể không biết bạn đã bị nhiễm bệnh.

Các triệu chứng điển hình sẽ bắt đầu xuất hiện khoảng 12 đến 23 ngày sau khi phơi nhiễm. Bạn có thể bị sốt cao, khó chịu, nhức đầu, nổi hạch bạch huyết, đau khớp và sưng, mắt đỏ, và ngạt mũi 1-5 ngày trước khi nổi ban.

Phát ban chỉ kéo dài vài ngày, thường xuất hiện đầu tiên trên khuôn mặt và sau đó lây lan sang các phần khác của cơ thể. Sưng hạch và đau khớp có thể kéo dài vài tuần. Bạn có thể lây nhiễm một tuần trước khi phát ban xuất hiện lần đầu tiên và một tuần nữa hoặc lâu hơn. Thời kỳ lây nhiễm nhiều nhất là khi phát ban.

Nên làm gì nếu nghi bản thân bị lây nhiễm Rubella trong quá trình mang thai

Liên lạc với bác sĩ ngay và cho bác sĩ biết bạn nghĩ mình đã bị phơi nhiễm. Không được đến phòng khám mà không báo trước vì bạn có thể lây nhiễm sang thai phụ khác. Nếu bạn cần phải được gặp trực tiếp, nhân viên của bác sĩ sẽ sắp xếp đặc biệt để bạn không phải ngồi trong một phòng chờ đông đúc.

Nếu trước đó bạn không có miễn dịch hoặc chưa được thử nghiệm, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu ngay lập tức để kiểm tra kháng thể đặc hiệu rubella. Bạn sẽ có một xét nghiệm máu trong vòng hai tuần và có thể là một xét nghiệm khác trong bốn tuần nữa. (Những thay đổi nhất định ở kháng thể từ thời điểm lần đầu bạn được thử nghiệm miễn dịch chứng tỏ đã bị nhiễm bệnh gần đây).

Nếu bạn đã có miễn dịch khi bị phơi nhiễm, thì nguy cơ tái nhiễm sẽ thấp, nhưng không chắc thai nhi có bị nhiễm không. Xét nghiệm tiếp theo có thể không cần thiết nhưng nhưng bạn vẫn nên liên hệ với bác sĩ để thảo luận về tình hình cá nhân của bạn.

Nếu bạn bị bệnh rubella trong giai đoạn đầu thai kỳ, bạn sẽ gặp bác sĩ chuyên khoa về thai nhi để tìm hiểu về nguy cơ đối với con mình và bạn sẽ cần phải quyết định có nên chấm dứt thai kỳ hay không. Không có phương pháp điều trị hiệu quả nào đối với bệnh rubella hoặc bất cứ cách nào để phòng ngừa nhiễm trùng sau khi phơi nhiễm.

Nếu bạn quyết định không chấm dứt thai kỳ, bác sĩ có thể cho bạn tiêm globulin miễn nhiễm càng sớm càng tốt sau khi tiếp xúc với hy vọng làm giảm nguy cơ bé dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, mũi tiêm này sẽ không ngăn ngừa được con bạn bị nhiễm bệnh.

Cách giảm nguy cơ mắc bệnh Rubella nếu bà bầu không có miễn dịch?

Thật không may, bạn không thể tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh rubella nếu bạn đang mang thai. Nếu không có miễn dịch, bạn chỉ cần cẩn thận tránh xa bất cứ ai bị phát ban hoặc cũng như bất cứ ai gần đây đã tiếp xúc với bệnh rubella và chưa bị bệnh này trước. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa quan trọng:

  • Đảm bảo rằng con của bạn đã được tiêm vắc xin và mọi người khác trong nhà chưa có miễn dịch sẽ được tiêm vắc xin. (Bạn sẽ không lây bệnh rubella từ người gần đây đã được chủng ngừa.)
  • Tránh tiếp xúc với người khác nếu có một trường hợp một người mắc rubella được biết đến xung quanh bạn. Ở nhà không đến nơi làm việc hoặc trường học trong thời gian bùng phát cho đến khi bạn được thông báo bởi các quan chức y tế công cộng hoặc bác sĩ rằng nguy cơ nhiễm trùng đã qua.
  • Chắc chắn hoãn kế hoạch du lịch đến bất kỳ nơi nào trên thế giới đang lây lan bệnh rubella.
  • Khi đã sinh con, hãy chắc chắn tiêm chủng ngừa để bệnh rubella không còn là mối lo ngại của bạn trong lần mang thai kế tiếp. Bạn có thể tiêm phòng trong khi đang cho con bú sữa mẹ, nhưng bạn sẽ cần phải đợi ít nhất 28 ngày sau khi tiêm chủng trước khi bắt đầu tìm cách thụ thai lại, do đó đảm bảo tránh thai trong thời gian này. (Nếu bạn cảm thấy có thai trong vòng 28 ngày sau khi tiêm, nguy cơ ảnh hưởng đến bé là rất thấp, nhưng tốt nhất nên cẩn thận.)

Điều gì sẽ xảy ra với thai nhi nếu bà bầu bị nhiễm Rubella?

Nhiễm trùng rubella có thể gây sảy thai, sinh non, hoặc thai chết lưu, cũng như nhiều dị tật bẩm sinh, nhưng nó phụ thuộc vào thời gian bà bầu nhiễm virut. Nguy cơ cao nhất là mắc bệnh trong giai đoạn đầu phát triển thai nhi và nguy cơ sẽ giảm dần khi quá trình mang thai được lâu hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Mắc bệnh giang mai trong quá trình mang thai
Mắc bệnh giang mai trong quá trình mang thai

Bệnh giang mai có thể lây truyền qua em bé trong suốt thời kỳ mang thai hoặc do tiếp xúc mụn loét trong khi sinh.

Mắc bệnh lậu khi mang thai
Mắc bệnh lậu khi mang thai

Bệnh lậu là một bệnh STI (bệnh lây truyền qua đường tình dục) rất dễ lây lan có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị sẩy thai, nhiễm trùng, vỡ ối non và sinh non. Nếu bị nhiễm bệnh trong khi sinh, bạn có thể truyền bệnh cho con mình, gây hậu quả nghiêm trọng cho mắt của trẻ. Nếu bạn bị bệnh lậu khi mang thai, cả bạn và bạn tình sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi đang mang thai
Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi đang mang thai

Tiêm phòng cúm cho bà bầu cũng mang lại lợi ích cho em bé của bạn. Các kháng thể mà cơ thể bạn phát triển sẽ được truyền cho em bé và bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong vài tháng sau sinh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1230 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  786 lượt xem

- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Điều trị bệnh rơ lưỡi khi mang thai
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1982 lượt xem

Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?

Mang thai 6 tuần, liệu em có bị Rubella?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  594 lượt xem

Mang thai tuần thứ 6, em đi xét nghiệm rubella cho kết quả: rubella igm là 0,31 col, rubella igg là 328,1 iu/ml. Trước đó em chưa tiêm phòng vaccin, bác sĩ tư vấn giúp xem nếu em bị rubella thì liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ?

Liệu có bị nhiễm Rubella khi mang thai tám tuần?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  655 lượt xem

Lần đầu mang thai 8 tuần, em đi khám và làm xét nghiệm máu, cho kết quả: IgM âm tính, IgG (dương tính 84.4). Bác sĩ nói em có kháng thể Rubella, nhưng phải theo dõi. Tháng trước em bị ho, viêm họng, không dám uống thuốc, chỉ uống chanh và mật ong, sau một tuần thì khỏi. Sau đó, em không bị sốt hay có hiện tượng bất thường nào. Mong nhận được tư vấn từ bs ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây