1

Mắc bệnh lậu khi mang thai

Bệnh lậu là một bệnh STI (bệnh lây truyền qua đường tình dục) rất dễ lây lan có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị sẩy thai, nhiễm trùng, vỡ ối non và sinh non. Nếu bị nhiễm bệnh trong khi sinh, bạn có thể truyền bệnh cho con mình, gây hậu quả nghiêm trọng cho mắt của trẻ. Nếu bạn bị bệnh lậu khi mang thai, cả bạn và bạn tình sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Mắc bệnh lậu khi mang thai Mắc bệnh lậu khi mang thai

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một nhiễm trùng do vi khuẩn, bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục đường âm đạo, đường miệng hoặc hậu môn. Nó cũng có thể lây lan từ người phụ nữ bị nhiễm bệnh sang con của họ trong khi sinh. Thời kỳ ủ bệnh (thời gian cần để vi khuẩn phát triển) thường từ 2 đến 10 ngày sau khi phơi nhiễm.

Bệnh lậu rất dễ lây, nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn với một bạn tình bị lậu, rất có thể bạn sẽ bị lây bệnh lậu. Có hơn 583000 ca mắc bệnh lậu được thông báo ở Hoa Kỳ vào năm 2018, tăng 63% kể từ năm 2014.

Bệnh lậu ảnh hưởng đến thai kỳ và trẻ sơ sinh như nào?

Nếu bạn bị mắc bệnh lậu khi mang thai, bạn có nguy cơ cao:

  • Sảy thai
  • Nhiễm trùng túi ối và dịch ối,
  • Vỡ ối sớm
  • Sinh non

Điều trị kịp thời làm giảm các vấn đề này.

Bệnh lậu không được điều trị sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm HIV và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STIs) hơn, nếu bạn tiếp xúc với chúng và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm tử cung sau khi sinh.

Nếu bị nhiễm trùng lậu khi sinh, bạn có thể truyền vi khuẩn sang con. Bệnh lậu ở trẻ sơ sinh thường ảnh hưởng đến mắt. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Tổ công tác Dịch vụ Dự phòng của Hoa Kỳ đã khuyên các em bé nên được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ ngay sau khi sinh, như một biện pháp phòng ngừa.

Một số cha mẹ sẽ từ chối loại thuốc mỡ tra mắt này do lo ngại bé bị kích ứng mắt hoặc ảnh hưởng đến thị lực của bé. Nguy cơ kích ứng là rất nhỏ và tầm nhìn của trẻ sơ sinh nổi tiếng là hạn chế ngay từ đầu, vì vậy hãy đảm bảo thuốc mỡ là an toàn và quan trọng.

Nếu bạn biết mình bị lậu khi sinh, hoặc nếu con bạn được chẩn đoán bị nhiễm trùng mắt lậu cầu ở trẻ sơ sinh, bé sẽ được điều trị bằng kháng sinh toàn thân.

Nếu không được điều trị, nhiễm trùng lậu ở trẻ sơ sinh có thể gây mù hoặc lan ra các bộ phận khác của cơ thể em bé, gây ra các vấn đề như nhiễm trùng máu hoặc viêm khớp và viêm màng não.

Triệu chứng của bệnh lậu

Bệnh lậu không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng, vì vậy bạn không thể biết mình đã bị nhiễm bệnh hay chưa.

Nếu xuất hiện các triệu chứng, chúng có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí bị nhiễm trùng.

Nếu cổ tử cung, âm đạo, hoặc niệu đạo của bạn có liên quan, triệu chứng có thể bao gồm xuất huyết âm đạo bất thường, rát hoặc đau trong khi đi tiểu, tiết đốm dịch và đau trong suốt quá trình giao hợp.

Với nhiễm trùng hậu môn, bạn có thể bị chảy máu, ngứa, hoặc đau khi đi đại tiện.

Nếu có quan hệ tình dục bằng miệng với một bạn tình nhiễm bệnh, bạn có thể cũng bị lây nhiễm lậu trong họng hoặc miệng, và những vùng này có thể trở nên đỏ và đau.

Và nếu mắt tiếp xúc với vi khuẩn (ví dụ, bằng cách chạm vào bộ phận sinh dục bị nhiễm bệnh và sau đó cọ vào mắt), bạn có thể bị nhiễm trùng mắt với các triệu chứng như chảy nước mắt, ngứa và đỏ mắt.

Bạn tình của tôi có xuất hiện các triệu chứng không?

Phụ nữ có thể không có dấu hiệu nhiễm trùng, nhưng hầu hết nam giới bị bệnh lậu đều có các triệu chứng, bao gồm đau hoặc rát khi tiểu, chảy máu từ dương vật, hoặc sưng phù nề tinh hoàn.

Nếu bạn tình của bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số trên cần đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để xét nghiệm và điều trị nếu cần.

Trong khi chờ đợi, không nên quan hệ tình dục. Nếu một trong hai người hoặc cả hai xét nghiệm dương tính, hãy chờ 7 ngày sau khi điều trị xong rồi mới quan hệ lại.

Bà bầu có được kiểm tra bệnh lậu khi mang thai không?

Có thể. CDC khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai ở tuổi 25 và trẻ hơn - phụ nữ mang thai ở tuổi từ 25 trở lên được coi là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh lậu - sẽ được xét nghiệm trong lần thăm khám thai đầu tiên. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • nhiễm trùng lậu hoặc bệnh lây truyền quan đường tình dục khác
  • hoạt động tình dục ở độ tuổi còn trẻ,
  • có bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình
  • sử dụng bao cao su không thường xuyên.

Bạn có thể được kiểm tra lại sau khi điều trị nhiễm trùng lậu, và một lần nữa trong tam cá nguyệt thứ ba nếu vẫn bị coi là có nguy cơ cao.

Nếu nghĩ rằng mình có nguy cơ bị bệnh lậu hoặc STI khác, hãy nói với bác sĩ để có thể được kiểm tra. Bạn cũng nên được xét nghiệm (hoặc xét nghiệm lại) bất cứ lúc nào trong khi mang thai nếu bạn hoặc bạn tình phát triển các triệu chứng bệnh lậu, hoặc nếu bạn bị STI khác vì những bệnh này thường được mắc cùng lúc.

Để kiểm tra bệnh lậu, bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu hoặc phết mẫu dịch cổ tử cung rồi gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Nếu bạn đã có quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc đường miệng, bác sĩ cũng có thể lấy nhầy từ cổ họng và trực tràng của bạn.

Nếu kết quả kiểm tra dương tính, bạn sẽ bắt đầu được điều trị ngay lập tức.

Bệnh lậu được điều trị như thế nào khi mang thai?

Bệnh lậu có thể được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh an toàn cho bà bầu. Nếu bạn mắc nhiều hơn một bệnh lây truyền qua đường tình dục STI, bác sĩ sẽ điều trị chúng cùng một lúc. (thường thì bệnh Chlamydia và bệnh lậu thường mắc cùng lúc)

Bạn tình của bạn cũng cần được điều trị. Để tránh tái nhiễm, bạn không nên quan hệ tình dục cho đến khi cả hai đã điều trị xong.

Những rủi ro nếu không điều trị bệnh lậu

Nếu không được điều trị, bệnh lậu có thể lây lan sang các vùng khác trên cơ thể và gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Trước và sau khi mang thai, bệnh lậu có thể lan đến tử cung và ống dẫn trứng và gây ra bệnh viêm vùng chậu (PID).

Trong một số ít trường hợp, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây ra tình trạng nghiêm trọng được gọi là nhiễm trùng lậu lan tỏa. Nếu điều đó xảy ra, bạn có thể bị sốt, ớn lạnh, loét, đau khớp, bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng lậu lan tỏa có thể xảy ra ở bất cứ ai bị nhiễm trùng lậu không được điều trị, nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ và dường như xảy ra thường xuyên hơn trong thời kỳ mang thai.

Cách phòng tránh mắc bệnh lậu

Chỉ quan hệ tình dục với một người bạn lâu năm không bị bệnh lậu và người đó cũng chỉ quan hệ tình dục với bạn. Nếu không, sử dụng bao cao su khi quan hệ đường âm đạo hoặc hậu môn và miếng bảo vệ miệng để quan hệ bằng miệng nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh lậu (và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác). (Lưu ý rằng thuốc ngừa thai, chích ngừa, que cấy, và màng phim không bảo vệ bạn khỏi bệnh lậu hoặc các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục khác).

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: bệnh lậu
Tin liên quan
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Bệnh Rubella (sởi Đức) khi mang thai
Bệnh Rubella (sởi Đức) khi mang thai

Nếu bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ có thể đối mặt với nguy cơ sảy thai hoặc thai nhi được sinh ra với nhiều dị tật bẩm sinh và gặp phải các vấn đề phát triển.

Mắc bệnh giang mai trong quá trình mang thai
Mắc bệnh giang mai trong quá trình mang thai

Bệnh giang mai có thể lây truyền qua em bé trong suốt thời kỳ mang thai hoặc do tiếp xúc mụn loét trong khi sinh.

Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi đang mang thai
Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi đang mang thai

Tiêm phòng cúm cho bà bầu cũng mang lại lợi ích cho em bé của bạn. Các kháng thể mà cơ thể bạn phát triển sẽ được truyền cho em bé và bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong vài tháng sau sinh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1078 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  672 lượt xem

- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Điều trị bệnh rơ lưỡi khi mang thai
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1826 lượt xem

Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?

Cần làm gì trước khi mang thai bé thứ hai nếu bé đầu có bệnh lý?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  418 lượt xem

Cách đây 4 năm, em mang thai lần đầu, do thai nhi bị suy thận trái, thiếu máu và ngạt ối, suy hô hấp ở tuần 32 nên bác sĩ chỉ định mổ lấy thai. Bây giờ, em dự định mang thai lại. Để tránh rủi ro như lần đầu, em cần phải làm gì ạ?

Uống thuốc trị bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  942 lượt xem

Chị em mang thai 28 tuần, bị rối loạn tiền đình, đi khám, bs cho thuốc Piracetam 800mg và Acetyl - dl- leucin 500mg. Về nhà, đọc hướng dẫn sử dụng, em thấy, thuốc này không nên dùng cho phụ nữ mang thai. Em hoang mang không biết nếu uống, sẽ ảnh hưởng đến thai thi thế nàò ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây