Kiểm soát bệnh lupus khi mang thai
Nội dung chính bài viết:
- Chăm sóc tiền sản của phụ nữ mang thai bị bệnh lupus cũng tương tự như việc chăm sóc trước khi sinh của các phụ nữ khác, nhưng cần siêu âm và theo dõi cẩn thận hơn, đặc biệt nếu huyết áp cao hoặc thận có vấn đề.
- Trong mỗi lần thăm khám, bác sĩ luôn kiểm tra kỹ lưỡng sức khỏe của thai nhi và bà bầu thông qua các bài xét nghiệm.
- Gần 80% phụ nữ mang thai bị lupus không xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như tiền sản giật, trẻ sơ sinh nhẹ cân, sinh non hoặc sảy thai.
- Phương pháp điều trị lupus khi mang thai tùy thuộc vào sức khỏe và yếu tố nguy cơ của từng người. Bác sĩ sẽ xem xét và thay đổi thuốc điều trị nếu cần.
Quá trình chăm sóc tiền sản sẽ như thế nào nếu bà bầu bị lupus?
Nếu bị lupus ban đỏ hệ thống (SLE) có thể bạn sẽ thăm khám các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thường xuyên hơn, cho dù đó là nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc chính, bác sĩ chuyên khoa về bệnh thấp khớp hay cả hai. Khi mang bầu, bác sĩ sản khoa sẽ trở thành một người trong đội ngũ chăm sóc sức khoẻ của bạn và bạn cũng có thể gặp bác sĩ chuyên khoa về nhi.
Trong những năm gần đây, đã có những tiến bộ rất lớn để giúp phụ nữ mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thai kỳ an toàn và trẻ sơ sinh khoẻ mạnh. Nhưng khi bà bầu bị lupus, quá trình mang thai vẫn được coi là có nguy cơ cao vì có khả năng phát triển nhiều biến chứng hơn những phụ nữ không có tình trạng bệnh mạn tính này.
Vì vậy, hãy xác định là bạn sẽ cần thăm khám với bác sĩ thường xuyên hơn khi mang bầu. Chính xác mức độ thăm khám thường xuyên như nào thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như liệu bệnh lupus có đang hoạt động hay không và liệu bạn có bệnh khác, như cao huyết áp hay không.
Thông thường, trong mỗi tam cá nguyệt bạn sẽ thăm khám ít nhất một lần với bác sĩ chuyên khoa, mặc dù bạn sẽ có các cuộc hẹn thường xuyên hơn nếu lupus hoạt động hoặc bạn đang có một cơn bùng phát. Chăm sóc trước khi sinh của bạn sẽ tương tự như việc chăm sóc trước khi sinh của những phụ nữ không bị lupus, nhưng bạn có thể cần siêu âm và theo dõi thai nhi kỹ hơn, đặc biệt nếu bị huyết áp cao hoặc thận không hoạt động tốt.
Điều gì sẽ diễn ra trong mỗi lần thăm khám trước sinh cho bà bầu bị lupus?
Bạn sẽ được theo dõi thêm để kiểm tra xem thai nhi có đang tiến triển tốt hay không. Mỗi lần thăm khám trước khi sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra xem tình trạng của bạn và con có tốt không bằng cách khám sức khoẻ và thực hiện các xét nghiệm giúp xác định các vấn đề tiềm ẩn.
Nếu bạn đã bị lupus một thời gian, thì bạn sẽ quen với một số xét nghiệm. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được thực hiện những quy trình kiểm tra bổ sung cụ thể liên quan đến thai kỳ.
Loại và tần suất các quy trình kiểm tra sẽ thay đổi, nhưng có khả năng bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra:
- Thận. Bạn sẽ được xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra thận có hoạt động tốt hay không.
- Gan. Bạn sẽ được thực hiện xét nghiệm máu để theo dõi mức độ hoạt động của gan.
- Hệ thống miễn dịch. Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của lupus hoạt động, bạn sẽ được thực hiện xét nghiệm máu để đo lường sự thay đổi trong hệ thống miễn dịch. Bác sĩ sẽ tìm kiếm các mức kháng thể nhất định và mức protein giảm trong hệ thống miễn dịch của bạn, điều này cho thấy lupus đang hoạt động.
Tùy vào các tình trạng nguy cơ cá nhân của bạn (như nếu bạn bị thừa cân hoặc thuộc một dân tộc nhất định) mà bác sĩ tìm kiếm các vấn đề với:
- Hàm lượng sắt. Việc xét nghiệm công thức máu toàn bộ sẽ kiểm tra các dấu hiệu thiếu máu, một biến chứng liên quan đến lupus.
- Tình trạng đông máu. Bạn sẽ được thực hiện xét nghiệm máu để tìm kháng thể nhất định (chống phospholipid, chống SSA, và chống SSB) có thể gây ra vấn đề trong thai kỳ.
- Tiền sản giật. Bạn sẽ được đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra các dấu hiệu tiền sản giật, tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khoảng 1 trong 5 trường hợp mang thai bị lupus. Tiền sản giật có thể đe dọa mạng sống của bà bầu và thai nhi và rất khó để chẩn đoán ở phụ nữ mắc lupus vì các triệu chứng tương tự như các triệu chứng của một đợt bùng phát bệnh lupus.
Nếu bạn bị lupus, em bé sẽ có nguy cơ bị sinh sớm, có cân nặng khi sinh thấp và bị hạn chế tăng trưởng trong tử cung (IUGR) - đó là khi đứa trẻ không phát triển tốt trong tử cung và nhỏ hơn bình thường.
Bắt đầu từ tuần thai thứ 26 đến 34, bạn có thể kiểm tra thường xuyên để theo dõi sự an toàn của thai nhi. Bạn có thể thực hiện kiểm tra sơ lược tình trạng sinh lý thai nhi, kiểm tra sức khỏe thai nhi hoặc thực hiện cả hai.
Bạn cũng có thể được thực hiện các quy trình siêu âm thông thường:
- Trong giai đoạn đầu của thai kỳ để kiểm tra chính xác ngày dự sinh của bạn (điều này giúp bác sĩ dễ dàng kiểm tra sự tăng trưởng của thai nhi)
- Từ tuần thai thứ 16 đến 20 để kiểm tra các vấn đề phát triển của em bé
- Mỗi 4 tuần một lần (sau 20 tuần) để theo dõi sự phát triển của thai nhi
Nếu các xét nghiệm máu trong giai đoạn đầu của thai kỳ cho thấy bạn có kháng thể được gọi là chống SSA hoặc chống SSB, bạn sẽ cần thăm khám thêm để kiểm tra một vấn đề hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng với trái tim của thai nhi được gọi là block tim bẩm sinh. (Nếu nhịp tim của con chậm hơn bình thường, bạn có thể cần siêu âm tim của thai nhi để nhà cung cấp hiểu rõ hơn về cách hoạt động của tim em bé).
Bà bầu nào sẽ gặp các biến chứng nào do bệnh lupus?
Điều này rất khó nói vì lupus ban đỏ hệ thống ở mỗi người biểu hiện mỗi khác - và thai kỳ cũng vậy. Nhưng nếu chăm sóc phù hợp bạn sẽ không gặp bất kỳ vấn đề gì.
Một nghiên cứu lớn về lupus trong thai kỳ (nghiên cứu PROMISSE) cho thấy gần 80% phụ nữ có thai kỳ kết thúc thành công. Điều đó có nghĩa là họ không có các biến chứng nghiêm trọng bao gồm tiền sản giật, thai nhi sinh nhẹ cân, sinh non hoặc sảy thai.
Tuy nhiên, nhiều phụ nữ bị lupus có phát triển biến chứng và một vài trường hợp thì chúng đang tàn phá hủy hoại mọi thứ. Bác sĩ của bạn có thể đánh giá rủi ro cá nhân của bạn dựa trên một số yếu tố. Các vấn đề làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng bao gồm:
- Lupus hoạt động mạnh khi bạn thụ thai. Mục tiêu là kiểm soát lupus không hoạt động ít nhất sáu tháng trước khi bạn mang bầu.
- Bệnh thận do lupus (lupus nephritis), mắc ở hiện tại hoặc trong quá khứ.
- Các kháng thể kháng phospholipid (aPL), là các protein trong máu có thể dẫn đến hình thành cục máu đông. Khi các kháng thể này kết hợp với tiền sử bị huyết khối hoặc các biến chứng trước mang thai, như sảy thai, thai lưu, tiền sản giật, hoặc hạn chế phát triển thai nhi trong thời kỳ đầu mang thai, chúng sẽ tạo thành hội chứng kháng thể chống phospholipid (APS). Khoảng ¼ đến một nửa số phụ nữ có thai bị lupus có aPL trong máu, mặc dù không phải tất cả đều được chẩn đoán mắc hội chứng.
- Lupus hoạt động tích cực trong suốt thai kỳ. Tăng mức kháng thể chống dsDNA và giảm mức bổ thể (bổ sung) có nghĩa là bạn có lupus hoạt động tích cực. Điều này làm tăng nguy cơ sinh non và trẻ sinh ra sẽ cần nằm trong phòng chăm sóc sơ sinh tích cực (IUGR).
Các xét nghiệm trước và trong khi mang thai sẽ theo dõi bạn theo tất cả các yếu tố nguy cơ này để nhà cung cấp có thể đảm bảo bạn nhận được sự chăm sóc tốt nhất có thể.
Phương pháp điều trị bệnh lupus khi mang thai
Phương pháp điều trị bạn sẽ nhận được trong thời gian mang thai phụ thuộc vào sức khoẻ và các yếu tố nguy cơ cá nhân của bạn. Bác sĩ sẽ xem xét và thay đổi thuốc lupus nếu cần.
Nếu có thể, hãy làm việc này trước khi mang thai để bạn có thể chuyển sang các loại thuốc có nguy cơ thấp khi mang bầu. Nếu mang thai bất ngờ, ngoài kế hoạch, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn những rủi ro và lợi ích của việc tiếp tục dùng thuốc hiện tại và các lựa chọn để thay đổi loại thuốc đó.
Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng hydroxychloroquine trong thời kỳ mang thai bởi vì nó không gây nguy cơ cho em bé, và nó cũng làm giảm khả năng có một đợt bùng phát bệnh trong suốt thai kỳ.
Con số thu được rất khác nhau, nhưng khoảng từ 1/4 đến 2/3 số phụ nữ có các đợt bùng phát lupus trong khi mang thai. Sự bùng phát có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, nhưng chúng phổ biến hơn trong nửa sau của thai kỳ và giai đoạn sau sinh, và chúng có xu hướng ở mức nhẹ hoặc trung bình. Chúng thường được điều trị bằng prednisone, corticosteroid là an toàn nhất trong thời gian mang bầu.
Prednisone liều thấp cũng có thể được sử dụng để điều trị đau khớp ở bà bầu. Nhà cung cấp có thể khuyên bạn nên sử dụng thuốc này thay vì dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) vì những lo ngại về an toàn. NSAIDs không nên được sử dụng trong tam cá nguyệt thứ ba và cần sử dụng cẩn thận trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai.
Nếu bạn có kháng thể kháng phospholipid, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng aspirin liều thấp trong suốt thai kỳ để giảm nguy cơ sảy thai. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ bị tiền sản giật. Nếu đã sảy thai trong quá khứ, bạn cũng có thể được kê đơn heparin.
Nếu thắc mắc về sự an toàn của bất kỳ loại thuốc nào đang dùng, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Cảm giác lo lắng về những loại thuốc mình đang dùng sẽ ảnh hưởng đến con là điều hết sức tự nhiên, nhưng cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh lupus mà không thể kiểm soát được.
Dấu hiệu nhận biết lupus bùng phát ở phụ nữ mang thai
Bạn có thể quen với cảm giác bùng phát bệnh lupus, nhưng điều này có thể khó xác định khi bạn mang thai vì nhiều triệu chứng bùng phát tương tự như các triệu chứng thai kỳ bình thường. Ví dụ, mệt mỏi, thay đổi da, đau nhức, sưng phù nề và hụt hơi đều rất phổ biến trong thai kỳ, nhưng đối với bạn, chúng có thể là dấu hiệu cho thấy lupus trở lại hoạt động.
Sẽ luôn luôn dễ dàng hơn khi điều trị cơn bùng phát từ sớm, vì vậy hãy liên hệ với bác sĩ của bạn nếu bạn lo lắng hoặc không chắc chắn. Bác sĩ có thể kiểm tra bạn, làm các bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm và kê toa thuốc để kiểm soát bùng phát, nếu cần.
Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai bị bệnh lupus
Lupus là một bệnh mạn tính không thể dự đoán được, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn về cả thể chất và tình cảm. Khi bạn có yếu tố làm thay đổi thai kỳ, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn đối phó:
- Nghỉ ngơi nhiều. Mang bầu là quá trình khó khăn ngay cả khi không bị mệt mỏi bởi lupus. Cố gắng giảm thiểu các mục tiêu đề ra để dành đủ thời gian nghỉ ngơi. Hãy dành năng lượng cho những điều thực sự quan trọng với bạn và nói không với mọi thứ khác.
- Nhận trợ giúp. Chia sẻ với bạn bè, gia đình và bác sĩ về cảm giác của bạn, cũng như căn bệnh đang ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Chấp nhận rằng mình sẽ có ngày ổn, ngày không ổn và yêu cầu trợ giúp khi bạn cần để giảm căng thẳng.
- Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cảm thấy xuống tinh thần. Có vấn đề về sức khoẻ lâu dài có thể làm bạn có nguy cơ trầm cảm cao hơn. Điều đó có thể khiến bạn khó khăn hơn trong việc chăm sóc sức khoẻ của chính mình, vì vậy điều quan trọng là bạn cần trợ giúp. (Những dấu hiệu đầu tiên của chứng trầm cảm sau sinh thường bắt đầu từ trong thai kỳ).
- Tập trung vào những thứ bạn có thể kiểm soát. Bạn không thể thay đổi thực tế là bạn bị lupus, nhưng đó không phải là điều duy nhất ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn và bé. Hãy suy nghĩ về nhiều điều bạn có thể làm để giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, chẳng hạn như ăn uống lành mạnh và đi thăm khám trước sinh đầy đủ.
- Hỏi về việc uống vitamin. Nói chuyện với bác sĩ về các vitamin bổ sung trước sinh và liệu bổ sung canxi và vitamin D có lợi cho bạn hay không? Người bị lupus thường thiếu các chất dinh dưỡng này, đặc biệt nếu họ đang dùng steroid.
Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để xác định lượng virus (lượng virus trong máu) và số lượng tế bào CD4 (số lượng tế bào miễn dịch CD4 bạn có).
Bệnh lupus là gì? Bệnh lupus sẽ ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ? Mang thai ảnh hưởng đến bệnh lupus như thế nào? Cùng tìm hiểu những kiến thức dưới đây để có câu trả lời cho mình.
Bà bầu có thể thắc mắc không biết nên ngừng dùng thuốc điều trị bệnh lupus ban đỏ hay không? Nhưng việc dừng thuốc cũng rất nguy hiểm, không chỉ đối với bạn, mà còn đối với con. Nếu không dùng thuốc, lupus có thể bùng phát trong thai kỳ, dẫn đến nguy cơ xảy ra biến chứng cao hơn. Cùng tìm hiểu những kiến thức trong bài viết dưới đây để có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình.
Nhiều người thắc mắc các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?
Nếu tình trạng lo lắng vẫn còn tồi tệ sau khi bạn đã chia sẻ những lo lắng của mình và kiểm tra sức khoẻ của con bạn, việc tư vấn chuyên nghiệp có thể giúp bạn tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề.
- 1 trả lời
- 710 lượt xem
- Bác sĩ có thể cho tôi biết cách để kiểm soát hen suyễn và dị ứng khi đang mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1221 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 780 lượt xem
- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1975 lượt xem
Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?
- 1 trả lời
- 523 lượt xem
Cách đây 4 năm, em mang thai lần đầu, do thai nhi bị suy thận trái, thiếu máu và ngạt ối, suy hô hấp ở tuần 32 nên bác sĩ chỉ định mổ lấy thai. Bây giờ, em dự định mang thai lại. Để tránh rủi ro như lần đầu, em cần phải làm gì ạ?