1

Mang thai lần sau ở phụ nữ đã bị tiền sản giật

Đối với phụ nữa đã bị tiền sản giật, không có cách rõ ràng nào có thể dự đoán bạn có bị lặp lại hay không và cũng chẳng ai biết chắc chắn được liệu chứng bệnh này có ngăn chặn được hay không.
Mang thai lần sau ở phụ nữ đã bị tiền sản giật Mang thai lần sau ở phụ nữ đã bị tiền sản giật

Nội dung chính bài viết:

  • Phụ nữ mang thai có nguy cơ tái phát tiền sản giật nếu từng bị tiền sản giật ở các thai kỳ trước.Tình trạng tiền sản giật ở thai kỳ trước đó càng nặng thì nguy cơ tái phát càng cao.
  • Ở lần mang thai sau, chuẩn bị mang thai và trong thai kỳ sẽ luôn có những biện pháp giúp bạn giảm nguy cơ tái phát tiền sản giật.
  • Phụ nữ mang thai có tiền sử mắc tiền sản giật sẽ được giám sát sức khỏe chặt chẽ hơn trong thai kỳ. Sẽ cần làm nhiều xét nghiệm, kiểm tra hơn các PNMT khác.

Phụ nữ đã bị tiền sản giật từ lần mang thai trước liệu có bị lặp lại không?

Có thể. Một khi bạn đã bị tiền sản giật (TSG), bạn sẽ có nguy cơ phát triển nó lại trong thai kỳ thai sau đó. Tất cả phụ thuộc vào thời gian bạn phát triển tình trạng và mức độ nghiêm trọng của nó. Nếu bạn bị tiền sản giật ở cuối thai kỳ trước đó, cơ hội tái phát sẽ khá thấp - khoảng 13%. Nhưng nếu bạn bị tiền sản giật nặng trước tuần thai thứ 29, cơ hội tái phát có thể lên đến 40% hoặc thậm chí cao hơn.

Từng bị tiền sản giật trong nhiều lần mang thai trước cũng làm tăng nguy cơ mắc lại. Ví dụ, nếu bạn bị tiền sản giật ở hai lần mang bầu trước đó, nguy cơ sẽ tăng 30%.

Tiền sản giật có thể phòng ngừa được không?

Không có cách rõ ràng nào có thể dự đoán bạn có bị tái phát hay không và cũng chẳng ai biết chắc chắn được liệu chứng bệnh này có ngăn chặn được hay không. Nhưng bạn có thể thực hiện các bước để giảm nguy cơ của mình.

Trước khi mang bầu

Thăm khám bác sĩ trước khi bạn bắt đầu cố gắng mang bầu một lần lữa. Bác sĩ có thể xem lại lịch sử y tế của bạn để xác định khả năng bạn bị tiền sản giật như thế nào và cho bạn lời khuyên về những cách giảm nguy cơ.

Một số bệnh lý được biết là làm tăng khả năng phát triển chứng TSG. Ví dụ, huyết áp cao (cao huyết áp mạn tính) và bệnh tiểu đường đều có nguy cơ cao hơn. Bác sĩ có thể đề nghị thay đổi cách sống hoặc dùng thuốc.

Nếu bạn đang điều trị bệnh cao huyết áp, bác sĩ có thể xem lại các loại thuốc của bạn để đảm bảo rằng chúng an toàn trong thời gian mang thai. Một số loại thuốc, như thuốc ức chế men chuyển angiotensin (thuốc ức chế ACE) hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARBs), có liên quan đến dị tật bẩm sinh khi dùng vào tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, vì vậy chúng không được khuyến cáo cho bà bầu.

Nếu thừa cân, bác sĩ có thể đề nghị bạn giảm cân trước khi mang thai. Yêu cầu họ giới thiệu đến một chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn đạt được mức cân nặng khỏe mạnh. Ăn uống lành mạnh và duy trì cân nặng khỏe mạnh là cách tốt nhất để giúp bạn có thai kỳ an toàn.

Trong khi mang thai

Nếu bạn chưa thăm khám, hãy đến kiểm tra với bác sĩ sớm trong thai kỳ của mình. Nếu có nguy cơ cao bị tiền sản giật, có thể bạn sẽ có các cuộc hẹn bổ sung và điều quan trọng là phải đến tham dự tất cả.

Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp trong mỗi cuộc hẹn và có thể xét nghiệm protein trong nước tiểu. Mặc dù điều này không ngăn ngừa tiền sản giật, nhưng việc theo dõi cẩn thận có nghĩa là bạn sẽ có thể bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt nếu có vẻ như tình trạng này tái phát.

Nói chuyện với bác sĩ về việc dùng aspirin liều thấp. Trường Cao đẳng Sản Phụ Khoa và Hoa Kỳ khuyến cáo, phụ nữ có nguy cơ cao bị TSG nên dùng aspirin liều thấp (81mg) bắt đầu vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất.

Điều trị aspirin có thể là một lựa chọn tốt nếu bạn từng bị tiền sản giật hoặc một biến chứng khác về y khoa, nhưng bác sĩ sẽ đặc biệt khuyên bạn nên nếu bạn bị TSG ở nhiều lần mang thai, hoặc nếu con bạn sinh trước 34 tuần do TSG. (Chỉ dùng aspirin trong thời kỳ mang thai nếu bác sĩ chỉ định)

Nếu tìm hiểu về cách phòng ngừa tiền sản giật, bạn có thể phát hiện ra danh sách các chất bổ sung được đề xuất. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều không phát hiện các thực phẩm chức năng làm giảm nguy cơ tiền sản giật. Hãy kiểm tra với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào trong thai kỳ vì một số có thể có hại.

Quy trình chăm sóc sức khỏe sẽ khác như nào nếu bị tiền sản giật?

Hầu hết chăm sóc trước sinh sẽ giống như bất cứ thai kỳ nào. Nhưng bà bầu có thể cần thêm các cuộc hẹn thăm khám, đặc biệt nếu đã bị TSG rất sớm trong thai kỳ trước đó, hoặc nếu có các biến chứng khác.

Bà bầu cũng sẽ được siêu âm thường xuyên trong tam cá nguyệt đầu tiên để xem thai kỳ đã được bao lâu. Thông tin này rất cần phải biết vì nếu lại phát triển TSG trở lại, bạn có thể cần sinh sớm.

Biết chính xác tuổi thai của con bạn là thông tin hữu ích nếu bác sĩ cần quyết định khi nào bạn nên sinh bé ra. Nếu bị tiền sản giật, bác sĩ phải cân bằng nhu cầu bảo vệ sức khoẻ của bạn bằng cách sinh con ra so với nhu cầu phát triển đầy đủ của em bé ở trong bụng trước khi sinh ra.

Trong các lần thăm khám tiền sản, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp và xét nghiệm nước tiểu để xem có dấu hiệu tiền sản giật hay không. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về bất kỳ triệu chứng mới nào. Triệu chứng tiền sản giật có thể khác nhau trong mỗi lần mang thai - ví dụ như nhức đầu liên tục thay vì sưng phù nề - vì vậy hãy chắc chắn để cho bác sĩ biết nếu bạn có bất cứ vấn đề nào dưới đây:

  • Phù nề mặt hoặc tay
  • Nhức đầu dai dẳng
  • Tầm nhìn thay đổi, như nhìn mờ hoặc lóa mắt
  • Đau ở vai hoặc dạ dày
  • Buồn nôn hoặc nôn (vào nửa cuối của thai kỳ)
  • Tăng cân đột ngột
  • Khó thở

Bác sĩ cũng sẽ giám sát sự phát triển của thai nhi bằng cách đo kích thước tử cung (chiều cao đáy fundal height - thước đo kích thước của tử cung được sử dụng để đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của bào thai) và siêu âm khi cần thiết. Các dấu hiệu cho thấy con bạn không phát triển tốt có thể cho thấy đã có vấn đề nào đó xảy ra.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn giúp theo dõi tình trạng bằng cách theo dõi huyết áp ở nhà và đếm số lần thai máy.

Bạn có thể cần phải được nhập viện để theo dõi nếu bắt đầu phát triển các dấu hiệu TSG. Nếu số tuần thai đã được 37 tuần, có thể bạn sẽ được kích sinh. Nhưng nếu số tuần thai ít hơn, quy trình chăm sóc sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như tình trạng của bà bầu và thai nhi.

Nếu tình trạng của bạn ổn định và em bé khoẻ, bạn có thể tiếp tục mang thai, nhưng dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu tiền sản giật trở nên tồi tệ hơn, hoặc nếu các xét nghiệm cho thấy rằng con bạn không hoạt động tốt, bạn có thể được kích sinh hoặc cho mổ lấy thai.

Các kiểm soát nỗi sợ hãi khi lại bị tiền sản giật một lần nữa?

Tiền sản giật là tình trạng rất đáng sợ, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn lo lắng về việc bị tái lại. Nhưng hãy nhớ rằng vẫn có cơ hội bạn sẽ không bị tiền sản giật vào lần mang thai tiếp, ngay cả khi bạn có nguy cơ cao.

Nói chuyện với bác sĩ về tiền sản giật, và hỏi bất kỳ vấn đề nào chưa rõ về cách TSG ảnh hưởng đến lần mang bầu trước của bạn. Hiểu được tình trạng của mình cũng như cách điều trị có thể giúp bạn chịu chấp nhận nó.

Bạn không thể kiểm soát được liệu mình có bị tiền sản giật trong lần mang thai kế tiếp hay không. Tuy nhiên, tập trung vào việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ mà bạn có thể và tuân theo các khuyến cáo của nhà cung cấp chăm sóc sức khoẻ về việc giảm nguy cơ của bạn có thể khiến nhiều người không còn sợ hãi.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tien san giat
Tin liên quan
Danh sách việc cần làm khi mang thai: Tam cá nguyệt đầu tiên
Danh sách việc cần làm khi mang thai: Tam cá nguyệt đầu tiên

Sử dụng danh sách này để theo dõi tất cả các công việc cần làm trong tam cá nguyệt thứ nhất, từ xác nhận việc mang thai đến chụp ảnh bụng và tìm hiểu xem cần tránh những thức ăn gì.

Phân Biệt Hội Chứng Tiền Kinh Nguyệt Và Dấu Hiệu Mang Thai
Phân Biệt Hội Chứng Tiền Kinh Nguyệt Và Dấu Hiệu Mang Thai

Các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt rất giống với những dấu hiệu sớm của thai kỳ. Việc nhận biết nguyên nhân đằng sau những triệu chứng là điều rất quan trọng.

Mang thai ở độ tuổi 40
Mang thai ở độ tuổi 40

Không thể phủ nhận rằng tỷ lệ thụ thai của bạn sẽ thấp hơn nhiều so với vài năm trước đây. Các chuyên gia cho biết, sau 45 tuổi hầu như không thể mang thai bằng trứng của chính bạn.

Mang thai ở độ tuổi 30
Mang thai ở độ tuổi 30

Nhiều người coi những năm 30 là điều kiện hạnh phúc để làm mẹ.

Mang thai ở độ tuổi 20
Mang thai ở độ tuổi 20

Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Để tránh tiền căn dị tật, cần bổ sung thuốc gì trước khi mang thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  462 lượt xem

Em có tiền căn dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi ( thai vô sọ), lúc 12 tuần. Bây giờ, em nên bổ sung những loại thuốc nào trước khi mang thai lần thứ hai ạ?

Có tiền căn phù thai, trước khi mang bầu tiếp, phải làm gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  498 lượt xem

Em mang thai được 26 tuần thì được chẩn đoán là phù thai nhi, phải đình chỉ thai nhi, nhưng chưa rõ nguyên nhân từ đâu. Vậy, trước khi mang thai lại, em cần phải kiểm tra những gì ạ

Uống thuốc trị bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1048 lượt xem

Chị em mang thai 28 tuần, bị rối loạn tiền đình, đi khám, bs cho thuốc Piracetam 800mg và Acetyl - dl- leucin 500mg. Về nhà, đọc hướng dẫn sử dụng, em thấy, thuốc này không nên dùng cho phụ nữ mang thai. Em hoang mang không biết nếu uống, sẽ ảnh hưởng đến thai thi thế nàò ạ?

Phụ nữ mang thai không nên tắm bồn có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2172 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3696 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây