1

Kiểm soát tiền sản giật thai kỳ

Điều gì xảy ra nếu phụ nữ mang thai được chẩn đoán bị tiền sản giật? Chứng tiền sản giật là gì và nó được kiểm soát như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Kiểm soát tiền sản giật thai kỳ Kiểm soát tiền sản giật thai kỳ

Nội dung chính bài viết:

  • Tiền sản giật là một tình trạng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của bà bầu và em bé nên cần được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ.
  • Việc theo dõi sẽ bao gồm làm các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe của bà bầu và các xét nghiệm theo dõi sự phát triển của thai nhi.
  • Có một số dấu hiệu nhận biết tiền sản giật trở nặng, nghiêm trọng. Theo đó, bà bầu cần nhập viện để được chuyên gia y tế giám sát.
  • Tùy thuộc vào tình hình, bác sĩ sẽ chỉ định “điều trị bảo tồn” hay kích đẻ chủ động hoặc mổ bắt thai nhằm bảo vệ mạng sống của cả bà bầu và em bé.

Bệnh tiền sản giật là gì và được kiểm soát như thế nào?

Tiền sản giật là một tình trạng đe dọa tính mạng bà bầu và thai nhi trong thai kỳ, gây ra huyết áp cao, khiến thận và gan bị tổn thương kèm theo một số vấn đề khác. Điều trị chứng tiền sản giật phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và giai đoạn mang bầu. Bản thân bà bầu và thai nhi sẽ có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng nếu đã từng bị tiền sản giật nghiêm trọng.

Điều gì xảy ra nếu phụ nữ mang thai bị tiền sản giật?

Nếu huyết áp ở mức bình thường, hoặc các xét nghiệm khác cho kết quả bình thường và bạn đã mang thai được ít nhất 37 tuần thì cả bạn và thai nhi đã làm rất tốt. Tuy nhiên, tiếp tục mang thai sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc chứng tiền sản giật nghiêm trọng, vì vậy kích đẻ chủ động hoặc cho đẻ mổ là lựa chọn tốt nhất thường gặp.

Nếu chưa được 37 tuần mà em bé đã chào đời thì khả năng cao em bé có thể bị các vấn đề về hô hấp và cần nằm ở khoa chăm sóc tích cực cho trẻ sơ sinh. Bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ thai kỳ để kiểm tra bất kỳ dấu hiệu nào nguy hiểm đến sức khoẻ của mẹ và bé cho đến khi bạn mang thai được 37 tuần, đó là lúc an toàn hơn để sinh

Theo dõi sức khỏe phụ nữ mang thai bị tiền sản giật

Nếu bị tiền sản giật, bà bầu có thể phải nhập viện hoặc có thể được ở nhà và thăm khám thường xuyên theo hình thức ngoại trú. Trong khi ở nhà, cố gắng hạn chế hoạt động mạnh để duy trì huyết áp ở mức thấp sẽ tốt hơn.

Cho dù trong bệnh viện hay ở nhà thì bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra sức khỏe để đảm bảo bà bầu và thai nhi đều ổn.

Các quy trình kiểm tra, xét nghiệm dành cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai cần xét nghiệm máu các chỉ số:

  • Công thức máu toàn phần: đếm số lượng hồng cầu và tiểu cầu.
  • Xét nghiệm Creatinin huyết thanh: kiểm tra chức năng thận.
  • Nồng độ men gan: nồng độ men gan cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu của tổn thương gan.

Các xét nghiệm dành cho thai nhi

  • Siêu âm Doppler: đo sự lưu thông máu qua các động mạch trogn dây rốn.
  • Siêu âm đo kích thước của thai nhi.
  • Siêu âm đo mức nước ối quanh thai nhi: cho phép biết được tình trạng hoạt động của nhau thai có tốt không. Nếu có quá ít nước ối (thiểu ối), đó có thể là một dấu hiệu cho thấy nhau thai hoạt động không tốt.
  • Xét nghiệm Non-stress để đo nhịp tim của em bé qua thời gian và ghi lại bất kỳ cơn co nào trong tử cung. Thử nghiệm này không đau, có thể mất đến 1 giờ, sẽ có 2 dây đai buộc trên bụng (đầu dò cơn co tử cung) kết nối với màn hình máy tính. Thông thường, tim của em bé sẽ đập nhanh hơn khi bé di chuyển, đó là một dấu hiệu cho thấy em bé của bạn đang nhận đủ lượng oxy qua nhau thai.
xét nghiệm non stress
Xét nghiệm Non-stress

Nếu thấy nhịp tim của em bé không tăng, có nghĩa là thai nhi không nhận đủ dưỡng khí (nhưng cũng có thể có nghĩa là em bé đang ngủ). Trong trường hợp này bác sĩ có thể gợi ý cho mẹ xoa bụng nhẹ nhàng hoặc uống chút nước để đánh thức em bé.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện quy trình kiểm tra sơ lược lý sinh thai nhi. Điều này đánh giá sự chuyển động cơ thể của bé, cơ bắp, chuyển động thở, nước ối và nhịp tim để cho thấy sự an toàn của em bé.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn đo huyết áp ở nhà và theo dõi các cử động của em bé bằng cách đếm các lần bé đạp mỗi ngày.

Khi nào được coi là bị tiền sản giật nặng?

Tiền sản giật có thể tiến triển trầm trọng rất nhanh, ngay cả sau khi sinh. Tiền sản giật nặng được chẩn đoán nếu xuất hiện 1 trong các triệu chứng dưới đây:

  • Nếu một trong hai chỉ số huyết áp là 160/110 hoặc cao hơn
  • Kết quả xét nghiệm máu cho thấy số lượng tiểu cầu thấp, hoặc các vấn đề về gan hoặc thận
  • Khó thở
  • Đau ở vùng bụng trên
  • Tầm nhìn thay đổi, như mờ mắt, hoặc nhìn bị lóa, nhìn thấy nhiều điểm
  • Nhức đầu dữ dội

Liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, tình trạng tiền sản giật có thể tồi tệ hơn nếu bạn bị:

  • Nhức đầu nghiêm trọng
  • Thay đổi tầm nhìn
  • Đau bụng hoặc ngực
  • Khó thở
  • Các cử động của thai nhi ít đi hoặc dừng lại

Điều trị tiền sản giật nặng

Tiền sản giật nặng cần được điều trị tại bệnh viện vì nguy cơ biến chứng cho bà bầu và thai nhi rất cao. Khi được nhập viện, bà bầu được dùng thuốc hạ huyết áp và thuốc magnesium sulfate để ngăn ngừa co giật. Bác sĩ cũng yêu cầu làm một loạt các xét nghiệm để kiểm tra máu, thận và gan của bạn.

Bạn được sử dụng steroid để giúp phổi của bé phát triển càng nhanh càng tốt. Tốc độ nhịp tim của bé cũng sẽ được theo dõi, và bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra tình trạng của mình.

  • Nếu đang mang thai ở từ tuần 34 trở đi, bạn sẽ được yêu cầu sinh con ngay khi tình trạng ổn định, bằng việc kích sinh hoặc mổ lấy thai.
  • Nếu đang mang thai dưới 34 tuần, bác sĩ phải đưa ra quyết định rất khó khăn về việc liệu bạn có thể tiếp tục mang bầu hay không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy việc tiếp tục thai kỳ sẽ gây nguy hiểm cho bạn hoặc con, thì em bé sẽ được sinh ra sớm, mặc dù có những nguy cơ liên quan đến sinh non.

Bạn sẽ được kích sinh hoặc có thể mổ đẻ. Thai kỳ của bạn càng non tháng bao nhiêu thì nguy cơ cần sinh mổ càng cao bấy nhiêu.

Nếu bác sĩ quyết định rằng bạn sẽ tiếp tục mang bầu, thì bạn sẽ được đưa vào một chương trình gọi là "điều trị bảo tồn". Mục tiêu của việc điều trị bảo tồn là giữ cho bạn và con đủ khỏe để có thể đến gần tuần thai thứ 34 nhất có thể.

Bạn có thể cần phải chuyển đến một bệnh viện lớn hơn nơi họ có các cơ sở, thiết bị cần thiết. Tại thời điểm này, việc chăm sóc cho bà bầu có thể sẽ được giao cho một bác sĩ chuyên về các trường hợp mang thai nguy cơ cao.

Khi đang trong thời gian kiểm soát, bạn sẽ được kiểm tra ít nhất 8 giờ một lần để biết các dấu hiệu cho thấy tình trạng của bạn đang trở nên tồi tệ hơn hoặc thai nhi có đang phải vật lộn để đối phó hay không. Nếu bác sĩ nghi ngờ hoặc bạn hay thai nhi đang có nguy cơ, bạn sẽ được kích sinh con ngay.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tien san giat thai ky
Tin liên quan
Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai
Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai

Huyết áp mạn tính có thể dao động từ mức nhẹ đến nặng. Nó cũng phụ thuộc vào việc bạn có bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào khác hay không...

Cách kiểm soát HIV trong thời kỳ mang thai
Cách kiểm soát HIV trong thời kỳ mang thai

Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để xác định lượng virus (lượng virus trong máu) và số lượng tế bào CD4 (số lượng tế bào miễn dịch CD4 bạn có).

Kiểm soát trầm cảm trong thai kỳ
Kiểm soát trầm cảm trong thai kỳ

Mặc dù bạn có thể băn khoăn, hi vọng trầm cảm trong thai kỳ rất dễ có thể điều trị được. Nói ra để nhận được sự trợ giúp có thể khá khó khăn, nhưng đó chính là bước đầu tiên để có thể khỏi bệnh. Dưới đây là những điều bạn cần biết.

Kiểm soát bệnh lupus khi mang thai
Kiểm soát bệnh lupus khi mang thai

Hãy xác định là phụ nữ bị lupus ban đỏ hệ thống sẽ cần thăm khám với bác sĩ thường xuyên hơn trong thai kỳ.

Mang thai lần sau ở phụ nữ đã bị tiền sản giật
Mang thai lần sau ở phụ nữ đã bị tiền sản giật

Đối với phụ nữa đã bị tiền sản giật, không có cách rõ ràng nào có thể dự đoán bạn có bị lặp lại hay không và cũng chẳng ai biết chắc chắn được liệu chứng bệnh này có ngăn chặn được hay không.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  775 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bà bầu bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Làm gì để kiểm soát hen suyễn và dị ứng khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  598 lượt xem

- Bác sĩ có thể cho tôi biết cách để kiểm soát hen suyễn và dị ứng khi đang mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Thai 36 tuần bị nhau tiền đạo, liệu có phải mổ sớm?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1469 lượt xem

Mang thai ở tuần 34, em bị ra huyết, đi khám, bs tiêm đủ 4 mũi rồi cho về. Đến tuần 36, em đi siêu âm, kết quả là: nhau tiền đạo bán trung tâm, độ trưởng thành độ III. Bs nói: em có thể sinh mổ sớm ở Bv huyện được, trừ trường hợp nhau cài răng lược. Bị nhau tiền đạo như vậy, liệu em có phải mổ sớm không bs?

Uống Aspirin phòng sản giật đến tháng mấy của thai kỳ?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2166 lượt xem

Lần mang bầu đầu tiên, em có tiền sử bị tiền sản giật. Giờ, mang bầu bé thứ 2, em vẫn uống aspirin từ tuần 10 đến nay. Hiện, bé em đang ở tuần 33. Có bs bảo em uống aspirin đến hết thai kì. Nhưng có bs lại bảo chỉ uống đến hết tuần 34. Vậy, em biết nghe ai bây giờ?

Để tránh tiền căn dị tật, cần bổ sung thuốc gì trước khi mang thai?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  364 lượt xem

Em có tiền căn dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi ( thai vô sọ), lúc 12 tuần. Bây giờ, em nên bổ sung những loại thuốc nào trước khi mang thai lần thứ hai ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây