Kiểm soát trầm cảm trong thai kỳ
Trầm cảm trong thời kỳ mang thai có thể khiến bạn cảm thấy rất đơn độc, nhưng thực tế không chỉ bạn có cảm giác như vậy: 10 phụ nữ thì lại có một người bị trầm cảm trong và sau khi mang thai. Và con số thực tế có thể còn cao hơn nữa vì nhiều phụ nữ bị trầm cảm không được biết đến.
Làm thế nào để được giúp đỡ khi trầm cảm trong thời kỳ mang thai?
Nếu bạn vẫn chưa được điều trị, hãy nói chuyện với bác sĩ của mình. Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng trầm cảm và lo lắng của bạn, sau đó kê cho bạn một loại thuốc an toàn cho bà mẹ và thai nhi hoặc giới thiệu đến một chuyên gia khác nếu cần. Một loạt các chuyên gia sức khoẻ tâm thần có thể giúp bạn, bao gồm:
- Bác sĩ tâm thần
- Nhà tâm lý học
- Nhân viên xã hội
- Y tá tâm thần
- Chuyên gia tư vấn
Kiểu chuyên gia mà bạn dự định thăm khám sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích của bạn cũng như chi phí. Hãy kiểm tra xem kế hoạch điều trị của bạn có danh mục nào được bảo hiểm chi trả hay không.
Nếu bạn đang điều trị trầm cảm nhưng vẫn cảm thấy không ổn, bác sĩ có thể cần điều chỉnh thuốc hoặc thay đổi kế hoạch điều trị. Tình trạng tái phát trong thai kỳ là khá phổ biến, đặc biệt nếu bạn đã ngưng dùng thuốc. Bạn thậm chí có thể nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của chứng trầm cảm sau sinh ngay từ trong thời kỳ mang thai.
Dù việc điều trị là thế nào, các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ sẽ làm việc với bạn để đảm bảo bạn và em bé được chăm sóc tốt nhất có thể.
Các phương pháp điều trị trầm cảm trong thai kỳ ?
Các lựa chọn của bạn phụ thuộc vào mức trầm cảm trầm trọng như thế nào. Việc điều trị có thể bao gồm liệu pháp nói chuyện, sử dụng thuốc hoặc cả hai.
Trị liệu bằng phương pháp nói chuyện thường được áp dụng thử trước khi bắt đầu dùng thuốc, nhưng bảo hiểm của bạn có thể không chi trả cho trị liệu này. Hãy kiểm tra lại.
Trị liệu trò chuyện (trị liệu tâm lý)
Đây là những cuộc hẹn thường xuyên để chia sẻ về suy nghĩ, cảm xúc của bạn, hoặc hành vi với chuyên gia về sức khoẻ tâm thần. Có thể bạn sẽ gặp họ mỗi tuần một lần trong liệu trình 12 đến 16 lần. Bạn có thể nói chuyện với một chuyên gia trị liệu một mình hoặc tham gia vào một nhóm với những người khác có tình trạng tương tự. Các loại liệu pháp trò chuyện phổ biến bao gồm:
- Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT). CBT thay đổi các mẫu suy nghĩ tiêu cực hoặc hành vi để thay đổi cách bạn cảm thấy. CBT dạy bạn nhận ra những suy nghĩ méo mó, nhận ra những niềm tin không chính xác và giúp bạn thấy mình và mối quan hệ với người khác tích cực hơn. Một số nhà trị liệu sử dụng các kỹ thuật thư giãn, như thiền chánh niệm là một phần của quá trình điều trị.
- Trị liệu tương tác giữa các cặp đôi, gia đình hoặc giữa các cá nhân (IPT). Những loại liệu pháp này tương tự nhau và giúp đỡ khi các mối quan hệ bị ảnh hưởng vì tình trạng trầm cảm của bạn, hoặc nếu các vấn đề trong các mối quan hệ góp phần gây nên tình trạng này. Nhà trị liệu sẽ giúp người bạn đời hoặc người thân hiểu được trầm cảm và làm thế nào để giúp một người thân yêu bị tình trạng đó. Các cặp vợ chồng và các thành viên trong gia đình tìm cách hỗ trợ lẫn nhau và bệnh nhân học để giúp bạn đời đối phó tốt hơn với bệnh tật. Cải thiện các mối quan hệ này làm cho việc hỗ trợ trở nên dễ dàng hơn.
CBT và IPT thường có hiệu quả trong điều trị trầm cảm ở mức nhẹ đến trung bình, nhưng nếu liệu pháp trò chuyện không có hiệu quả thì bác sĩ cũng có thể khuyên dùng thuốc.
Thuốc chống trầm cảm
Có rất nhiều loại thuốc có sẵn để điều trị chứng trầm cảm và nhiều loại được xem là an toàn khi mang thai. Phải mất từ 3 đến 4 tuần để thuốc chống trầm cảm có hiệu lực, mặc dù một số người bắt đầu cảm thấy tốt hơn sau khoảng một hoặc hai tuần sử dụng.
Nhà cung cấp có thể khuyên bạn dùng thuốc chống trầm cảm nếu chứng trầm cảm khiến bạn không thể thực hiện được các nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong cuộc sống hàng ngày và bạn đang phải vật lộn để đối phó với nó. Thuốc chống trầm cảm cũng có thể là một lựa chọn tốt nếu:
- Bạn đã thử liệu pháp trò chuyện và nó không có hiệu quả.
- Bạn đã cố gắng ngưng hoặc giảm liều thuốc chống trầm cảm và các triệu chứng tái phát trở lại.
- Bạn bị một tình trạng sức khoẻ tâm thần khác ngoài trầm cảm, chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn hoảng loạn.
Trong trường hợp xấu, nếu trầm cảm khiến bạn muốn tự tử hoặc tâm thần (bao gồm các ảo tưởng và ảo giác), bạn sẽ được giới thiệu đến một bác sĩ tâm thần để được cung cấp thuốc cấp cứu.
Lần đầu tiên dùng thuốc chống trầm cảm, bạn có thể gặp các phản ứng phụ, như buồn nôn hoặc khó ngủ, nhưng những phản ứng này thường hết sau vài tuần. Để theo dõi sự tiến bộ của bạn, bác sĩ nên thường xuyên kiểm tra với bạn, cả trực tiếp và qua điện thoại.
Quyết định dùng thuốc chống trầm cảm khi mang bầu có thể khó khăn. Sự thực là việc dùng thuốc chống trầm cảm trong thai kỳ không phải là hoàn toàn không có rủi ro, nhưng nguy cơ tương đối thấp. Những loại thuốc này có thể đi qua nhau thai và các vấn đề có thể xảy ra, mặc dù hiếm. Chúng có thể làm tăng khả năng đứa trẻ sẽ gặp vấn đề như sinh sớm.
Nhưng không điều trị chứng trầm cảm một cách hiệu quả cũng có thể gây hại. Trầm cảm sẽ trở nên tồi tệ hơn và làm cho bạn khó chăm sóc cho chính mình hơn, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Yêu cầu bác sĩ giải thích những ưu và nhược điểm của các lựa chọn điều trị và trả lời bất kỳ vấn đề nào bạn còn thắc mắc. Biết thêm về sự an toàn khi dùng thuốc chống trầm cảm trong khi mang thai có thể giúp bạn quyết định nên làm gì.
Điều trị trầm cảm bằng sốc điện
Liệu pháp sốc điện (ECT) liên quan đến việc có một dòng điện đi qua não để gây ra một cơn động kinh có kiểm soát. ECT được coi là an toàn và hiệu quả đối với chứng trầm cảm mãn tính, nhưng thường không được khuyến cáo ở bà bầu trừ khi phụ nữ bị trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần nặng. Có rất ít nghiên cứu về tác động của ECT trong thai kỳ, vì vậy chỉ được sử dụng khi những phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Các liệu pháp thay thế khác có giúp giảm trầm cảm?
Thật khó có thể biết được. Hầu hết các bác sĩ sẽ nói với bạn rằng, không có đủ bằng chứng cho thấy các liệu pháp thay thế có hiệu quả để điều trị trầm cảm trong thời kỳ mang thai. Đôi khi điều này chỉ có nghĩa là, không đủ nghiên cứu đã được thực hiện để có thể rút ra bất kỳ kết luận rõ ràng nào về một liệu pháp cụ thể.
An toàn là một vấn đề tùy thuộc vào liệu pháp thay thế. Đây có thể là một mối lo ngại thực sự, đặc biệt nếu điều trị liên quan đến việc nuốt phải chất có thể gây hại cho bạn và thai nhi. Và một số phương pháp trị liệu thay thế rất tốn kém, vì vậy có lẽ tốt hơn là không nên lãng phí tiền của bạn.
Tuy nhiên, một số phụ nữ cho biết rằng rằng liệu pháp thay thế có ích trong việc kiểm soát trầm cảm trong thai kỳ và một số lựa chọn ít rủi ro hơn những cái khác. Nếu bạn quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về các liệu pháp thay thế nào đó trước khi thụ thai, hãy trao đổi với bác sĩ của mình về:
- Châm cứu. Trong liệu pháp này, một nhà châm cứu sẽ nhẹ nhàng đưa kim vào da của bạn tại những điểm cụ thể trên cơ thể tương ứng với các cơ quan cụ thể. Một số nghiên cứu cho thấy rằng châm cứu có thể có lợi cho điều trị trầm cảm và châm cứu với một chuyên gia trị liệu có trình độ sẽ an toàn cho bà bầu.
- Liệu pháp ánh sáng. Điều này liên quan đến việc ngồi trước một ánh sáng trắng nhẹ trong một khoảng thời gian mỗi ngày. Nó thường được sử dụng để điều trị chứng rối loạn tình cảm theo mùa, một loại trầm cảm có xu hướng xảy ra vào mùa thu và mùa đông khi ngày ngắn hơn và ít ánh sáng ban ngày hơn.
- Matxa. Nếu bạn đã từng được matxa, bạn sẽ biết rằng liệu pháp này có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Bạn có thể matxa thường xuyên, hoặc nhờ bạn đời của mình hoặc một nhà trị liệu xoa bóp, cũng có thể giúp giảm bớt sự trầm cảm.
- Thiền. Nghiên cứu cho thấy thiền định có thể giúp bạn điều chỉnh cảm xúc, tăng nhận thức về bản thân và giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm. Thiền bao gồm hiện diện mọi thứ ở thời điểm hiện tại bằng cách tập trung chú ý vào hơi thở và suy nghĩ của bạn.
- Yoga. Yoga kết hợp các cử động kéo căng, thở và thiền. Cũnggiống như bất kỳ loại tập thể dục nào, nó có thể làm giảm căng thẳng và làm cho bạn cảm thấy tốt hơn. Học cách tập yoga một cách an toàn trong thời kỳ mang thai.
Những điều gì khác có thể giúp phụ nữ mang thai đối phó với trầm cảm?
Ngoài kế hoạch điều trị, chăm sóc bản thân về cả thể chất và tình cảm là điều tốt nhất bạn có thể làm. Bạn có thể cảm thấy khó, nhưng việc tìm ra những gì giúp bạn cảm thấy tốt hơn, thậm chí chỉ một chút, cũng sẽ làm giảm các triệu chứng và giúp bạn có thể đối phó với chứng trầm cảm. Dưới đây là một số điều cần thử:
- Nhận trợ giúp từ người khác. Chia sẻ cảm xúc của bạn với chồng, bạn bè và gia đình có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Họ sẽ đưa ra một số quan điểm hoặc trợ giúp thiết thực và bạn cũng có thể thấy rằng chỉ đơn giản nói ra cảm xúc của mình cũng khiến chúng có vẻ dễ kiểm soát hơn. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về các nhóm hỗ trợ địa phương.
- Dành thời gian để thư giãn. Căng thẳng stress là một yếu tố phổ biến nhất làm kích hoạt chứng trầm cảm, do đó, hãy cố gắng nghỉ ngơi khi bạn có thể. Ăn trưa với bạn đời, nghe nhạc hoặc tắm bồn tắm có thể cải thiện tâm trạng của bạn. Đôi khi rất khó có thể tìm được thời gian để thư giãn, đặc biệt nếu bạn đã có con hoặc làm việc bên ngoài. Vì vậy, hãy nhận bất cứ trợ giúp nào cho phép bạn dành một chút thời gian cho chính mình.
- Bảo vệ giấc ngủ của chính mình. Mang thai và trầm cảm có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Để có giấc ngủ ngon nhất vào ban đêm, hãy cắt giảm caffein (đặc biệt vào buổi chiều và buổi tối), hoạt động trong ngày và không ăn quá nhiều ngay trước khi đi ngủ.
- Ăn uống lành mạnh và duy trì nước. Ăn các bữa ăn thông thường kết hợp với các bữa ăn nhẹ lành mạnh để tăng năng lượng và cung cấp cho em bé nguồn dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Uống nhiều nước hoặc đồ uống không chứa caffein để giữ nước.
- Tập thể dục. Tập thể dục có thể giúp giảm bớt chứng trầm cảm vì não sẽ giải phóng các chất cảm giác vui vẻ cải thiện tâm trạng của bạn. Đi dạo nhẹ nhàng, bơi lội, hoặc thử một số bài tập yoga dành cho bà bầu. Trao đổi với nhà cung cấp trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập luyện nào.
Khi nào tôi nên gọi cho bác sĩ?
Nếu bạn cảm thấy mình không thể đối phó, hoặc nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, hãy gọi cho bác sĩ của bạn. Ngoài ra cũng phải liên lạc với bác sĩ ngay nếu:
- Khó có thể thực hiện công việc tại cơ quan hoặc ở nhà.
- Bạn đang vật lộn để tự chăm sóc bản thân mình.
- Bạn có ý nghĩ làm hại bản thân hay người khác.
Điều gì sẽ xảy ra nếu phụ nữ sợ phải nhờ giúp đỡ?
Nếu bạn chưa sẵn sàng để nói chuyện với bác sĩ, hãy cân nhắc việc liên hệ với các bà mẹ trong cộng đồng online. Bạn có thể đăng nặc danh và chia sẻ cảm giác của mình với những phụ nữ khác cũng bị trầm cảm trong thời kỳ mang thai. Kết nối với những người hiểu những gì bạn đang trải qua có thể cho bạn sự can đảm để nhấc điện thoại lên và gọi cho bác sĩ.
Nếu tình trạng lo lắng vẫn còn tồi tệ sau khi bạn đã chia sẻ những lo lắng của mình và kiểm tra sức khoẻ của con bạn, việc tư vấn chuyên nghiệp có thể giúp bạn tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề.
Chìa khóa để kiểm soát tình trạng là theo dõi mức đường trong máu của bạn. Điều này giúp kiểm soát bệnh và đảm bảo rằng kế hoạch điều trị đang hiệu quả.
Tùy thuộc vào cơ thể và nhu cầu của bạn, lượng sắt cần bổ sung sẽ là 60 - 120mg sắt mỗi ngày. Nếu đang mang thai, bạn cần uống thêm vitamin tổng hợp dành cho bà bầu, có chứa khoảng 30mg sắt.
Điều gì xảy ra nếu phụ nữ mang thai được chẩn đoán bị tiền sản giật? Chứng tiền sản giật là gì và nó được kiểm soát như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Hãy xác định là phụ nữ bị lupus ban đỏ hệ thống sẽ cần thăm khám với bác sĩ thường xuyên hơn trong thai kỳ.
- 1 trả lời
- 696 lượt xem
- Bác sĩ có thể cho tôi biết cách để kiểm soát hen suyễn và dị ứng khi đang mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 3696 lượt xem
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1423 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 967 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 1809 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?