Hội chứng mang thai đồng cảm Covade (chồng ốm nghén theo vợ)
Thật thú vị là khá nhiều ông bố tương lai thường trải qua những thứ gọi là “hội chứng mang thai đồng cảm”. Nó còn được gọi là hội chứng couvade (từ này có nguồn gốc từ tiếng Pháp - couver, nghĩa là "ấp trứng"). Các triệu chứng có khuynh hướng xuất hiện ở nam giới vào tháng thứ ba thai kỳ của người bạn đời đến cuối tuần trước khi sinh.
Một nghiên cứu tiến hành năm 2007 của Arthur Brennan, một giảng viên cao cấp tại Đại học London, đã thực hiện trên 282 người cha tương lai cho thấy, một số người đàn ông có bạn tình mang bầu có các triệu chứng mang thai như buồn nôn, chóng mặt, biến đổi hormone, đau lưng, chuột rút, khó chịu và thậm chí là thèm muốn một thứ gì đó.
Hormone, tình yêu và sự lo lắng
Không có giải thích rõ ràng nào về hội chứng couvade. Đúng vậy, mặc dù tình trạng này thậm chí còn không được công nhận là một tình trạng y tế.
Một số nghiên cứu đã tập trung vào những thay đổi hormone ở thai phụ và so sánh chúng với mức độ hormone của những ông bố tương lai. Một nghiên cứu năm 1991 của các nhà nghiên cứu Canada cho thấy những thay đổi về lượng hormone của phụ nữ (đặc biệt là prolactin và cortisol) cũng được phát hiện thấy ở nam giới trong thời gian mang thai của người bạn đời.
Nghiên cứu cho thấy rằng những thay đổi này sẽ tạo ra các triệu chứng mang thai ở người đàn ông, đồng thời tạo ra một mối liên hệ tình cảm với người vợ đang mang thai. Ngoài ra, các phát hiện cũng cho thấy mức prolactin ở nam giới cao trong những tuần lễ sau khi đứa trẻ được sinh ra.
Tùy vào mỗi nghiên cứu, tỷ lệ nam giới mắc hội chứng couvade khá nhiều - từ 10 đến 65%. Số lượng chính xác những người đàn ông trải qua những thay đổi này có thể không bao giờ được xác định bởi vì mặc dù nhiều người đàn ông phát triển các triệu chứng mang thai nhẹ,nhưng chỉ ít người phát triển các triệu chứng dữ dội nhất, nên chỉ có một phần nhỏ tìm kiếm đến các phương pháp can thiệp, chăm sóc y tế.
Hội chứng Couvade ở nơi nào đó
Các nhà nhân học và các nhà khoa học khác đã quan tâm đến các nghi thức xung quanh việc sinh con và làm cha mẹ mới trong các nền văn hoá trên thế giới.
Theo Leopoldo Villela, một nhà tâm lý học tại San Francisco chuyên về liệu pháp gia đình, "Những nghiên cứu tâm lý học đã thực hiện tại Toluca, Mexico trong những năm 1960 cho thấy ở một số cộng đồng bản địa, một số đàn ông quan tâm đến vai trò người bố tương lai của mình bằng cách thực hiện một nghi lễ trong đó ông được chùm vào trong váy của vợ mình, sau đó được dỗ dành và đung đưa trong khi anh ta cư xử như một đứa trẻ. Buổi lễ kết thúc bằng một bữa ăn tối, sau đó người đàn ông sẽ cảm thấy được chữa khỏi hội chứng này”
Villela cho biết ông đã chia sẻ thông tin này với những người cha Latino tương lai, những người đã đề cập đến cảm giác có những triệu chứng đó. Ho cho biết, việc hiểu rõ giúp họ cảm thấy tốt hơn và cuối cùng các triệu chứng sẽ biến mất.
Các triệu chứng phổ biến của hội chứng couvade
Đây là một số triệu chứng về thể chất mà những người đàn ông trải qua hội chứng couvade cảm thấy trong thời kỳ đầu mang thai của người bạn đời:
- Nôn mửa
- Chứng co thắt
- Buồn nôn
- Đau bụng
Đây là một số triệu chứng tâm lý mà nam giới gặp phải trong hội chứng couvade:
- Cáu gắt
- Thèm muốn
- Cảm giác ghen tị và lo lắng
- Căng thẳng về tương lai của em bé
- Tâm trạng lâng lâng
Điều trị hội chứng couvade
Các bác sĩ và các nhà tâm lý học đồng ý rằng các cặp vợ chồng nên nói chuyện thường xuyên về tương lai của con mình để xoa dịu nỗi lo lắng của những người đàn ông về việc trở thành cha mẹ. Họ khuyến khích nam giới đóng vai trò tích cực trong thời kỳ mang thai.
Nhà tâm lý học người Salvador, Melisa Villeda nói, "Giao tiếp giữa các cặp vợ chồng là chìa khóa, mỗi người phải thể hiện cách họ đang trải nghiệm trở thành cha mẹ, vì điều này chắc chắn sẽ thay đổi cuộc sống của họ và họ phải học cách đối phó với nó càng sớm càng tốt hoặc trợ giúp y tế là điều hết sức cần thiết vì nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, mỗi trường hợp phải được đánh giá và điều trị bằng liệu pháp hoặc thuốc để giảm bớt sự khó chịu".
Các chuyên gia đồng ý rằng cách điều trị hiệu quả nhất là làm cho người đàn ông cảm thấy mình là một phần tích cực và quan trọng của quá trình, dù bằng cách tham gia vào các lớp học tiền sản hay hỗ trợ trong quá trình sinh.
Điều quan trọng là các cặp vợ chồng, đặc biệt là những người cha tương lai phải biết rằng các triệu chứng của hội chứng couvade là có thật và một số lượng đáng kể nam giới có bạn tình đang mang thai trải qua tình trạng này. Dành thời gian chuẩn bị cho việc sinh con và vai trò làm cha mẹ sẽ giúp họ tránh được những cảm giác lo lắng và sợ hãi.
Tất cả các thuốc điều trị trầm cảm đều đi qua nhau thai và được tìm thấy trong cả dịch màng ối và sữa mẹ. Một số loại thuốc trầm cảm được coi là có nguy cơ, và các vấn đề có thể xảy ra, mặc dù khá hiếm.
Nhiều người thắc mắc các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?
Hầu hết các trường hợp mang thai đều không có biến chứng. Điều đó cho thấy, rất hữu ích khi biết được các vấn đề y tế nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều nhất đến những bà mẹ trong tương lai. Dưới đây là hướng dẫn cơ bản về 7 biến chứng thai kỳ phổ biến nhất:
Bị sạm da trong thai kỳ có bình thường không? Nguyên nhân gây sạm da là gì? Làm sao để tình trạng sạm da không nặng hơn trong thai kỳ? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Một số chất bổ sung và thuốc - cả dạng thuốc viên và thuốc tiêm tĩnh mạch - được coi là an toàn khi dùng để điều trị buồn nôn và nôn trong khi mang thai, mặc dù không phải tất cả đều hiệu quả.
- 1 trả lời
- 1166 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1230 lượt xem
Đang mang thai 8 tuần, em được tư vấn là sử dụng obimin để bổ sung sắt và canxi. Nhưng nếu chỉ dùng obimin thì việc bổ sung sắt và canxi chưa đủ nên em định uống obimin chung với elevit healthy baby hoặc xen kẽ được không ạ?
- 1 trả lời
- 736 lượt xem
Em đang có một bé gái 6 tuổi, hiện đã qua 2 lần sinh mổ. Bé thứ 2 được 25 tuần thì em bị tiểu đường, phải chích insulin sáng chiều và đến tuần 36 thì bé mất. Em có tiền sử bị tiểu đường như vậy, lần này nếu mang thai liệu có bị tiểu đường và sinh mổ lần nữa có sao không?
- 1 trả lời
- 641 lượt xem
Em có thai 24 tuần (song thai). Bình thường, em khám và chích ngừa tại phòng khám tư nhân ở gần nhà. Giờ, em muốn đăng kí khám thai tiếp theo tại Bv Phụ sản TW có được không? Đi khám cần mang theo những gì ạ?
- 1 trả lời
- 1169 lượt xem
Chồng em đang uống thuốc chống đông máu, gồm: sintrom, daflon, strolin. Vậy, trong thời gian này, bọn em có thể quan hệ để thụ thai được không ạ?