1

7 biến chứng thai kỳ cần theo dõi

Hầu hết các trường hợp mang thai đều không có biến chứng. Điều đó cho thấy, rất hữu ích khi biết được các vấn đề y tế nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều nhất đến những bà mẹ trong tương lai. Dưới đây là hướng dẫn cơ bản về 7 biến chứng thai kỳ phổ biến nhất:
7 biến chứng thai kỳ cần theo dõi 7 biến chứng thai kỳ cần theo dõi

Bác sĩ sẽ theo dõi các biến chứng này (và những biến chứng khác) trong suốt thai kỳ, bằng các khám nghiệm thể chất, xét nghiệm và siêu âm. Trong khi đó, bạn có thể giúp bác sĩ bằng cách đến tham dự tất cả các cuộc hẹn thăm khám thai và báo cáo cho họ bất kỳ triệu chứng nào gây phiền hà.

1. Sảy thai

Sẩy thai là sự mất con trong vòng 20 tuần đầu. Khoảng 10 đến 20% số trường hợp mang bầu được biết kết thúc với sẩy thai và hơn 80% sảy thai xảy ra trước 12 tuần. Hầu hết các thai kỳ bị sẩy trong 3 tháng đầu được cho là do bất thường nhiễm sắc thể trong trứng thụ tinh, ngăn không cho phôi phát triển.

Chảy máu âm đạo thường là dấu hiệu đầu tiên, vì vậy hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn nhận thấy vấn đề này. Nếu bác sĩ nghi ngờ sẩy thai, bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm để xem có chuyện gì đang xảy ra trong tử cung của bạn và có thể làm xét nghiệm máu.

2. Sinh non

Nếu bạn bắt đầu có các cơn co thắt đều đặn khiến cổ tử cung mở ra (giãn ra) hoặc mỏng đi (efface) trước khi đến tuần thai thứ 37, thì bà bầu đang ở giai đoạn sinh non hoặc sớm (đẻ non). Khi con sinh ra trước tuần thứ 37, nó được gọi là sinh non và trẻ sơ sinh được coi là non tháng.

Sinh non có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ hoặc thậm chí khiến em bé tử vong nếu điều đó xảy ra quá sớm. Trẻ càng trưởng thành khi chào đời, thì càng có khả năng sống sót và khỏe mạnh hơn.

3. Tiền sản giật

Tiền sản giật là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khoảng 5% phụ nữ có thai. Bạn được chẩn đoán bị tiền sản giật nếu có huyết áp cao và mức protein cao trong nước tiểu hoặc có những bất thường ở gan hoặc thận sau tuần thai thứ 20.

Hầu hết các bà bầu bị tiền sản giật sẽ phát triển các triệu chứng nhẹ gần ngày sinh nở, họ và con sẽ được chăm sóc cẩn thận. Nhưng tình trạng này có thể tiến triển nhanh chóng và chứng tiền sản giật nặng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan đồng thời gây ra những vấn đề nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tính ạng. Phụ nữ bị tiền sản giật nặng hoặc bệnh trở nên nghiêm trọng hơn cần phải sinh sớm.

4. Thiểu ối (nước ối ít)

Túi màng ối được làm đầy bởi chất dịch, bảo vệ và hỗ trợ em bé đang phát triển. Khi có quá ít dịch, thì được gọi là chứng ít ước ối. Khoảng 4% phụ nữ mang thai có mức nước ối thấp ở một số thời điểm trong thai kỳ, thường ở tam cá nguyệt thứ 3.

Nếu điều này xảy ra với bạn, bác sĩ sẽ theo dõi thai kỳ kỹ lưỡng để chắc chắn rằng thai nhi vẫn tiếp tục phát triển bình thường. Nếu bạn đang gần cuối thai kỳ thì sẽ được kích sinh.

5. Tiểu đường thai kỳ

Khoảng 2 đến 10% bà mẹ tương lai phát triển loại bệnh tiểu đường này. Mức này có vẻ không cao, nhưng vẫn phổ biến và đủ nghiêm trọng để các thai phụ cần thường xuyên được kiểm tra chỉ số đường huyết trong khoảng từ 24 đến 28 tuần thai.

Nếu mắc bệnh tiều đường thai kỳ bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ bởi nhà cung cấp dịch vụ y tế. Hầu hết phụ nữ có thể duy trì đường máu dưới mức kiểm soát bằng chế độ ăn uống và tập thể dục, duy trì sự khỏe mạnh cho thai nhi. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ nếu được kiểm soát kém có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho em bé.

Đối với bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, có thể có từ 25 đến 50% cơ hội phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong cuộc đời, mặc dù nguy cơ này có thể giảm đáng kể bằng cách duy trì cân nặng và lối sống lành mạnh.

6. Thai ngoài tử cung

Khi một trứng được thụ tinh nằm ở ngoài tử cung, đó gọi là có thai ngoài tử cung. Cứ 50 trường hợp mang thai lại có một trường hợp mang thai ngoài tử cung. Bởi vì phần lớn các trường hợp chửa ngoài tử cung xảy ra trong ống dẫn trứng, nên chúng thường được gọi là thai kỳ "ống dẫn trứng”.

Điều quan trọng là phải phát hiện ra tình trạng này vì phôi đang phát triển có thể làm vỡ ống dẫn trứng và gây chảy máu trong có thể dẫn đến tử vong cho bà bầu. Không có cách nào có thể cấy thai ngoài tử cung vào bên trong tử cung, do đó kết thúc thai kỳ là lựa chọn duy nhất.

7. Rau tiền đạo

Nếu bị nhau tiền đạo, nhau thai của bạn sẽ nằm ở vị trí thấp trong tử cung, bên cạnh hoặc che phủ toàn cổ tử cụng. Nhau tiền đạo thường không phải là vấn đề xảy ra sớm trong thai kỳ, nhưng nếu nhau thai ở vị trí thấp gây nguy hiểm khi thai kỳ phát triển thì nó có thể gây chảy máu, dẫn đến các biến chứng khác và có thể cần sinh non.

Vị trí của nhau thai sẽ được kiểm tra trong lần khám siêu âm giữa thai kỳ, nhưng chỉ một phần nhỏ phụ nữ bị nhau tiền đạo vẫn mắc tình trạng này khi sinh con ra. Cứ 200 ca sinh lại có 1 ca bị nhau tiền đạo. Những phụ nữ bị bệnh này sẽ buộc phải sinh mổ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: bien chung thai ky
Tin liên quan
Chứng lo âu trong thời kỳ mang thai
Chứng lo âu trong thời kỳ mang thai

Sự lo lắng trở thành vấn đề khi cảm xúc mạnh mẽ đến nỗi không biến mất hoặc bắt đầu can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu những suy nghĩ của bạn ngăn cản bạn làm những việc mà bạn thường làm, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc chứng rối loạn lo âu.

Các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?
Các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?

Nhiều người thắc mắc các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?

6 biện pháp lành mạnh đối phó với chứng thèm ăn khi mang bầu
6 biện pháp lành mạnh đối phó với chứng thèm ăn khi mang bầu

Nhiều phụ nữ khao khát được ăn các thực phẩm đặc biệt trong thời kỳ mang thai. Và một số có thể muốn ăn bông cải xanh, chuối hoặc bột yến mạch, thì hầu hết thường "bấn loạn" với những hình ảnh bánh quy, socola hay kem nhảy múa trong đầu.

Chứng sạm da khi mang thai và cách khắc phục
Chứng sạm da khi mang thai và cách khắc phục

Bị sạm da trong thai kỳ có bình thường không? Nguyên nhân gây sạm da là gì? Làm sao để tình trạng sạm da không nặng hơn trong thai kỳ? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Chứng ứ mật thai kỳ và cách điều trị
Chứng ứ mật thai kỳ và cách điều trị

Hãy cùng suckhoe123.vn tìm hiểu triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị ứ mật thai kỳ trong bài viết vô cùng bổ ích dưới đây!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Về cuối thai kỳ, đa ối có biến chứng thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  330 lượt xem

Đi khám thai 35 tuần, bác sĩ chẩn đoán em bị đa ối. Vậy, nguyên nhân và các biến chứng cuả đa ối là gì - Mong bs tư vấn cho em biết với ạ?

Mang song thai, khâu eo tử cung liệu có biến chứng?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1114 lượt xem

Năm ngoái, vợ em mang thai và sinh non ở tuần thai thứ 29, bé được 1,15 kg, nhưng không nuôi được. Giờ, vợ em đang mang song thai ở tuần thứ 12, với một bánh rau và hai buồng ối. Bs khám bảo: cổ tử cung vợ em hơi bị ngắn và yếu nên có thể khâu cổ tử cung. Nhưng vợ chồng về cân nhắc kỹ vì đôi khi, cũng có thể sảy ra biến chứng đấy. Hiện, vợ chồng em rất hoang mang. Mong nhận được lời khuyên của bs ạ?

Tôi đang có thai lần thứ hai nhưng không có triệu chứng gì, như vậy có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1155 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi đang có thai lần thứ hai nhưng không có triệu chứng gì, như vậy có bình thường không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Thuốc trị chứng ợ nóng nào an toàn cho thai phụ?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  628 lượt xem

- Bác sĩ có thể cho tôi biết thuốc trị chứng ợ nóng nào an toàn cho thai phụ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Quấn tảo biển nóng khi mang thai
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  654 lượt xem

Bác sĩ cho hỏi, sử dụng liệu pháp quấn tảo biển nóng để làm đẹp khi đang mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây